BioNTech xây dựng nhà máy sản xuất vaccine tại Singapore
Ngày 10/5, hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 BioNTech của Đức thông báo sẽ xây dựng tại Singapore một nhà máy có thể sản xuất mỗi năm hàng trăm triệu liều vaccine ngừa COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
BioNTech cho biết trong năm nay sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy này cũng như trụ sở khu vực đặt tại Singapore để có thể đưa vào hoạt động vào năm 2023.
Giám đốc điều hành BioNTech Ugur Sahin nêu rõ: “Với nhà máy sản xuất vaccine dựa trên công nghệ mRNA theo như kế hoạch này, chúng tôi sẽ tăng công suất chung và mở rộng khả năng sản xuất và phân phối vaccine sử dụng công nghệ mRNA và liệu pháp điều trị cho người dân trên toàn thế giới”.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng kết hợp với hãng dược Pfizer của Mỹ đã trở thành vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được các nước phương Tây cấp phép sử dụng hồi cuối năm ngoái. Hiện hai hãng đang cung cấp vaccine cho hơn 90 quốc gia trên thế giới và dự tính tăng sản lượng vaccine lên tới 3 tỷ liều vào cuối năm nay so với 2,5 tỉ liều dự kiến trước đây, và sẽ tăng lên hơn 3 tỉ liều vào năm 2022.
Video đang HOT
Với vaccine sử dụng công nghệ mRNA, các phân tử chuyển chỉ dẫn đến các tế bào để tạo ra protein, sau đó huấn luyện hệ thống miễn dịch chống lại mầm bệnh. Trong khi đó, hầu hết các loại vaccine truyền thống trước đây lại sử dụng một phần virus đã bị làm suy yếu hoặc không còn hoạt động để kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ đã sử dụng công nghệ mRNA để sản xuất vaccine ngừa COVID-19.
Cùng ngày, hãng dược phẩm Takeda của Nhật Bản thông báo kết quả sơ bộ của cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna (Mỹ) cho kết quả khả quan.
Takeda – hãng đang nhập vaccine ngừa COVID-19 của Moderna vào Nhật Bản, nêu rõ: “Ứng cử viên vaccine này nhìn chung có khả năng phòng ngừa tốt với không có lo ngại nào về tính an toàn (của vaccine này) được ghi nhận”.
Hãng Takeda đưa ra tuyên bố trong bối cảnh Bộ Y tế Nhật Bản đang cân nhắc cấp phép sử dụng vaccine này trong tháng 5 này. Chính phủ Nhật Bản đã đặt mua 50 triệu liều vaccine của hãng Moderna, ngoài ra thỏa thuận để mua 120 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca, loại vaccine cũng đang trong quá trình phê duyệt.
Thái Lan dự tính mua tổng cộng 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19
Chính phủ Thái Lan đã đặt mục tiêu mua 100 triệu liều vaccine để tiêm cho 50 triệu người trong tổng dân số khoảng 70 triệu người của Thái Lan nhằm tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 7/4/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã tuyên bố sẽ mua tới 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp khó lường trước khi đại dịch tiếp tục hoành hành ở nhiều nước.
Phát biểu trên chương trình PM Podcast hôm 7/5, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết đại dịch toàn cầu không có dấu hiệu sẽ sớm biến mất, vì vậy chính phủ phải chuẩn bị để đối phó với mọi tình huống có thể phát sinh.
Theo ông Prayut, ưu tiên đầu tiên sẽ là tăng số liều vaccine lên 150 triệu liều hoặc hơn và chuẩn bị cho bất kỳ rủi ro nào liên quan đến những loại vaccine đó.
Chính phủ Thái Lan đã đặt mục tiêu mua 100 triệu liều vaccine để tiêm cho 50 triệu người trong tổng dân số khoảng 70 triệu người của Thái Lan nhằm tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng.
Ông Prayut Chan-o-cha nói rằng Thái Lan có dân số trưởng thành khoảng 60 triệu người và do đó cần ít nhất 120 triệu liều vaccine để tiêm mỗi người đủ 2 mũi.
Để chuẩn bị cho những rủi ro tiềm ẩn và sự không chắc chắn, Thái Lan có thể cần 150-200 triệu liều vaccine cho các giai đoạn trong thời gian tới của chương trình tiêm chủng.
Cùng ngày, tổng cộng 1.389.600 liều vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đã đến sân bay Soekarno Hatta, Cengkareng, Indonesia.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết đây là số vaccine mà Indoensia nhận được thông qua chương trình COVAX đa phương.
Trước đó, ngày 6/5, Indonesia cũng đã nhận được 55.000 liều vaccine AstraZeneca thông qua cơ chế này. Tổng số lượng vaccine AstraZeneca mà Indonesia tiếp nhận trong đợt này là 1.444.600 liều.
Hiện Indonesia đã có được 75.910.000 liều vaccine, trong đó 68,5 triệu liều Sinovac, 6,41 triệu liều AstraZeneca và 1 triệu liều Sinopharm./.
Bill Gates phản đối chia sẻ công thức vaccine Covid-19 Bill Gates cho rằng không nên chia sẻ bằng sáng chế vaccine cho các nước đang phát triển bởi Mỹ sẽ phải chi số tiền lớn để chuyển giao công nghệ. Trong cuộc phỏng vấn với SkyNews hôm 2/5, khi được hỏi có chia sẻ công thức vaccine Covid-19 với các quốc gia đang phát triển hay không, Bill Gates nói "không". Tỷ...