Bitu Kỳ lân công nghệ thế hệ mới bứt phá
Việc sử dụng công nghệ kết nối trực tuyến cùng sự sáng tạo và đổi mới trong phương pháp học giao tiếp tiếng Anh đã giúp Bitu – Một startup lĩnh vực Edtech nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn người dùng chỉ sau 2 năm hoạt động.
Thương hiệu mới nhưng “nổi đình nổi đám” vì sự khác biệt
Covid-19 đã thay đổi hình thức giáo dục truyền thống, lựa chọn hàng đầu để tiếp tục việc học là dùng công nghệ. Điều đó đẩy nhanh quá trình tiếp nhận các sản phẩm lĩnh vực Edtech (Công nghệ giáo dục), tạo cơ hội và là cầu nối cho những doanh nghiệp trẻ như Bitu bước vào thị trường.
Đội ngũ nhân sự Bitu
Đi ngược lại với số đông, Bitu là một trong những đơn vị bứt phá, tiên phong, dám lựa chọn phát triển từ ngách nhỏ trong thị trường Edtech bằng công nghệ và mô hình kết nối số ngay trên ứng dụng mà không cần đến một phần mềm trung gian thứ 3.
Book một phòng luyện nói nhanh như book một chuyến xe, chỉ trong chưa đầy 30s cùng vài thao tác đơn giản, học viên đã có thể kết nối trực tuyến với các Moderator người nước ngoài mọi lúc, mọi nơi trên chiếc điện thoại thông minh – Một công nghệ độc đáo trên thị trường Việt Nam.
Chính vì sự đặc biệt đó, chỉ sau hơn 1 năm ra mắt, Bitu đã nhận được cơn mưa lời khen và hàng ngàn những review tích cực trên những cộng đồng học tiếng Anh, nhanh chóng cán mốc 250.000 người sử dụng và được coi như một Kỳ lân công nghệ thế hệ mới.
Sản phẩm giá rẻ và hiệu quả không phải là câu chuyện dễ dàng
Về những thách thức và khó khăn trong quá trình xây dựng và vận hành Bitu, anh Đỗ Quyền Anh – Đại diện đơn vị chia sẻ:
“Mong muốn của mình chỉ đơn giản là người Việt đều được có cơ hội và có môi trường giao tiếp tiếng Anh với mức chi phí thấp nhất, song mình cũng phải thừa nhận rằng đây không phải là một câu chuyện dễ dàng.
Video đang HOT
Chất lượng dịch vụ và trải nghiệm người dùng luôn được Bitu ưu tiên
Giáo dục ngoại ngữ là lĩnh vực có rất nhiều sự cạnh tranh. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, khi dịch Covid-19 hoành hành mình nhận thấy đến 80% học viên trên thị trường chưa thể đi theo các chương trình với mức học phí cao nhưng vẫn mong muốn được tương tác, giao lưu với người nước ngoài. Và trong điều kiện đó, mình quyết định tận dụng nguồn vốn, cố gắng giảm thiểu những chi phí, chỉ tập trung vào phát triển công nghệ tối ưu trải nghiệm, kết nối người dùng, tái hiện lại phần nào các trải nghiệm học tập.”
Phương pháp luyện nói Tiếng Anh độc đáo và hiệu quả
Mặc dù là một sản phẩm giáo dục nhưng Bitu không rập khuôn theo những lớp học truyền thống hiện nay. Sự kết hợp linh hoạt giữa giáo dục và công nghệ đổi mới đã làm nên một ứng dụng Bitu hoàn toàn “phá cách”, năng động, một cộng đồng online mà ở đó học viên có thể sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao lưu, kết bạn, trò chuyện về bất kỳ vấn đề nào.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Bitu cho phép người dùng thoải mái lựa chọn chủ đề nói
Nhằm ‘biến’ nhiệm vụ luyện nói tiếng Anh trở thành thói quen, hoạt động giải trí hàng ngày, học viên tại Bitu sẽ được chủ động lựa chọn chủ đề nói, được ghép đôi ngẫu nhiên, tương tác 100% tiếng Anh với 1 Moderator (người hướng dẫn) nước ngoài trong 30 phút.
“Chúng tôi cho rằng việc để học viên tương tác và phản xạ liên tục suốt buổi học là một phương pháp mang đến hiệu quả trực tiếp, nhanh chóng đối với bất kỳ ai muốn cải thiện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh trong thời gian ngắn.” – Đại diện đơn vị chia sẻ.
Bitu kiên định với tiêu chí 3 không
“Không giáo trình, không áp lực, không bài tập về nhà” là 3 tiêu chí Bitu kiên định đi theo nhằm duy trì chất lượng và đảm bảo sự tiến bộ của học viên. Tiếng Anh sẽ rất đơn giản nếu người học coi việc luyện nói như những buổi trò chuyện, lắng nghe với tâm thế thoải mái, chủ động, mong muốn được nói nhiều hơn.
Người dùng luyện nói tiếng Anh trên ứng dụng Bitu
- Không giáo trình: Bitu không sử dụng giáo trình, sách vở hay các đoạn hội thoại mẫu. Ứng dụng đưa ra các chủ đề gần gũi với cuộc sống để khơi dậy hứng thú của học viên đối với việc luyện nói tiếng Anh.
- Không áp lực: Việc tạo một môi trường luyện nói vui vẻ, thân thiện như nói chuyện hàng ngày cũng góp phần giúp người học gạt bỏ tâm lý sợ hãi, lo lắng khi nói tiếng Anh.
- Không bài tập về nhà: Nỗ lực nói tiếng Anh xuyên suốt buổi học sẽ tạo ra sự hiệu quả gấp 5 lần so với việc giao bài tập về nhà. Học viên sẽ cảm nhận sự tiến bộ và thay đổi rõ rệt sau 1-3 tháng sử dụng Bitu.
Bitu và những con số ấn tượng
Sản phẩm ra mắt lần đầu tiên trên thị trường vào tháng 4 năm 2021 nhưng tới nay đã có hơn 250.000 người dùng đăng ký và tổng thời gian luyện nói trong mỗi phòng học lên tới 2.748.164 phút.
Sự sáng tạo và năng động của đội ngũ nhân viên là yếu tố làm nên thành công của Bitu
Hợp tác chỉ với 230 Moderator (người hướng dẫn) nhưng Bitu đã vận hành điều phối và kết nối thành công cho 150.000 lớp, có mặt trên 2 thị trường Việt Nam và Thái Lan chỉ sau hơn 2 năm ra mắt. Đây là những con số không hề nhỏ đối với một doanh nghiệp start-up. Kết quả này chứng minh công nghệ vượt trội và tiềm năng lớn mạnh trở thành một kỳ lân thế hệ mới ở lĩnh vực Edtech.
Cổ phiếu công nghệ khép lại một quý thảm họa
Tesla, Amazon, Microsoft đều có một quý đáng quên trên thị trường chứng khoán sau nhiều năm bùng nổ.
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong quý II.
Các nhà đầu tư hạ mức định giá các hãng công nghệ lớn nhất thế giới trong quý II trong bối cảnh ngân hàng tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Ngay từ quý đầu năm, cổ phiếu của Big Tech đã giảm giá khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine, ảnh hưởng đến việc kinh doanh và làm phức tạp thêm vấn đề của chuỗi cung ứng, khiến chỉ số S&P 500 giảm khoảng 5%. Tình hình tồi tệ hơn trong quý II khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiến hành tăng lãi suất. Trong khi chỉ số S&P giảm thêm 16%, chỉ số Nasdaq Composite giảm 22%.
Phiên giao dịch ngày 30/6 đỏ lửa, khép lại một quý II tồi tệ, cũng là 6 tháng hoạt động kém nhất kể từ năm 1970 của chứng khoán Mỹ.
Hãng xe điện Tesla ghi nhận cổ phiếu sụt giảm mạnh nhất từ khi IPO năm 2010 khi giá trị giảm gần 38%. CEO Elon Musk đang mải mê với thương vụ thâu tóm mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD.
Cổ phiếu Amazon giảm gần 35%, sâu nhất kể từ quý III/2001. Kết quả kinh doanh quý đầu không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư khi tăng trưởng doanh thu chậm lại. Vào đầu tháng 6, Dave Clark, CEO bộ phận tiêu dùng của Amazon, xin nghỉ việc. Từ tháng 9, ông sẽ trở thành CEO startup phần mềm chuỗi cung ứng Flexport.
Alphabet, công ty mẹ Google, cũng không khá hơn khi kết thúc quý II với mức giảm 22%, tệ nhất từ quý IV/2008. Cổ phiếu Microsoft giảm khoảng 17%, mạnh nhất từ quý II/2010. Cổ phiếu Apple giảm gần 22% trong quý II, đồng pha với thị trường chung.
Công ty mẹ của Facebook - Meta - ghi nhận giá cổ phiếu giảm hơn 27%, song vẫn tốt hơn quý I khi mức giảm là 34%. Vào tháng 2, mạng xã hội cho biết số lượng người dùng tích cực hàng ngày sụt giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Cổ phiếu công nghệ Việt tăng trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp Cổ phiếu của các công ty liên quan mảng công nghệ tại Việt Nam vừa chứng kiến phiên xanh duy nhất kể từ đầu tuần. Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có phiên tăng điểm sau 3 phiên giảm liên tiếp kể từ đầu tuần. Các mã cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, bán lẻ...