Bitcoin, Ethereum vừa thoát hiểm
Đề xuất hạn chế khai thác Bitcoin, Ethereum của Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ, thuộc Nghị viện châu Âu đã không được thông qua.
Nghị viện Liên minh châu Âu đã chính thức bác bỏ đề xuất lệnh cấm khai thác Bitcoin và Ethereum vào ngày 14/3. Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh khủng hoảng về năng lượng và các vấn đề môi trường do tiền mã hóa gây ra tại châu Âu.
Dù đề xuất không được thông qua, các loại tiền mã hóa vẫn có thể chịu giám sát của các nhà hoạch định chính sách khi EU cố gắng giải quyết các cuộc khủng hoảng năng lượng và khí hậu. Việc phòng chống ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề toàn cầu kể từ khi Trung Quốc cấm khai thác tiền mã hóa vào năm ngoái.
Liên minh Châu Âu “quay đầu”
Việc khai thác các loại tiền mã hoá như Bitcoin và Ethereum tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hơn nữa, lượng khí nhà kính thải ra môi trường trong quá trình khai thác cũng là một vấn đề đáng báo động.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu lại đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá điện tăng vọt trong năm qua. Vấn đề này thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi EU cố gắng cắt nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Tài chính thay thế thuộc Đại học Cambridge, các mỏ đào Bitcoin sử dụng nhiều điện hơn trong một năm so với Na Uy. Nếu được coi như một quốc gia, Bitcoin sẽ xếp hạng 27 trên thế giới về mức tiêu thụ điện hàng năm.
Lượng khí nhà kính thải ra môi trường trong quá trình khai thác Bitcoin là một vấn đề đáng báo động
Vì những lý do trên, Ủy ban các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Nghị viện Liên minh Châu Âu đã bỏ phiếu vào hôm 14/3 để xây dựng một khuôn khổ lập pháp nhằm kiểm soát tài sản kỹ thuật số. Dự thảo luật quản lý thị trường tài sản kỹ thuật số (MiCa) đã đề xuất các tài sản tiền mã hóa được phát hành hoặc giao dịch ở Liên minh châu Âu “phải tuân theo các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo vệ môi trường bền vững”.
Video đang HOT
Như vậy, một số loại tiền mã hóa hoạt động trên cơ chế Proof of Work (khai thác bằng sức mạnh phần cứng) như Bitcoin hay Ethereum có khả năng bị cấm nếu điều khoản này được thông qua.
Quyết định trên đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong ngành công nghiệp tiền mã hóa. Một số lãnh đạo trong ngành đã bày tỏ quan ngại trên Twitter, băn khoăn rằng liệu đây có phải là “án tử” cho Bitcoin.
“Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy cùng liên hệ đến Thành viên Nghị viện châu Âu và gửi lời phản đối lệnh cấm Bitcoin ở châu Âu”, ông Pascal Gaulthier, Giám đốc Điều hành Ledger, một trong những nhà cung cấp ví tiền mã hóa lớn nhất thế giới, chia sẻ trên Twitter.
Tuy nhiên, theo The Verge, những điều khoản đề xuất nói trên đã bị bác bỏ. Thay vào đó, Ủy ban đã thông qua một đề xuất riêng nhằm bổ sung khai thác tiền điện tử vào phân loại tài chính bền vững của EU, điều này sẽ xác định liệu tiền điện tử có thể được coi là một khoản đầu tư bền vững hay không.
Ngành công nghiệp tiền mã hóa đã cố gắng giải quyết các vấn đề về môi trường nhiều năm. Mạng lưới Ethereum sẽ chuyển giao thức từ cơ chế Proof of Work sang cơ chế Proof of Stake (đồng thuận bằng cổ phần).
EU rút “lệnh cấm Bitcoin” khỏi dự thảo quy định về tài sản kỹ thuật số. Ảnh: Decrypt.
Cơ chế Proof of Stake sử dụng ít năng lượng và được coi là thân thiện với môi trường hơn. Một sự chuyển đổi như vậy cũng sẽ giải quyết được vấn đề tiêu tốn năng lượng của Bitcoin.
Tuy nhiên, không có nhiều người ủng hộ việc Bitcoin theo chân Ethereum, bởi tất cả thợ đào sẽ phải thanh lý thiết bị mà họ đã đầu tư để khai thác Bitcoin. Những người ủng hộ Proof of Work cũng cho rằng đây là cơ chế an toàn nhất để duy trì tính toàn vẹn của blockchain.
Có nên cấm đào coin?
Tuy nhiên, việc cấm khai thác tiền mã hóa lại không hề cắt giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường. Kể từ khi Trung Quốc cấm đào coin vào năm ngoái, lượng khí nhà kính do khai thác Bitcoin tạo ra thậm chí đã tăng lên.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge, những thợ đào trước đây từng khai thác nguồn thủy điện dồi dào ở Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng khí đốt và than ở Mỹ và Kazakhstan – hai trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất trên thế giới.
Thiết bị khai thác Bitcoin sử dụng điện tại một cơ sở khai thác Bitmain Technologies Ltd ở Trung Quốc. Ảnh: The Verge.
Cho đến nay, không có nhiều hoạt động khai thác tiền mã hóa ở EU, con số này chỉ dừng lại ở mức dưới 5% so với tổng thị phần khai thác Bitcoin trên toàn thế giới.
Năm ngoái, EU đặt mục tiêu cắt giảm hơn một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào cuối thập kỷ này. Trong khi đó, xung đột giữa Nga và Ukraine khiến quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch càng trở nên cấp thiết hơn, bởi Nga cung cấp cho EU gần một nửa lượng khí đốt nhập khẩu.
Các biện pháp mới do Liên minh châu Âu đưa ra sẽ cắt giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong những năm tới. Kế hoạch này phụ thuộc rất nhiều vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.
Khuôn khổ lập pháp do Quốc hội Liên minh Châu Âu biểu quyết ngày hôm 14/3 vẫn chưa có hiệu lực. Tiếp theo đó sẽ là các cuộc đàm phán “ba đoạn”, nơi mà nghị viện, ủy ban và hội đồng của Liên minh Châu Âu sẽ phải đi đến một thỏa thuận trước khi các đề xuất được thông qua.
Theo ông Patrick Hansen, trưởng bộ phận chiến lược và phát triển kinh doanh của công ty khởi nghiệp blockchain Unstoppable Finance, vẫn có khả năng lệnh cấm tiền mã hóa được đưa ra một lần nữa trong các cuộc đàm phán nói trên.
'Trâu cày' tiền số đắt hàng trở lại
Bitcoin tăng giá khiến cộng đồng "thợ đào" Việt Nam sôi động, trong đó nhiều người chọn khai thác Ethereum làm kênh đầu tư mới.
Đầu tháng 9, doanh số bán "trâu cày" tiền số của một số cửa hàng điện tử tăng trưởng mạnh. Quang Thuần, chủ một hệ thống chuyên cung cấp máy đào tại TP HCM, cho biết khách hàng đợt này chủ yếu "lập trại" với quy mô lớn nên doanh số bán hàng cao gấp 2 - 3 lần cùng kỳ tháng trước.
Trước đó vài tháng, thị trường ảm đạm do giá tiền mã hoá đồng loạt giảm. Tới nửa cuối tháng 8, giá Bitcoin tiến gần đến mốc 50.000 USD, khiến hoạt động khai thác trở nên sôi động. Theo Lê Hùng, quản lý một cộng đồng gần 80.000 thành viên về khai thác tiền số, có hai nguyên nhân khiến thị trường ấm trở lại. "Một là Bitcoin, Ethereum và các đồng khác đồng loạt tăng giá, thợ đào bắt đầu có lời. Hai là dịch bệnh kéo dài, các kênh đầu tư bị thu hẹp, nhiều người chọn đào coin làm kênh đầu tư mới", anh nhận định.
Các dàn máy bán chạy trên thị trường hiện chủ yếu dùng để khai thác Ethereum. So với Bitcoin, việc đào Ethereum được đánh giá là nhanh thu về lợi nhuận hơn, cũng ít biến động hơn nên được "thợ đào" Việt Nam ưa chuộng.
Thị trường buôn bán "trâu cày" Việt Nam sôi động trở lại do giá Bitcoin tăng.
Ngọc Văn (Đồng Nai) vừa lập một trang trại đào Ethereum mới cho biết: "Tôi đã theo dõi thị trường từ đầu năm, sau nhiều lần tham khảo, tư vấn ý kiến của bạn bè, tôi quyết định lập trang trại gần ba tỷ. Tất cả là máy mới, hoạt động ổn định. Hiện còn quá sớm để nói trước nhưng tôi hy vọng có thể thu hồi vốn trong vòng nửa năm".
Người dùng có thể mua card đồ hoạ, tự lập dàn như mong muốn, hoặc mua cả bộ được lắp ráp sẵn. Ngoài ra, thị trường cũng xuất hiện một số máy đào chuyên dụng của Trung Quốc.
Chủ một cửa hàng cung ứng máy đào tiền số tại quận 10, TP HCM cho biết: "Những máy chuyên dụng này được nhập về hồi tháng 6 khi thợ đào Bitcoin tháo chạy khỏi Trung Quốc. Một số máy mang về Việt Nam được dọn dẹp lại và bán ra thị trường. Giá trung bình mỗi máy khoảng 30 triệu đồng tuỳ tuổi thọ, chất lượng mà có thể chênh lệch 2 - 5 triệu đồng". Lượng máy này không chiếm doanh số lớn vì nguồn hàng về không nhiều. Người mua cũng chủ yếu là thợ đào lâu năm, có kinh nghiệm kiểm tra kỹ về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Số lượng "trâu cày" được tiêu thụ nhiều nhất giai đoạn này là các dàn máy 6 - 8 chân, dùng card đồ hoạ của AMD hoặc Nvidia. Mỗi bộ có giá 80 - 100 triệu đồng tuỳ cấu hình. Ngọc Văn cho biết, giá cũng thay đổi từng ngày. So với giữa tháng 8, mỗi dàn "trâu cày" anh vừa lắp đặt đã đắt hơn khoảng 5 triệu đồng.
Theo các đơn vị cung ứng, thị trường mua bán cuối tháng 8 có khác biệt so với hồi tháng 2 và tháng 5. "Thị trường cũng có các giai đoạn hoạt động sôi nổi sau thời gian trầm lắng. Tuy nhiên lúc đó, đa số là thợ đào lẻ giao dịch. Lần này, thị trường ấm lên nhờ giới đầu tư lớn, mỗi hợp đồng trị giá hàng tỷ đồng. Chỉ một phần thị trường là thợ đào cũ muốn nâng cấp máy của mình. Những người này chủ yếu giao dịch trên các hội nhóm. Hợp đồng lớn diễn ra nhiều hơn ngoài đời thực, tại các cửa hàng chuyên dụng", Hoàng Tuấn, chủ một hệ thống tin học lớn tại TP HCM, nói.
Canh bạc hàng triệu USD của thợ đào Ethereum Nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào đào Ethereum, bất chấp mạng lưới sắp từ bỏ phương thức vận hành bằng chứng công việc (PoW). Các công ty khai thác Bitcoin đại chúng như Hut 8 và Hive đang tăng cường năng lực đào Ethereum, loại tiền ảo có giá trị vốn hóa lớn thứ hai thế giới chỉ sau Bitcoin....