[BizDEAL] Hai quỹ ETF VanEck Vectors Vietnam và FTSE Vietnam sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục trong tuần tới
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sau kỳ cơ cấu quý III trong danh mục VNM ETF chỉ còn 64,38%, thấp hơn 3,09% so với kỳ cơ cấu trước (67,47%).
Ảnh minh họa.
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục VNM ETF giảm xuống 64,38% trong kỳ review quý III
MV Index Solutions mới đây đã công bố kết quả cơ cấu định kỳ quý III năm 2020 của chỉ số MVIS Vietnam Index – chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF).
Theo đó, MVIS Vietnam Index đã không thêm mới hay loại bớt cổ phiếu Việt Nam nào khỏi danh mục trong kỳ cơ cấu này và vẫn giữ nguyên số lượng ở con số 15. Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sau kỳ cơ cấu quý III chỉ còn 64,38%, thấp hơn 3,09% so với kỳ cơ cấu trước (67,47%), nhưng nhỉnh hơn đôi chút so với tỷ trọng ngày 12/9 là 63,52%.
Trong kỳ cơ cấu này, VIC là cổ phiếu được VNM ETF mua vào nhiều nhất với 2,9 triệu USD, tiếp theo lần lượt là VNM (1,32 triệu USD), VHM, VCB (1,24 triệu USD)…Ở chiều ngược lại, cái tên bị bán ròng mạnh nhất là POW (0,89 triệu USD), TCH (0,74 triệu USD)…
Trong tuần trước, FTSE Vietnam Index đã thông báo danh mục quý III với việc thêm mới GEX. Theo ước tính, FTSE Vietnam ETF sẽ mua vào khoảng 2,6 triệu cổ phiếu GEX trong kỳ cơ cấu này.
Cả 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF sẽ hoàn tất việc cơ cấu danh mục trong tuần giao dịch tiếp theo (14 – 18/9).
Gelex điều chỉnh tăng giá chào mua công khai cổ phần Viglacera thêm 21%
Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex – mã GEX) đã quyết định tăng giá chào mua công khai cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
Theo đó, giá chào mua công khai cổ phiếu VGC được điều chỉnh tăng từ 17.700 đồng/cổ phiếu lên 21.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức điều chỉnh tăng 21,5%. Việc tăng giá chào mua công khai áp dụng cho tất cả các cổ đông Viglacera, kể cả các cổ đông đã đăng ký bán cổ phiếu VGC cho Gelex.
Video đang HOT
Trước đó Gelex chào mua công khai 95 triệu cổ phiếu VGC với giá 17.700 đồng/cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 26/8 đến 25/9/2020. Thời điểm đó cổ phiếu VGC giao dịch trên thị trường quanh mức 22.350 đồng/cổ phiếu – cao hơn nhiều so với giá chào mua công khai. Còn hiện tại, giá cổ phiếu VGC đã giảm nhẹ về mức 21.700 đồng/cổ phiếu, gần tiệm cận với giá chào mua công khai của Gelex.
Liên quan đến giao dịch cổ phiếu VGC, CTCP Quản lý quỹ đầu tư Đỏ vừa thông báo đã hoàn tất bán bán ra hơn 5 triệu cổ phiếu VGC đăng ký bán trước đó sau nhiều lần không thực hiện được. Giao dịch thực hiện ngày 9/9/2020.
Nước Thủ Dầu Một đăng ký mua thêm 14 triệu cổ phần Biwase nhằm đảm bảo tỷ lệ sở hữu
CTCP Nước Thủ Dầu Một (mã TDM) đã đăng ký mua thêm gần 14,44 triệu cổ phiếu BWE của CTCP Nước và Môi trường Bình Dương để cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận, khớp lệnh và qua đấu giá công khai từ 11/9 đến 10/10/2020.
Hiện Nước Thủ Dầu Một đang sở hữu 57,75 triệu cổ phiếu BWE, tương ứng tỷ lệ 38,5% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Biwase. Nguyên nhân mua vào được công bố là nhằm đảm bảo tỷ lệ sở hữu tại Biwase là 38,5% sau khi Nước và Môi trường Bình Dương tăng vốn.
Trên thực tế, trước đó Biwase công bố thông tin chào bán 37,5 triệu cổ phiếu BWE thông qua hình thức đấu giá trên HoSE. Giá khởi điểm 25.500 đồng/cổ phiếu. Và để đảm bảo tỷ lệ sở hữu tại Biwase sau phát hành, Nước Thủ Dầu Một trước đó đã thông qua việc mua thêm cổ phần BWE tương ứng để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu.
Trên thị trường, hiện cổ phiếu BWE đã tăng mạnh lên vùng giá 26.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn cả giá khởi điểm đấu giá cổ phần của Biwase.
Tăng gấp 3 từ cuối tháng Tư, TGĐ Chứng khoán IB đăng ký mua thêm 4 triệu cổ phiếu
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Tổng giám đốc của CTCP Chứng khoán IB (mã VIX) đã đăng ký mua thêm 4 triệu cổ phiếu VIX. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 10/9 đến 8/10/2020.
Hiện tại bà Tuyết đang sở hữu hơn 5,84 triệu cổ phiếu VIX tương ứng 4,58% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty. Nếu giao dịch thành công bà Tuyết sẽ nâng tổng lượng sở hữu lên hơn 9,84 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 7,7% và trở thành cổ đông lớn của Chứng khoán IB.
Trên thị trường, cổ phiếu VIX bắt đầu giảm dần từ hồi nửa cuối năm 2018 và giảm xuống vùng đáy trên 3 năm hồi đầu tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên trong vài tháng gần đây thị giá VIX đã phục hồi rất mạnh. VIX vừa có 2 phiên tăng trần liên tiếp, hiện đang giao dịch quanh mức 12.500 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. So với thời điểm chạm đáy, cổ phiếu VIX đã tăng 181%, và tăng 146% so với thời điểm đầu năm 2020.
Mới đây Chứng khoán IB đã công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm với tổng doanh thu hoạt động gần 262 tỷ đồng, tăng 30% so với con số thực hiện hồi nửa đầu năm ngoái, đà tăng chủ yếu đến từ chênh lệch tăng đánh giá lại danh mục tự doanh. Tuy nhiên chi phí hoạt động tăng khá cao nên lợi nhuận sau thuế giảm gần 25% so với cùng kỳ xuống mức hơn 46 tỷ đồng và đã thực hiện được khoảng 58% chỉ tiêu lợi nhuận cho cả năm 2020.
OGC tăng gấp đôi sau hơn 1 tháng, Phó Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu
Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group – mã OGC) đã đăng ký bán bớt 5 triệu cổ phiếu OGC trong tổng số 15 triệu cổ phiếu đang nắm giữ (tỷ lệ 5%) để tái cơ cấu khoản đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 14/9 đến 13/10/2020.
Ông Nguyễn Thành Trung đăng ký bán ra lượng lớn cổ phiếu OGC trong bối cảnh giá cổ phiếu này đang tăng mạnh. Nếu chỉ tính riêng từ đầu tháng 9 đến nay OGC đã có 3 phiên tăng trần trong tổng số 5 phiên giao dịch. 2 phiên còn lại đều đóng cửa ở giá tham chiếu.
Cuối tháng 7/2020, cổ phiếu OGC chỉ có giá hơn 3.000 đồng/cp nhưng hiện đã tăng hơn gấp đôi lên 6.250 đồng chỉ sau hơn 1 tháng.
Đáng chú ý, giá cổ phiếu OGC vẫn tăng bất chấp thông tin lợi nhuận 6 tháng đầu năm bị điều chỉnh giảm mạnh sau kiểm toán. Cụ thể, BCTC sau soát xét giữa niên độ của Ocean Group ghi nhận lợi nhuận nửa đầu năm điều chỉnh giảm hơn 111 tỷ đồng, xuống còn gần 128 tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty trích lập dự phòng bổ sung đối với khoản công nợ phải thu hỗ trợ vốn sau khi đánh giá lại về việc bù trừ nghĩa vụ phải trả của công ty cho đối tác trong giao dịch khác.
HAR muốn mua 3,5 triệu cổ phiếu quỹ
CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (mã HAR) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua phương án mua lại 3,5 triệu cổ phiếu (tương ứng 3,45% vốn điều lệ) làm cổ phiếu quỹ nhằm giảm lượng cổ phiếu lưu hành, hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cổ đông.
Nguồn vốn dự kiến lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 30/06/2020 theo BCTC bán niên 2020. Thời gian mua cổ phiếu quỹ dự kiến rơi vào khoảng cuối quý III đầu quý IV, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hồ sơ.
Hiện, HAR đang nắm gần 2,2 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng 2,16% vốn điều lệ. Đây là lượng cổ phiếu quỹ được mua vào từ đợt giao dịch 04/12/2019 – 02/01/2020. Trước đó, công ty đã đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu quỹ nhưng chỉ mua được khoảng 43% do là thanh khoản thị trường không đáp ứng.
Trên thị trường, cổ phiếu HAR khá nhạy trước thông tin doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ khi bất ngờ bật tăng trần phiên 8/9 lên mức 3.690 đồng/cổ phiếu. Tạm tính tại mức thị giá này, HAR sẽ phải chi gần 13 tỷ đồng nếu muốn mua đủ số cổ phiếu quỹ đăng ký.
FTSE Vietnam ETF và SSIAM VNFin Lead ETF hút vốn trở lại trong tuần giao dịch đầu tháng 4
Tính chung các quỹ ETFs lớn trên TTCK Việt Nam sau nhiều tuần bị rút vốn mạnh đã hút ròng 0,8 triệu USD trong tuần qua.
Tuần giao dịch đầu tháng 4 (30/3 - 3/4) diễn ra với sự hồi phục của TTCK Việt Nam khi chỉ số VN-Index tăng nhẹ 5,74 điểm, tương ứng mức tăng 0,82% so với tuần trước lên 701,8 điểm.
Trong tuần qua, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng khá mạnh với giá trị 1.053 tỷ đồng trên HoSE, nhưng mức độ bán đã "hạ nhiệt" đôi chút so với con số 1.412 tỷ đồng trong tuần trước. Trung bình khối ngoại bán ròng 263 tỷ đồng/phiên trong tuần đầu tháng 4, ít hơn con số bán ròng 282 tỷ đồng/phiên trong tuần trước đó và 352 tỷ đồng/phiên trong giai đoạn từ đầu tháng 3 tới nay.
Việc khối ngoại giảm bán trong tuần qua có một phần đóng góp từ các quỹ ETFs khi dòng vốn rút khỏi các quỹ này đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí có quỹ còn hút vốn trong tuần qua.
Dòng vốn ETFs trở lại TTCK Việt Nam trong tuần đầu tháng 4
Thống kê cho thấy VFMVN30 ETF là quỹ bị rút vốn mạnh nhất tuần qua với 5 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 54 tỷ đồng (2,3 triệu USD). Trong đó áp lực rút vốn diễn ra chủ yếu trong phiên cuối tuần với 5,3 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng 57 tỷ đồng. Trước đó trong phiên giao dịch 2/4, VFMVN30 ETF đã phát hành ròng 1,4 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 15 tỷ đồng.
Quỹ ETF HongKong Premia MSCI Vietnam ETF cũng bị rút ròng nhẹ 20 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 137 nghìn USD trong tuần qua. Dù vậy từ đầu năm tới nay quỹ này vẫn hút ròng được gần 1 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, FTSE Vietnam ETF sau nhiều tuần bị rút vốn mạnh đã phát hành ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá hơn 3 triệu USD trong tuần qua. Lũy kế từ đầu năm tới nay, FTSE Vietnam ETF bị rút ròng khoảng 20,4 triệu USD.
Quỹ ETF nội mới ra đời SSIAM VNFIN LEAD cũng phát hành ròng 500 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 3,5 tỷ đồng (~ 150 nghìn USD) trong tuần qua. Tính cả lượng vốn phát hành từ khi IPO, quỹ đã thu hút được khoảng 11,7 triệu USD.
Trong khi đó, các quỹ Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), KIM Kindex Vietnam VN30 ETF, iShare MSCI Frontier 100 ETF, S&P Select Frontier ETF không có biến động về dòng vốn trong tuần qua.
Tính chung các quỹ ETFs lớn trên TTCK Việt Nam sau nhiều tuần bị rút vốn mạnh đã hút ròng 0,8 triệu USD trong tuần qua. Lũy kế từ đầu năm, dòng vốn rút khỏi các quỹ ETFs được thống kê ở trên lên tới gần 42 triệu USD.
Nhìn chung các quỹ ETFs đang có xu hướng rút vốn không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Lo ngại kinh tế suy thoái bởi tác động dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Trong thời gian tới khi dịch bệnh được kiểm soát, chúng ta có thể kỳ vọng dòng vốn ETFs sẽ trở lại các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam.
Minh Anh
Hàng loạt quỹ ETFs tiếp tục bị rút vốn trong tuần giao dịch cuối tháng 3 FTSE Vietnam ETF cũng bị rút ròng khá mạnh với 346 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 7,2 triệu USD trong tuần qua. Tính từ đầu tháng 3 tới nay, lượng vốn rút ròng khỏi FTSE Vietnam ETF lên tới gần 20 triệu USD. Tuần giao dịch 23-27/3 diễn ra không mấy tích cực với TTCK Việt Nam khi các chỉ...