BlackBerry đối diện tương lai ảm đạm
BlackBerry 10 được kỳ vọng sẽ giúp công ty Canada lội ngược dòng trong năm 2013, thế nhưng chỉ có 2,7 triệu máy chạy nền tảng này được tiêu thụ trong quý tài chính đầu tiên kết thúc vào 1/6.
“Chẳng còn lời bào chữa nào cho BlackBerry. Dòng smartphone mới của họ đơn giản không phải một cú hit”, trang CNN nhận xét về kết quả kinh doanh của hãng này.
Con số 2,7 triệu điện thoại thấp hơn 1 triệu so với kỳ vọng của các nhà phân tích. Nhìn sang các đối thủ đến từ châu Á, Samsung Galaxy S4 đạt 10 triệu máy còn HTC One bán ra 5 triệu máy chỉ sau 1 tháng. Cổ phiếu BlackBerry giảm tới 28% sau khi báo cáo được công bố cuối tuần qua.
BlackBerry có những tín đồ trung thành, nhưng họ vẫn tiếp tục lỗ sau khi đã tung ra nền tảng mới.
HTC, Nokia và BlackBerry cùng đang chật vật khẳng định vị trí của mình trên thị trường smartphone. HTC đã tạo được dấu ấn nhất định với mẫu One dù sản phẩm này không đủ giữ chân một loạt nhân vật quan trọng của hãng Đài Loan. Nokia vẫn đang đều đặn tung ra các smartphone thuộc dòng Lumia nhưng chưa có phiên bản nào thực sự bùng nổ để tạo bước ngoặt cho sự vươn lên của “cựu vương”. Trong khi đó, BlackBerry lại đặt cược vào BlackBerry 10 với hy vọng nền tảng hoàn toàn mới sẽ giúp họ lấy lại ánh hào quang đã mất.
Thế nhưng, trong quý vừa qua, họ đã lỗ 84 triệu USD dù bán được tổng cộng 6,8 triệu máy (thiết bị BlackBerry 10 chỉ chiếm 40%). Một loạt nguyên nhân đã được chỉ ra là sự chậm trễ xuất hiện của Q10 (một trong hai sản phẩm được công bố từ đầu năm nhưng chỉ có Z10 được bán sớm), không có những chiến dịch quảng bá rầm rộ để khiến người tiêu dùng nhớ tới, hệ sinh thái chưa đủ mạnh…
Trước đó, Microsoft khẳng định Windows Phone đang yên vị ở ngôi thứ ba về hệ điều hành di động (sau Android và iOS) và không cảm thấy lo ngại BlackBerry 10.
Video đang HOT
Theo VNE
Thị trường smartphone tìm lại "sức bật"
Thị trường di động từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 đã có dấu hiệu phục hồi sau gần nửa năm "đóng băng" vì nền kinh tế suy yếu. Galaxy S4 và HTC One là hai mẫu điện thoại được cho là đã "tăng vị" cho thị trường trong 1 tháng nay.
Samsung Galaxy S4 và HTC One là 2 smartphone chủ đạo trên thị trường di động hiện nay.
Smartphone cao cấp "kéo" thị trường
Khảo sát thị trường di động tại Hà Nội và TPHCM nhận thấy nhu cầu người dùng đã bắt đầu mạnh lên sau khi một loạt "siêu phẩm" đình đám từ các hãng được tung ra thị trường, như Samsung Galaxy S4, HTC One, Sony Xperia Z và LG Optimous G.
Nếu như 3 tháng đầu năm nay, kể từ sau Tết Nguyên Đán, thị trường di động, đặc biệt là phân khúc smartphone đã "đóng băng" do tâm lý tiêu dùng của người dùng đã bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế, cùng lúc đó là tâm lý chờ đợi các smartphone chủ lực từ các hãng lớn thì đến thời điểm này, những khách hàng có nhu cầu mua mới điện thoại hoặc nâng cấp smartphone mới đều đã "mở hầu bao" để chọn cho mình một sản phẩm.
Theo ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc chuỗi siêu thị điện thoại cao cấp Mai Nguyên tại TPHCM, cho biết Galaxy S4 và HTC One đang là hai mẫu điện thoại bán chạy nhất tại cửa hàng. Trong khi Galaxy S4 luôn trong tình trạng dồi dào nguồn cung thì mẫu điện thoại HTC One do đã nhận được sự đánh giá tích cực nên số lượng người mua sản phẩm này đã vượt quá khả năng cung ứng của hãng di động Đài Loan và 3 nhà phân phối.
Trong khi đó, tham khảo tại các cửa hàng di động tại Thái Hà cũng ghi nhận số lượng khách hàng trong gần 1 tháng nay đã tăng lên đáng kể do có sự xuất hiện của Galaxy S4 và HTC One.
Theo đại diện một cửa hàng di động tại Thái Hà, Galaxy S4 là dòng điện thoại bán nhất tại cửa hàng trong thời điểm này và tiếp đó là HTC One. Mặc dù không tiết lộ về doanh số bán hàng của hai smartphone đình đám này nhưng đại diện cửa hàng này cho biết Galaxy S4 vẫn bán chạy đúng như dự đoán do các hoạt động truyền thông và marketing mạnh mẽ của Samsung và các nhà phân phối. Trong khi đó, các siêu thị di động và điện máy đang rơi vào tình trạng khan hàng của HTC One phiên bản màu bạc.
Nhiều đại lý đã niêm yết thông báo hiện tại chỉ còn HTC One màu đen, phiên bản màu bạc đã cháy hàng. Các cửa hàng đều cho biết những khách hàng có nhu cầu mua bản màu bạc thì phải đặt trước tại cửa hàng và khi nào có máy sẽ được thông báo để đến nhận hàng.
Trong khi đó, tại chuỗi siêu thị Thế Giới Di Động, Galaxy S4 đã có lượng tiêu thụ ấn tượng, với hơn 2.000 máy bán ra chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng. Trước đó, Samsung đã công bố cán mốc 10 triệu máy bán ra trên toàn cầu.
Cũng được đánh giá thuộc hàng "siêu phẩm", nhưng các dòng Sony Xperia Z, BlackBerry 10 và LG Optimous G rơi vào tình trạng bán "ì ạch" vì giá bán quá cao - Sony Xperia Z có giá niêm yết là 16,5 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mức giá 15,9 triệu đồng của hai dòng HTC One và Galaxy S4. Một nguyên nhân nữa theo các đại lý bán lẻ cho rằng, các chương trình khuyến mãi đi kèm cho các sản phẩm này cũng không đủ hấp dẫn để lôi kéo người tiêu dùng.
Đối với phân khúc smartphone giá rẻ, Nokia Lumia 520 và Lumia 620 chạy hệ điều hành Windows Phone 8 với giá bán 3,8 triệu đồng và 5,4 triệu đồng là hai mẫu điện thoại "trùm" vì những khách hàng chỉ có ngân sách từ 3-5 triệu đồng sẽ lựa chọn một trong hai sản phẩm này. Trong khi đó, phân khúc tầm trung, điện thoại Galaxy Grand 2 SIM của Samsung cũng là sản phẩm bán chạy nhất trong tầm giá 8 triệu đồng.
Mạnh tay với nạn phá giá
Trong 4 tháng đầu năm nay, do sức mua kém, thị trường đóng băng, các nhà sản xuất di động đã phải chứng kiến một cuộc đua "phá giá" từ các nhà bán lẻ. Trong bài viết Thị trường smartphone cao cấp hỗn loạn vì phá giá, Dân trí đã phản ánh về một bức tranh khá kỳ cục trên thị trường di động cao cấp khi cuộc cạnh tranh lôi kéo khách hàng không phải đến từ các nhà sản xuất, mà lại là cuộc chạy đua của chính các siêu thị, các đại lý. Các nhà bán lẻ bị lún sâu vào cơn lốc phá giá những dòng smartphone cao cấp nhằm tranh giành khách hàng.
Những mẫu di động cao cấp đều bị hạ giá "thẳng tay" từ 3-4 triệu đồng so với giá niêm yết.
Có vẻ như cuộc chạy đua này không làm hài lòng các nhà sản xuất di động. Theo một số đại lý kinh doanh di động, hiện tại thị trường đã đi vào ổn định, gần như không còn việc bán phá giá như đầu năm nay.
Được biết nguyên nhân là do các nhà sản xuất đã kiểm soát trở lại các hoạt động kinh doanh của đại lý và các nhà phân phối, đặc biệt là với các sản phẩm cao cấp mới ra mắt, như Galaxy S4, HTC One, Xperia Z.
"Tối hậu thư" của các nhà sản xuất đối với những đại lý là phải bán sản phẩm đúng với giá niêm yết, có thể tặng quà khuyến mãi đi kèm nhưng không được phá giá.
Các đại lý cho biết họ đã nhận được cảnh cáo từ các nhà sản xuất nếu phá giá hãng sẽ ngừng cấp hàng, và không trả chiết khấu cho doanh số bán hàng.
Khảo sát trên các trang web của nhiều đại lý kinh doanh di động có thể thấy giá bán các điện thoại mới bán ra thị trường đều được niêm yết giá đúng với giá chính hãng. Tuy nhiên, tại những cửa hàng nhỏ lẻ giá bán của Galaxy S4 được chào bán thấp hơn giá chính hãng. Đối với những cửa hàng này, việc bán giá thấp hơn quy định có lẽ không bị ảnh hưởng bởi nguồn nhập máy của họ không phải trực tiếp từ các hãng hay các nhà phân phối trực tiếp nên sẽ không bị áp lực về việc cấm bán phá giá.
Theo Dân Trí
Máy tính bảng PlayBook không được lên BlackBerry 10 Thorsten Heins, CEO của BlackBerry, xác nhận hãng sẽ không cập nhật hệ điều hành mới cho mẫu tablet duy nhất của mình do sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Quyết định này được đưa ra sau khi BlackBerry thử nghiệm phiên bản hệ điều hành mới nhất trên PlayBook trong một thời gian dài. Theo Slashgear, quyết định...