Bitcoin bất ngờ tăng giá sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt Nga
Bất chấp sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, thị trường tiền điện tử đã bất ngờ tăng mạnh hôm 28.2 sau khi Bộ Tài chính Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Ngân hàng Trung ương Nga.
Theo CNBC, các biện pháp trừng phạt do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố sẽ ngăn cấm người Mỹ kinh doanh với Ngân hàng Trung ương Nga và đóng băng tài sản của họ trong nước Mỹ. Điều này ngay lập tức khiến giá trị Bitcoin tăng 17,4% lên 43.200 USD, trong khi Ether tăng 7,6% lên 2.826,54 USD.
Tiền điện tử thể hiện sự quan trọng khi các xung đột xảy ra
Video đang HOT
Kết quả cho thấy Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác dường như đang trở thành xu hướng sử dụng trong các xung đột quân sự. Trước đây, tiền điện tử chưa bao giờ có cơ hội thể hiện tầm quan trọng tiềm tàng của nó trong loại môi trường này. Theo công ty phân tích dữ liệu tiền điện tử Kaiko, kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine diễn ra, các giao dịch trên sàn Bitcoin tập trung bằng cả đồng RUB của Nga và đồng UAH của Ukraine lên mức cao nhất trong nhiều tháng.
Còn nhà nghiên cứu Michael Rinko tại AscendEx, cho biết cuộc xung đột làm nổi bật tầm quan trọng của các tính chất không biên giới và chống kiểm duyệt của Bitcoin, tuy nhiên ông cho rằng đó không phải là lý do khiến tiền điện tử tăng mạnh. Theo ông, sự gia tăng của tiền điện tử hôm 28.2 có thể phản ánh việc tăng lãi suất và lạm phát có thể tăng mạnh trong bối cảnh địa chính trị không chắc chắn này.
Dữ liệu từ công ty phân tích blockchain Elliptic cho biết chính phủ Ukraine đã quyên góp được hơn 10 triệu USD tiền điện tử tính đến ngày 27.2. Tổng số tiền quyên góp được thực hiện bằng tiền điện tử cho chính phủ Ukraine và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ quân đội là khoảng 16,7 triệu USD tính đến hết ngày 27.2.
Hôm 28.2, các quan chức từ Nga và Ukraine đã tập trung tại biên giới Belarus để thảo luận về khả năng chấm dứt giao tranh giữa hai bên. Các quan chức của cả hai nước cho biết có thể có nhiều cuộc đàm phán hơn nữa. Nhà phân tích thị trường tiền điện tử sàn giao dịch Bitcoin Nhật Bản Bitbank Yuya Hasegawa tin rằng vòng đàm phán đầu tiên đó là sự kiện quan trọng trong tuần, có thể giúp xác định hướng đi của Bitcoin trong thời gian ngắn.
Mastercard ra mắt thẻ thanh toán liên kết tiền mã hóa trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương
Gã khổng lồ thẻ tín dụng Mastercard tiếp tục có một bước tiến lớn trong lĩnh vực tiền mã hóa.
Gã khổng lồ thẻ tín dụng Mastercard tiếp tục có một bước tiến lớn trong lĩnh vực tiền mã hóa, khi vừa mới chính thức ra mắt thẻ thanh toán liên kết tiền mã hóa trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hợp tác với ba nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa là Amber Group và Bitkub tại Thái Lan, và CoinJar tại Úc, Mastercard sẽ ra mắt thẻ thanh toán cho phép người dùng chuyển đổi trực tiếp và ngay lập tức tiền mã hóa thành tiền fiat truyền thống tại từng quốc gia, để thực hiện các giao dịch mua bán.
Mastercard cho biết: "Thay vì phải chuyển tiền mã hóa vào ví người bán, chủ thẻ có thể chuyển đổi trực tiếp tiền mã hóa của họ thành tiền fiat truyền thống để thực hiện việc thanh toán".
Mặc dù Mastercard chưa công bố những loại tiền mã hóa nào sẽ được hỗ trợ với loại thẻ mới này, nhưng công ty này tiết lộ rằng Bitcoin (BTC) và Ether (ETH) là hai loại tiền mã hóa phổ biến và được nhiều người chấp nhận. Có thể sẽ có thêm những đồng tiền mã hóa khác được hỗ trợ trong tương lai.
Theo nghiên cứu riêng của mình tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mastercard cho biết rằng có tới 45% người được khảo sát đang cân nhắc sử dụng tiền mã hóa trong năm tới.
Tin tức này cũng có tác động tích cực đến thị trường crypto, khi mà giá đồng Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục mọi thời đại là 67.500 USD, giá trị của ETH cũng tăng lên mức cao nhất là hơn 4.800 USD.
Tiền mã hóa đang có ưu thế trong chiến tranh Hai mươi năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Bitcoin dường như đã phần nào thay thế vai trò đó. Cuộc xung đột quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang diễn ra ở Ukraine, và Bitcoin có thể là...