Bkav: “Công bố tỉ lệ nhiễm vi rút cao chỉ là chiêu marketing của Microsoft”
Đó là khẳng định của ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav tại buổi ra mắt loạt sản phẩm an ninh mạng 2014 vừa diễn ra sáng nay, 26/11/2013 ở Hà Nội.
Cách đây hơn 1 tuần, tại hội thảo về an ninh mạng diễn ra ở trụ sở Bộ TT&TT, đại diện Microsoft đã đưa ra con số đáng giật mình: cứ quét 1.000 máy tính chạy trên nền tảng Microsoft thì số lượng máy tính có phần mềm độc hại tại Việt Nam tính theo 4 mốc thời điểm: quý 3/2012 – quý 4/2012 – quý 1/2013 – quý 2/2013 là 16,9 – 16,9 – 17 – 18,9. Những con số này cao gấp 3 tỉ lệ trung bình của thế giới là 5,3 – 6 – 6,3 – 5,8.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav. Ảnh: X.B.
Video đang HOT
Chia sẻ về vấn đề trên, ông Vũ Ngọc Sơn nhận xét: “Việc Microsoft công bố Việt Nam có tỉ lệ máy tính nhiễm vi rút cao chỉ là chiêu marketing. Tôi hình dung Microsoft đi đến nước nào cũng nói là nước đó có tỉ lệ nhiễm vi rút thuộc loại cao. Với mục đích bán được phần mềm, Microsoft thường đưa vấn đề vi rút lên đầu với thông điệp không có bản quyền thì nhiễm vi rút”.
Cũng theo ông Vũ Ngọc Sơn, “Cách đây không lâu, Microsoft đưa ra thông báo tỉ lệ lớn máy tính bán sẵn ở Việt Nam bị nhiễm vi rút (Microsoft cho biết, vừa mua 41 máy tính tại Việt Nam thì có 38 ổ cứng bị nhiễm mã độc – PV) nhưng tôi băn khoăn không hiểu Microsoft đưa ra con số thống kê đó dựa vào những khảo sát nào bởi Microsoft không hề công bố họ khảo sát ở cửa hàng máy tính nào. Nếu ở Trần Anh, Phúc Anh… thì không thể có chuyện lây nhiễm nhiều như vậy. Không hiểu họ có đến đó không hay chỉ đến các cửa hàng nhỏ lẻ như ở đường Lê Thanh Nghị, nơi có tỉ lệ cài đặt từ đĩa lậu rất lớn”.
Không thừa nhận tỉ lệ lây nhiễm vi rút mà Microsoft công bố song vị lãnh đạo Bkav này cũng khuyến nghị với người dùng máy tính, di động và mạng Internet tại Việt Nam về việc vi rút máy tính ngày càng trở nên đáng lo ngại. Trong năm qua, hệ thống giám sát vi rút của Bkav đã thu thập tới 273 triệu vi rút mới; Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Bkav cũng xử lí, thu thập trên 5,1 triệu email và hơn 2 triệu cuộc gọi liên quan đến vi rút máy tính.
Theo ICTnews
RIAV tố cáo các trang nhạc online vi phạm bản quyền
Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) vừa có công văn gửi đến Bộ VH-TT-DL, Bộ TT&TT và Cục Bản quyền Tác giả để tố cáo các đơn vị đã vi phạm bản quyền khi sử dụng bất hợp pháp các nội dung trong kho nhạc của RIAV.
RIAV tố cáo Công ty CP Trực tuyến 24h, Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) và Công ty Cổ phần NCT (nhaccuatui) đã ngang nhiên sử dụng bất hợp pháp các nội dung trong kho nhạc hơn 40.000 bài hát của RIAV.
Một album RIAV cho là vi phạm bản quyền của mình.
Theo công văn, RIAV cho đến tháng 7/2013, hợp đồng bản quyền sử dụng các bản thu âm mà RIAV bảo vệ quyền lợi trên các trang http://nhacvui.vn, http://nhacso.net, http://nhaccuatui.com, thuộc các công ty trên đã kết thúc. Kể từ đó, hiệp hội này đã rất tích cực trong việc đàm phán với các công ty trên đển tiếp tục hợp tác và kí kết hợp đồng mới. Nhưng, cũng theo công văn, các công ty sở hữu các trang nghe nhạc online trên đều thiếu nhiệt tình và bày tỏ ý không muốn sử dụng kho nhạc của RIAV trên các trang nghe nhạc này. Vì thế, RIAV đã đề nghị các trang nghe nhạc gỡ bỏ tất cả các bài hát thuộc mình quản lí khỏi trang thế nhưng đến giờ, vẫn chưa có động thái nào về việc gỡ bỏ nhạc vi phạm bản quyền được diễn ra. RIAV cũng đề nghị các cơ quan chức năng thanh kiểm tra để xử lí nội dung vi phạm bản quyền theo pháp luật.
Trong danh sách các bài hát vi phạm bản quyền do RIAV liệt kê, có khá nhiều bài hát của các nhạc sĩ lớp trước như Lam Phương, Trịnh Công Sơn, Vũ Đức Sao Biển... cho đến các nhạc sĩ trẻ như Duy Mạnh, Hoài An... về ca sĩ cũng trải rộng khắp các dòng nhạc như Elvis Phương, Hương Lan, Bảo Yến, Phi Nhung, Ngọc Sơn, Đan Trường, Kasim Hoàng Vũ... Vì thế, vụ việc này nếu xảy ra có thể ảnh hưởng đến khá đông người nghe nhạc online với các gu nhạc khác nhau.
Theo TGS
FPT ký thỏa thuận sử dụng phần mềm của Microsoft Theo Thỏa thuận hợp tác doanh nghiệp (EA) ký với Microsoft, FPT sẽ triển khai các giải pháp gồm Microsoft Office, Windows Server, SQL Server và System Center và nhiều sản phẩm năng suất khác của tập đoàn phần mềm này... Ngoài việc cấp phép sử dụng phần mềm Microsoft, thỏa thuận còn đi kèm các hỗ trợ thông qua chính sách thương...