BlackBerry Messenger vs. iMessage
Hai ứng dụng có những nét tương đồng với nhau nhưng lại phù hợp với từng đối tượng người dùng riêng biệt: thích phức tạp hoặc yêu sự đơn giản.
Một trong những tính năng đáng quan tâm nhất của iOS 5 là iMessage, dịch vụ nhắn tin giữa các thiết bị sử dụng iOS với nhau. Đây được xem là câu trả lời của Apple cho BlackBerry Messenger (BBM), hệ thống nhắn tin của RIM. Cả hai chương trình đều không tính phụ phí sử dụng và không ảnh hưởng tới thói quen nhắn tin của người dùng.
BlackBerry Messenger (BBM)
Điều khiến BBM được đánh giá cao hơn iMessage là tính năng phong phú, được thiết kế là một ứng dụng riêng biệt với tin nhắn và thường cài sẵn trên các máy BlackBerry. Như vậy, BBM giống một dịch vụ tin nhắn nhanh có thể thêm liên lạc và danh bạ cũng như tạo nhóm, như Yahoo, GTalk hay MSN…
Ứng dụng cũng không giới hạn việc gửi bằng tin nhắn giữa các thành viên với nhau mà còn cho phép chia sẻ hình ảnh, lịch làm việc. BBM để người dùng cập nhật trạng thái, thay đổi hình đại diện như Facebook hoặc Twitter hay hiển thị bài hát đang nghe.
Không chỉ miễn phí, BBM còn đem đến cho người dùng rất nhiều tùy chỉnh và cài đặt khác nhau. Ảnh: Updatestatus
Đối với những máy chưa cài đặt sẵn, khách hàng có thể tạo một tài khoản để tải chương trình này từ App World, sau đó bắt đầu quá trình thêm bạn vào danh sách liên lạc: thông qua email để yêu cầu mã PIN hoặc nhập trực tiếp mã PIN vào ứng dụng. Trong trường hợp tên người cần thêm đã có trong danh bạ thì địa chỉ sẽ được cập nhật ngay vào BBM. Một cách khác là sử dụng các đoạn mã vạch (tương ứng với mã PIN của từng máy) để thêm tên liên lạc vào BBM. Bất kỳ cách làm nào cũng cần sự cho phép của người nhận lời mời trước khi tên liên lạc được hiển thị trong danh sách.
Các tin gửi và nhận trong BBM được thực hiện ngay khi có phản hồi. Người dùng có thể chọn chức năng “Ping contact” để làm rung thiết bị của người đang trò chuyện với mình, giống chức năng BUZZ trên Yahoo. Ngoài ra, BBM cũng có nhiều tùy chỉnh và chức năng khác như không giới hạn số ký tự, thay đổi tên trong danh bạ và sắp xếp thứ tự trò chuyện theo thời gian hoặc theo vần. Mạng của BBM và RIM luôn nổi tiếng về mã khóa và bảo mật, một điều kiện rất quan trọng của thiết bị cá nhân.
iMessage
Video đang HOT
iMessage của Apple không có nhiều tính năng như BBM của RIM, nhưng đó lại là lợi thế cho những người chưa có kinh nghiệm xử dụng, dễ làm quen hơn. Người dùng vẫn phải đăng nhập bằng tài khoản của Apple, tuy nhiên tài khoản này đã được thiết lập khi sử dụng điện thoại nên sẽ không cần phải nhập lần nữa vào iMessage. Thêm vào đó, iMessage chạy chung với ứng dụng tin nhắn nên việc cài thêm ứng dụng và cài đặt cũng không cần thiết, biết nhắn tin tức là biết dùng iMessage.
Dịch vụ iMessage của Apple hướng tới sự đơn giản và thuận tiện. Ảnh: Intomobile.
iMassage cũng không yêu cầu phải thêm tên liên lạc vào danh bạ. Ngay khi người dùng gõ tên hoặc số vào ô địa chỉ gửi, hệ thống sẽ tự động xác nhận iMessage và chuyển từ tin nhắn thường sang iMessage, kể cả khi liên lạc không có sẵn trong danh bạ thì quá trình thực hiện cũng được diễn ra như trên. Trường hợp duy nhất phải gửi lời mời nhập vào danh bạ là khi người được mời không sử dụng điện thoại mà là thiết bị iOS khác như iPad hay iPod Touch.
Giống như BBM, iMessage cũng có lựa chọn để nhận và đọc các tin báo gửi, đồng thời hiển thị thông tin phản hồi đang trả lời theo thời gian thực. Một đặc tính rất hay của iMessage là khách hàng có thể mở ứng dụng này trên iPad và tắt trên thiết bị khác, ví dụ như iPhone. Trình nhắn tin này cũng hỗ trợ nói chuyện theo nhóm và có email cũng như lựa chọn FaceTime nếu không muốn dùng tới iMessage. Nếu người dùng muốn gửi thông tin về địa điểm hay danh bạ thì phải thực hiện thông qua ứng dụng Bản đồ hoặc Danh bạ trong khi BBM cho phép chia sẻ trực tiếp trên ứng dụng. iMessage cũng có tính năng mã hóa như phần mềm của RIM.
Tổng kết
BBM phù hợp với những người thích một chương trình với nhiều tính năng và lựa chọn. Tuy nhiên, vì BBM là ứng dụng riêng biệt nên bị tách ra khỏi hệ thống nhắn tin thông thường, bắt buộc người dùng phải yêu cầu thêm tên liên lạc vào danh sách. Để sử dụng được BBM thì máy BlackBerry phải đăng ký sử dụng gói dịch vụ BIS hoặc BES do nhà mạng cung cấp, điều này còn tùy thuộc vào mỗi thị trường.
Trong khi đó, iMessage miễn phí và có thể đăng ký trên bất kỳ thiết bị chạy iOS 5. Ứng dụng này được xây dựng dựa trên cấu trúc tin nhắn vốn có tạo cảm giác gần gũi đến mức người dùng không thể biết mình đang gửi tin nhắn hay iMessage cho đến khi hệ thống tìm ra liệu người nhận có dùng chung chương trình hay không. iMessage đơn giản nên chỉ cần biết nhắn tin là biết sử dụng và dùng được trên tất cả các thiết bị iOS chứ không riêng điện thoại, có khả năng mở trên thiết bị này nhưng tắt từ thiết bị khác.
40 năm sau bức email đầu tiên: Đầy chông gai và thách thức
Email đang gặp 2 vấn đề lớn đó là nạn Spam và sự cạnh tranh quá gay gắt từ những công cụ giao tiếp khác đến từ mạng xã hội.
Thư điện tử đã trở thành công cụ thiết yếu cho hơn 1 tỷ người trên thế giới, email thay đổi cách thức con người giao tiếp, làm việc, mua sắm và cả phong cách sống. Chúng ta sử dụng email mỗi ngày nhưng ít ai trong số chúng ta biết rằng, cách đây 40 năm, cũng vào tháng 10 năm 1971 email đã chính thức ra đời.
Cội nguồn của email
Cũng giống như hầu hết các phát minh công nghệ khác, email cũng có gốc gác từ công nghệ quân sự. Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, chàng kĩ sư công nghệ Ray Tomlinson đang làm việc cho hãng Bolt, Beranek and Newman đã khai sinh ra email. Công việc Tomlinson liên quan đến việc kết nối các hệ thống mạng trong quân đội, dựa trên hệ thống mạng ARPANET (tiền thân của Internet ngày nay). (xem thêm: infographich về lịch sử email)
Ban đầu, cùng với những kinh nghiệm trong lĩnh vực này Tomlinson được phân công để cải tiến một chương trình với tên gọi SNDMSG, cho phép trao đổi thư điện tử giữa các người dùng khác nhau trên cùng một hệ thống máy tính. Tại thời điểm này thì máy tính vẫn còn khá cồng kềnh và giá cả rất đắt, bởi vậy ý tưởng mỗi người sở hữu một máy tính cá nhân là một điều không tưởng. Mãi đến tháng 10/1971, ông mới thực hiện được ý tưởng của mình là nâng cấp phần mềm, cho phép trao đổi thư điện tử giữa hai hệ thống máy tính khác nhau. Tomlinson cũng đã từng chia sẻ cảm xúc của mình về email đầu tiền trên tờ The Times vào năm 2008: "Tôi không thể nhớ chính xác được nội dung của thư điện tử đầu tiên mà tôi gửi đi là gì, đó có thể là dòng chữ "QWERTYUIOP" (toàn bộ chuỗi ký tự chữ cái trên dòng đầu tiên của bàn phím) hoặc bất cứ một thông điệp nào khác, khoảng cách giữa 2 máy tính được thử nghiệm lúc bấy giờ chỉ là 1 mét. Đó có thể là một khoảng cách rất nhỏ, nhưng là tiền đề cho một bước nhảy vọt cho loài người trong cách thức giao tiếp và trao đổi thông tin".
Bên cạnh sự ghi nhận về thành quả của ông trong việc sáng tạo một sản phẩm tuyệt vời email, thì kí tự @ được sử dụng rộng rãi trong địa chỉ email ngày nay cũng được ông lần đầu tiên sử dụng. Nhằm giúp người dùng có thể xác định được người gửi cũng như hệ thống mà họ sử dụng. Tom cảm thấy rằng ký tự @ là phù hợp nhất để tách biệt 2 thông tin trên.
Sự bùng nổ của thư điện tử email trên toàn cầu
Được ra đời từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70, nhưng phải đến thập kỷ 90 email mới thực sự tiếp cận được nhiều người dùng trên thế giới, nhờ sự ra đời của WWW (World Wide Web). Từ đây thư điện tử email bắt đầu "len lỏi" đến mọi ngõ ngách trên toàn thế giới.
Trở lại năm 2001, khi trường Quản lý và hệ thống thông tin SIMS tại UC Berkey đã đưa ra một thống kê rằng, tại thời điểm đấy có khoảng 31 tỷ email được gửi mỗi ngày. Nhưng đến năm 2008, con số này lại lên tới 170, tức là khoảng 2 triệu thư điện tử được gửi đi mỗi giây. Con số tăng trưởng này không dừng lại tại đây, khi chỉ 2 năm sau năm 2010, hãng Pingdom lại đưa ra số liệu rằng mỗi ngày có tới 294 tỷ email được gửi đi trên toàn thế giới. Và chắc chắn số lượng email được gửi đi mỗi ngày vẫn chưa dừng lại ở đây.
"Nỗi đau" mang tên Spam
Bên cạnh những tiện ích tuyệt vời của email ngày này, thì người dùng vẫn còn những trăn trở với thư rác Spam. Sự khó chịu với các thư điện tử vô bổ thường được gửi đi một cách vô tội vạ, người nhận luôn là một danh sách rất dài được gửi đi từ các cá nhân hay các nhóm người, chất lượng của các thư này thường rất thấp và đôi khi còn lừa đảo người dùng.
Hãng nghiên cứu Nucleus cho hay, chỉ trong năm 2007 trung bình mỗi công ty thiệt hại 712$ trên mỗi nhân viên, chỉ bởi tốn thời gian trong việc xóa email spam và chi phí phải bỏ ra cho công nghệ anti-spam (lọc bỏ và ngăn chặn thư spam). Tờ The Times cũng cho hay tính trung bình mỗi nhân viên công sở, phải sử dụng 49 phút mỗi ngày chỉ để sắp xếp lại hòm thư của họ, và kiểm tra email 30 đến 40 lần mỗi giờ.
Một điều nhức nhối hiện nay là mà Pingdom vừa công bố, là trong số 294 tỷ email được gửi đi trên toàn thế giới trong năm 2010 thì có tới 89,1% là spam. Chiếm phần lớn trong tổng số email này, và đang có dấu hiệu ngày càng tăng lên khi các doanh nghiệp có xu hướng quảng cáo qua email. Cũng như bọn tội phạm công nghệ cũng sử dụng email để phát tán virus và lừa đảo người nhận cả tin. Người dùng hộp thư email giờ đây luôn có cảm giác như thể bị "tra tấn" mỗi ngày bởi thư quảng cáo điện tử. Có khi nào người dùng chán nản, bỏ email sang một công cụ khác như mạng xã hội Facebook, Twitter, hay Google hay không?
Email, Social Media, cơ hội và thách thức?
Phải thừa nhận rằng email vẫn đã và đang tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến cộng đồng người dùng internet hiện nay. Nhưng dường như với những rắc rối từ Spam, người dùng đang có xu hướng tìm đến những công cụ trao đổi giao tiếp khác, thoải mái và nhanh chóng hơn như mạng xã hội. Theo các tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên rất ưa chuộng sử dụng công cụ tin nhắn của Facebook và BBM BlackBerry Messenger hơn thư điện tử rất nhiều. Số liệu từ Comscore cho hay trong năm 2010, số lượng email ở Mỹ giảm 8%, khoảng 59% người dùng internet có độ tuổi từ 12 đến 17 bỏ email sang mạng xã hội.
Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook cũng đã đưa ra những lý giải tại sao những người trẻ tuổi lại ưa thích họ hơn email: "Những người dùng ở lứa tuổi học sinh, họ không muốn sử dụng email, thay vào đó là những công cụ khác "nhẹ nhàng" hơn như SMS hay IM. Bởi vậy với nền tảng được Facebook xây dựng, các thành viên sẽ cả thấy nhanh chóng, tiện lợi và quan trọng là thoải mái hơn". Bên cạnh đó Facebook cũng không ngừng cải tiến, giúp người dùng có thể liên lạc qua cả 3 cách thức email, SMS, Facebook IM (trình tin nhắn nhanh) trên mạng xã hội này.
Nhưng dù gì, với 750 triệu thành viên Facebook cũng như các mạng xã hội khác cũng còn quá khó để đánh bại cả hệ thống email đã tồn tại tới 40 năm, với hơn 1 tỷ người dùng tâm huyết. Chắc chắn rằng ngày tận thế của thư điện tử vẫn sẽ còn rất xa, một lần nữa chúc mừng sinh nhật thư điện tử Email!
Theo ICTnew
Dịch vụ email BlackBerry bị sập trên diện rộng Ngày 10/10, người dùng BlackBerry tại châu Âu, Trung Đông, châu Phi và Ấn Độ đã không thể sử dụng dịch vụ email và BlackBerry Messenger trong vài giờ. Ả nhminh họa. (Nguồn: Internet) Sự cố mới nhất này lại tiếp tục làm dấy lên mối lo ngại về khả năng cạnh tranh dịch vụ giảm sút của nhà cung cấp RIM. Không...