Bkav ra mắt kho phần mềm miễn phí
Công ty An ninh mạng Bkav sẽ cho phép khách hàng tải phần mềm diệt virus, phần mềm nghe nhạc, xem phim, nghe nhạc tại địa chỉ Khophanmem.vn.
Chính sách tải miễn phí này cũng được Bkav áp dụng đối với các tiện ích thiết yếu cho máy tính khác như bộ gõ tiếng Việt, từ điển, ứng dụng nghe nhạc, xem phim, phần mềm bảo mật, phần mềm học tập, tiện ích hệ thống…
Hãng cho biết hiện nay nhiều người khi mua máy mới hoặc cài đặt lại hệ điều hành đều phải mất nhiều thời gian, thậm chí đến vài tuần để tìm kiếm ở nhiều nguồn khác nhau mới có thể tập hợp đủ các phần mềm quen dùng trước đó. Chưa kể trong quá trình tìm kiếm và download phần mềm trên mạng, nhiều người vô tình tải nhầm phần mềm đã bị cài mã độc.
Vì vậy Bkav đã tập trung giải quyết vấn đề này bằng Khophanmem.vn. Toàn bộ ứng dụng tại kho phần mềm đã được chọn lọc kỹ lưỡng với quy trình kiểm duyệt an ninh nghiêm ngặt của Bkav, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tải về.
“Kho phần mềm là địa chỉ tập hợp tất cả các phần mềm miễn phí, thiết yếu và có thể tải về an toàn. Chúng tôi đã đưa vào đây những ứng dụng tốt nhất được chọn lựa kỹ lưỡng. Với sản phẩm này thì chỉ cần vài chục phút là người dùng đã có thể tải về tất cả tiện ích cần thiết thay vì tốn công nhiều ngày tìm kiếm”, ông Nguyễn Tử Hoàng, Phó chủ tịch phụ trách Phần mềm Bkav cho biết.
Bkav cũng đặt ra tiêu chí cho kho phần mềm là “Phần mềm chọn lọc” vì hiện tại có nhiều địa chỉ để tải phần mềm, nhưng số lượng ứng dụng ở đó quá nhiều và không được chọn lọc khiến người sử dụng dễ bị “lạc” và khá vất vả để tìm được những thứ mình cần.
Với Khophanmem.vn, người dùng có thể dễ dàng tìm ngay được phần mềm quen dùng. Đặc biệt, ứng dụng cài đặt phần mềm tự động Bkav AutoInstaller được tích hợp sẵn trên Khophanmem.vn sẽ giúp người sử dụng cài đặt các phần mềm dễ dàng, nhanh chóng.
Video đang HOT
Nếu không biết cách cài đặt, chỉ cần tick chọn các phần mềm mong muốn trên Khophanmem.vn và Bkav AutoInstaller sẽ cài các phần mềm đó một cách hoàn toàn tự động mà người dùng không phải làm thêm bất kỳ thao tác nào khác. Ngoài phiên bản dành cho máy tính, Bkav cũng cung cấp Khophanmem.vn phiên bản dành cho di động.
Bkav là công ty hoạt động theo mô hình tập đoàn công nghệ trong các lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm, chính phủ điện tử, nhà sản xuất các thiết bị điện tử thông minh và cung cấp dịch vụ Cloud Computing. Công ty nằm trong Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn. Bkav là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách các công ty hấp dẫn (Cool Vendors) tại các thị trường mới nổi trên toàn cầu do Gartner công bố.
Theo VNE
Chip gián điệp Trung Quốc được gắn vào ấm nước, bàn là như thế nào?
Chip gián điệp được đặt vào vị trí nào của ấm nước/bàn là Trung Quốc? Cách phát hiện chúng như thế nào? Tại sao Trung Quốc lại lựa chọn ấm nước, bàn là mà không phải là các đồ hi-tech khác? Tất cả sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Trong những ngày vừa qua dư luận đang hết sức xôn xao về vụ việc một số mẫu ấm đun nước, bàn là và phát hiện "từ 20 tới 30 mảnh vi mạch "gián điệp" trong thiết bị gia dụng Trung Quốc có khả năng khai thác mạng Wi-Fi không cài password (mật khẩu) ở phạm vi "lên tới 200 m", sau đó phát tán malware và "gửi dữ liệu tới máy chủ nước ngoài". Nguồn tin được dẫn bởi Đài truyền hình quốc gia của Nga nên độ xác thực là hoàn toàn có căn cứ.
Con chip được lấy ra từ bàn là. Ảnh cắt từ clip của kênh truyền hình Rossiya 24 - Nga
Chưa có dịp kiểm chứng độ xác thực của thông tin kể trên nhưng theo ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, thì việc gắn chip lên các đồ gia dụng kể trên là hoàn toàn có thể xảy ra. "Một thiết bị gián điệp thông thường nếu chỉ gắn ở những bề mặt như gầm bàn, tường nhà... thì cũng chỉ duy trì hoạt động trong khoảng từ 2-3 ngày.
Trong khi đó các đồ gia dụng như ấm nước hoặc bàn là - vốn là những vật dụng chỉ sử dụng được khi cắm điện, và mỗi khi các vật dụng này cắm điện nó sẽ truyền nguồn năng lượng và duy trì nguồn năng lượng để "nuôi" các con chip gián điệp, nhờ đó con chip sẽ có tuổi thọ cao hơn", ông Đức cho biết.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng Bkav.
Những con chip nguy hiểm này có thể được gắn vào vị trí nào trên ấm nước/bàn? Ông Đức cho rằng chắc chắn những con chip này sẽ không thể gắn ở những vị trí quá nóng như là phần tiếp xúc của bàn là hoặc phần vòi của ấm đun nước. Chỗ để gắn chip lý tưởng có thể là vị trí tay cầm hoặc phần đế của ấm nước hoặc bàn là, những nơi ít nhận nhiệt độ nhất. Ngoài ra vì đây là những vật dụng được đặt ở những vị trí cần thiết rất "đắc địa" là trung tâm của phòng họp, phòng khách nên sẽ dễ dàng thực hiện việc nghe lén.
Ông Đức cũng chia sẻ phán đoán về cách thức các con chip gián điệp này truyền thông tin ra ngoài. Đó là sử dụng kết nối Wi-Fi, 3G hoặc phát sóng radio. Với cách thứ nhất con chip sẽ dò access point của các router Wi-Fi công cộng không cài password để kết nối, sau đó nó sẽ tiếp tục lấy thông tin từ các thiết bị khác đang kết nối chung với mạng WiFi (sniff).
Tuy nhiên nếu router Wi-Fi có cài mật khẩu và sử dụng chuẩn bảo mật WPA và WPA2 thì việc đánh cắp mật khẩu để kết nối vào Wi-Fi là điều gần như không thể làm được. Hơn nữa việc kết nối trái phép qua Wi-Fi đều có thể bị phát hiện nhờ các tiện ích quản lý các kết nối vào router như Wireless Network Watcher, Zamzom... hoặc các phần mềm đi kèm theo router.
Mạng Wifi cá nhân sẽ giúp các chip gián điệp gửi các thông tin ra bên ngoài.
Trường hợp con chip gián điệp sử dụng sóng 3G để truyền tín hiệu sẽ nguy hiểm hơn. Với phương thức này tín hiệu sẽ rất khó bị phát hiện bởi nó hoàn toàn độc lập và gần như không thể bị ngăn chặn so với kiểu "câu" trộm Wi-Fi. Nếu dùng 3G thì thiết bị sẽ không bị giới hạn bởi không gian và thời gian (trong khi nếu kết nối Wi-Fi thì thiết bị bắt buộc phải được đặt không quá xa so với bộ phát Wi-Fi và router phải bật thì mới kết nối).
Giao thức kết nối bằng dải sóng radio cũng khó bị phát hiện nhưng chúng có nhược điểm là chỉ có thể gửi tín hiệu trong một khoảng không gian cho phép và dễ bị "dò" ra bằng đài FM hoặc chức năng nghe radio trên điện thoại di động.
Vậy làm thế nào để phát hiện ra những con chip này? Tin tức ban đầu trên báo The Register của Anh đưa ra nhận định là những chip này sẽ được gắn trong các lô hàng có trọng lượng nặng hơn bình thường.
Tuy nhiên ông Nguyễn Minh Đức lại bác bỏ giả thuyết này: "Rất khó để xác định ấm nước/bàn là có chứa chip gián điệp mà chỉ dựa vào trọng lượng của chúng. Bởi một con chip baseband Wi-Fi/3G có kích thước rất nhỏ, ngay cả khi nó được gắn thêm các thiết bị PCB Transformer (thiết bị dùng để chuyển đổi đổi nguồn điện 220v của Nga sang nguồn năng lượng phù hợp để chip hoạt động được) thì trọng lượng của chúng chỉ khoảng vài gram và không đủ "nặng" để tạo ra sự khác biệt về trọng lượng cho vật chủ".
Kích thước và trọng lượng nhẹ khiến các con chip Wi-Fi/3G rất khó bị phát hiện.
Vụ việc chip gián điệp gắn trong ấm nước/bàn là có xuất xứ Trung Quốc một lần nữa lại làm dấy lên những mối lo ngại về đến sự an toàn của các thông tin cá nhân. Điều đáng lo ngại hơn là khi nó được bọn tội phạm sử dụng với ý đồ xấu sẽ đe dọa, xâm hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó không loại trừ xâm phạm đến các lợi ích quốc gia, tình báo công nghiệp. Tuy vậy, việc giám sát những thiết bị ngoài luồng này lại thực sự rất khó khăn với cơ quan chức năng.
Theo VnReview
Đã có giải pháp chặn các cuộc gọi nhỡ lừa đảo Trong khoảng một tuần trở lại đây, vấn nạn lừa đảo cước điện thoại di động qua các cuộc gọi nhỡ xuất hiện với tần suất dầy đặc, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Chiều ngày 27/2/2013, Công ty An ninh mạng Bkav cho biết đã thành công trong việc chặn các cuộc gọi nhỡ lừa đảo. Các cuộc gọi nhỡ...