Bisht – chiếc áo choàng đặc biệt tinh xảo của người Ả Rập
Trong thời khắc lên nhận huy chương vàng World Cup 2022, Lionel Messi đã được đích thân Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani khoác lên mình chiếc áo choàng bisht – trang phục truyền thống của đất nước này.
Chiếc áo truyền thống của người Ả Rập
Ngày 18/12, Messi đã khiến cho đông đảo người hâm mộ bất ngờ với hình ảnh khoác chiếc áo choàng trên bục nhận giải thưởng cao nhất của World Cup 2022. Chiếc áo này giúp cho Messi giống như “vị vua” trong ngày đăng quang chức vô địch thế giới.
Trước sự hiếu kỳ của đông đảo người hâm mộ thế giới, Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức World Cup 2022 Hassan Al Thawadi đã nói về chiếc áo của Messi: “Đó là trang phục chính thức sử dụng cho các lễ kỷ niệm tại Qatar. Đây là hành động để tôn vinh Lionel Messi.
World Cup 2022 là cơ hội để chúng tôi giới thiệu văn hóa Ả Rập đến toàn thế giới. Đây không phải là màn quảng bá của riêng Qatar mà của toàn thể cộng đồng người Hồi giáo. Chúng ta có thể bất đồng quan điểm nhưng vẫn có thể ăn mừng chiến thắng cùng nhau”.
Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani cũng mặc bisht khi trao giải cho Messi tại World Cup 2022 ngày 18/12, tại Qatar. Ảnh: Reuters
Chiếc áo Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani được gọi là bisht – một loại trang phục truyền thống của đàn ông Ả Rập.
Bisht có nhiều màu sắc như đen, nâu, be, xám. Nhưng riêng chiếc áo màu đen có vạt viền vàng chỉ có Quốc vương, các Tiểu vương và những người có địa vị cao được mặc trong những ngày quan trọng như đám cưới, lễ tốt nghiệp và các sự kiện lớn.
Bisht của Ả Rập giống như bộ tuxedo cà vạt đen trong phương Tây. Áo bisht được làm từ lông lạc đà và len dê. Vải có sợi mềm cho mùa Hè và sợi thô cho mùa Đông.
Video đang HOT
Chiếc áo bisht màu đen viền vàng chỉ được người Ả Rập mặc trong những dịp trọng đại. Ảnh: Riyadh Technical Factory
Mỗi chiếc áo có giá từ 2.200 đến 3.000 USD. Chiếc áo này thường được may thủ công với những đường chỉ rất sắc nét, công đoạn may công phu. Một chiếc áo tinh xảo như thế này phải mất khá nhiều thời gian mới hoàn thành. Thậm chí những chiếc đắt nhất tốn tới 1 tuần. Vậy nên một xưởng sản xuất cũng chỉ có thể cho ra mắt tối đa 8 – 10 chiếc/ngày.
Được biết, trong trận chung kết World Cup 2022, Qatar đã chuẩn bị hai chiếc cho Messi và thủ quân tuyển Pháp, Hugo Lloris trong trường hợp Pháp đăng quang. Người may hai chiếc áo là Muhammad Abdullah Al-Salem.
Ông cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi không biết được yêu cầu thiết kế chiếc áo bisht cho nhà vô địch World Cup. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi chiếc bisht mà Messi mặc là từ tiệm may của mình. Chúng tội tự hào vì là lựa chọn đầu tiên của các quan chức để sản xuất áo bisht”.
Al-Salem cho biết các quan chức FIFA đến thăm cửa hàng của ông và “muốn loại vải nhẹ nhất và trong suốt nhất”. Bên cạnh đó là các “fan cuồng” bóng đá khác. Số lượng người xếp hàng dài trước cửa hàng của ông đang khiến vị doanh nhân này bối rối.
Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani mặc chiếc áo bisht. Ảnh: News Agency/AP
Ông cho biết bên cạnh việc các công nhân không thể đẩy nhanh tối đa tiến độ, việc sản xuất áo bisht còn phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Đối với bisht của Messi, sợi vàng được nhập từ Đức và vải bông Najafi được nhập khẩu từ Nhật Bản. Các loại rẻ hơn sẽ có nguồn nguyên liệu phổ thông hơn, nhưng chắc chắn nó cũng không được sản xuất nhanh gọn.
Theo đơn vị sản xuất này, chỉ một ngày sau trận chung kết, doanh số bán hàng của tất cả các xưởng đã tăng vọt lên 150, trong đó cả ba bản sao của bisht đều đã được bán hết. Ông Al-Salem cho biết, công suất của xưởng không đủ để đáp ứng nhu cầu đặt mua tăng đột biến.
Theo Giáo sư xã hội học thể thao Carole Gomez tại Đại học Lausanne, Thụy Sĩ, cơn sốt mà chiếc áo bisht mang lại là một yếu tố quan trọng giúp Qatar khuếch trương hình ảnh. Những bức ảnh Messi mặc áo bisht được lan truyền rộng rãi và đang tạo nên một hiệu ứng rất tích cực để quảng bá hình ảnh của Qatar cung như văn hóa Hồi giáo.
Áo bisht của Messi được hỏi mua với giá hơn 23 tỷ đồng
Người hỏi mua áo choàng của Messi là Al Barwani, thành viên quốc hội Oman. Ông Al Barwani viết trên Twitter: “Từ Vương quốc Hồi giáo Oman, tôi xin chúc mừng các bạn đã giành chức vô địch World Cup 2022. Chiếc áo bisht Ả Rập là biểu tượng của tinh thần hiệp sĩ và trí tuệ. Tôi sẽ trả cho bạn 1 triệu USD để đổi lấy nó”.
Messi khoác trên mình chiếc áo bisht ăn mừng chiến thắng cùng đồng đội. Ảnh: The Star
Ông Al Barwani cũng có mặt tại sân Lusail trong trận chung kết World Cup 2022 giữa đội tuyển Argentina và Pháp. Theo ông, khoảnh khắc Tiểu vương Qatar khoác áo bisht cho Messi vô cùng đặc biệt, nó đã khẳng định văn hóa Ả Rập với thế giới.
Ông Al Barwani tiết lộ kế hoạch sử dụng nếu mua lại được chiếc áo của Messi: “Nó sẽ được trưng bày để kỷ niệm khoảnh khắc đáng tự hào đó, giúp chúng ta hồi tưởng, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có thể làm được bất cứ điều gì”.
Hiện “cơn sốt” Messi vô địch World Cup 2022 vẫn chưa hạ nhiệt. Đông đảo người hâm mộ vẫn đang ăn mừng Messi vô địch thế giới, kèm theo những tranh luận về cầu thủ hay nhất lịch sử bóng đá thế giới.
Ý nghĩa về chiếc áo choàng Quốc vương Qatar tự tay mặc cho Messi hiếm có trong lịch sử
Chiếc áo choàng màu đen Quốc vương Qatar mặc cho Messi là một trong những điểm nhấn thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận.
Lionel Messi cùng đồng đội đã trải qua những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời khi được cầm trong tay chiếc cúp vô địch World Cup sau bao nỗ lực, cố gắng.
Khi bước lên bục nhận cúp vô địch cùng đội tuyển Argentina, Lionel Messi đã nhận được chiếc áo choàng đặc biệt từ tay Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani. Vậy chiếc áo choàng đen này có ý nghĩa gì mà Messi lại may mắn có được như vậy?
Chiếc áo choàng đen Messi được nhận từ tay Quốc vương Qatar
Ý nghĩa chiếc áo choàng
Chiếc áo choàng mà Messi mặc có tên là Bisht, một loại áo choàng truyền thống phổ biến của đàn ông ở thế giới Ả Rập và được cho là đã có từ hàng nghìn năm trước.
Bisht thường được mặc vào những dịp đặc biệt như đám cưới hoặc cử hành các lễ hội tôn giáo quan trọng. Ở Qatar, thông thường chỉ có Quốc vương, các tiểu vương và nhân vật lớn quyền lực mới mặc chiếc áo choàng này trong những ngày quan trọng.
Do đó, việc Messi được tặng áo Bisht, lại do chính Quốc vương Qatar khoác lên, là một hành động nhằm thể hiện sự tôn vinh đặc biệt. Sau trận chung kết, Lionel Messi được công nhận là cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2022.
Messi cùng đồng đội đã có màn thể hiện rất xuất sắc trong trận chung kết
Danh thủ này nói về cảm nhận của mình sau trận chung kết: "Đó là giấc mơ của tất cả mọi người. Tôi rất may mắn khi đã giành được tất cả mọi thứ trong sự nghiệp. Đây là thứ duy nhất còn thiếu. Chúng tôi đã chịu tổn thương, nhưng cuối cùng đã giành được chiếc cúp. Tôi muốn khép lại sự nghiệp của mình bằng điều này. Tôi không thể đòi hỏi gì hơn nữa".
Hiếm có khó tìm
Báo Ole (Argentina) bình luận về hình ảnh đặc biệt về chiếc áo choàng của Messi khi nhận giải như sau: "Thật kỳ lạ khi thấy Leo trong chiếc áo choàng. Nó không phải là điều phổ biến và có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử có một cầu thủ được mặc áo choàng đen lên nhận cúp".
Hình ảnh Messi mặc áo choàng trong suốt lên nhận cúp đã nhanh chóng được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, hầu hết các cổ động viên đều nhận định hài hước là "Messi đang mặc hoàng bào". Giống như nghi thức đăng cơ của một nhà vua vậy!
Tại trận chung kết World Cup 2022, Messi cũng đã xác lập nhiều kỷ lục trong lịch sử bóng đá, anh đã trở thành niềm tự hào và là một "vị thánh sống" của người dân Argentina. Ngôi sao bóng đá này là cầu thủ có nhiều lần ra sân nhất lịch sử World Cup với 26 lần, vượt qua huyền thoại Lothar Matthaus. Đáng chú ý, Messi có 19 ra sân trong vai trò thủ quân.
Bên cạnh đó, Messi cũng chính thức vượt qua huyền thoại Italy Paolo Maldini (2.217 phút) để trở thành cầu thủ có số phút chơi nhiều nhất tại World Cup. Có thể nói rằng, Messi đã có một giải đấu quá mỹ mãn và một năm 2022 trọn vẹn với đầy cảm xúc thăng hoa.
Áo choàng Messi vô địch World Cup được hỏi mua 1 triệu đô la Một luật sư người Oman đề nghị mua lại chiếc áo choàng mà Lionel Messi mặc trong lễ nhận cúp vàng với giá 1 triệu đô la. Ahmed Al Barwani - luật sư và cũng là thành viên quốc hội Oman đưa ra lời đề nghị hấp dẫn với hy vọng giữ được trang phục truyền thống của người Trung Đông. Quốc vương...