Bình yên nơi bản làng biên giới xứ Thanh
Trong tiết trời oi ả, thật lý tưởng khi bạn rời xa nơi phố thị ồn ã để đến với Pù Luông, một điểm dừng chân ở vùng cao xứ Thanh để tìm về những vẻ đẹp nguyên sơ và bình yên nơi núi rừng, bản làng…
“Đến hẹn lại lên”, thường thì vào ngày cuối tuần, những “tay kéo” ở các đồn Biên phòng (BP) trên tuyến biên giới Tây Nguyên lại “khăn gói” về làng. Nếu làm phép tính đơn giản, mỗi chuyến đi như thế chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của bà con và số tiền gọi là “tiết kiệm chi phí” cho dân cũng chẳng đáng là bao. Nhưng sự hiện diện của những “tay kéo BP” nơi buôn làng xa xôi đã lan tỏa nét đẹp tình người trong cộng đồng…
Không chỉ tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các già làng, trưởng dòng họ trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn tích cực tham gia bảo vệ đường biên cột mốc.
Tọa lạc gần cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), chùa Tân Thanh được biết đến với vẻ đẹp tựa như bức tranh phong cảnh hữu tình với kiến trúc chùa thuần Việt, lưng tựa vào núi. Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây, nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái. Bước chân qua cổng tam quan, bao muộn phiền hồng trần dường như được bỏ lại phía sau…
Con đường nhỏ dẫn vào Pù Luông.
Pù Luông là địa danh nổi tiếng ở xứ Thanh, cách TP. Thanh Hóa khoảng 130km về phía Tây Bắc. Vùng đất này thuộc địa phận 2 huyện của Thanh Hóa là Quan Hóa và Bá Thước. Xung quanh là những địa danh du lịch nổi tiếng như Bản Lác (Mai Châu – Hòa Bình), suối cá thần Cẩm Lương, rừng Cúc Phương…Vì vậy, hành trình đến với Pù Luông, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng nhiều vẻ đẹp khác nhau trên những cung đường đầy thi vị.
Vẻ đẹp nguyên sơ thơ mộng của vùng đất Pù Luông.
Qua những đoạn đường uốn lượn quanh triền núi nhấp nhô, Pù Luông hiện ra trước mắt du khách như một bức tranh tuyệt đẹp về xứ sở bình yên và thơ mộng. Vẻ đẹp của Pù Luông được tạo bởi những sắc màu đặc trưng của miền đất. Đó là vẻ đẹp của thung lũng với những bản làng nhà sàn của người Mường nép mình dưới những chân núi trùng điệp, phía trước là cánh đồng lúa bát ngát, những dòng suối uốn lượn và những thửa ruộng bậc thang tựa như những sóng lúa tuyệt đẹp. Phía xa xa là đỉnh Pù Luông với rừng đại ngàn và những áng mây bồng bềnh đầy mê hoặc. Tất cả đã tạo nên một Pù Luông với vẻ đẹp nguyên sơ đầy quyến rũ, một Pù Luông bình yên đến nhẹ lòng và một không gian sống đậm sắc màu văn hóa.
Những triền ruộng bậc thang đẹp như một bức tranh
Khi đến Pù Luông, du khách có thể đứng trên đỉnh núi Pù Luông cao vời vợi để ngắm nhìn tổng thể vẻ đẹp phía trước với thung lũng lúa, nhà sàn đẹp đến nao lòng. Trên đỉnh núi, cây rừng, hoa rừng nở bốn mùa. Chiều chiều, mây núi sà xuống như ôm trọn lấy những trái núi cao ngất, len lỏi những sợi mây trắng muốt vào màu xanh của rừng khiến cho không gian huyền ảo đầy bí ẩn. Nhìn xa xa, những triền ruộng bậc thang như chạy tới chân trời và cả những sóng núi nhấp nhô, bàng bạc bởi ánh mặt trời. Vào mùa nước đổ, đứng trên đỉnh núi mà quan sát thì không nơi đâu sánh bằng. Ruộng bậc thang lấp loáng màu nâu sẫm, ánh lên bởi mặt trời rọi chiếu.
Những ngôi nhà sàn của đồng bào Mường thấp thoáng bên sườn núi Pù Luông.
Phía dưới chân núi Pù Luông là dòng suối Hiếu mát lành, nước trong vắt. Nước đổ về từ những con thác phía rừng đại ngàn, tạo nên những thanh âm đậm chất núi rừng. Suối chảy qua những cánh đồng, nơi có những cọn nước đang đều đặn quay vòng để múc nước đổ vào đồng ruộng. Những cọn nước đã mang đến cho Pù Luông một vẻ đẹp hoang sơ, thu hút du khách đến chiêm ngưỡng.
Video đang HOT
Cọn nước ở Pù Luông.
Bản làng người Mường ở Pù Luông là nơi du khách tìm về những giây phút bình yên. Những tên bản gợi lên trong tâm hồn du khách bao điều khám phá như Bản Pốn, Thành Công, Cao Hoong, Bản Kịt, Bản Ươi, Bản Quắn. Tại đây, du khách có thể thả bộ hoặc đi xe đạp trên những con đường làng nhỏ, uốn lượn quanh những thửa ruộng để tìm cảm giác thư thái. Vừa đi, vừa có thể ngắm nhìn những cánh đồng lúa, những bản làng và dừng chân ở một Homestay nào đó để nhâm nhi cốc cà phê.
Một góc Pù Luông
Vào dịp tháng 6 và tháng 10 là hai thời điểm Pù Luông đẹp nao lòng bởi sắc vàng của lúa. Thời điểm này, khắp không gian triền núi, thung lũng, Pù Luông tràn ngập sắc vàng của lúa. Nếu đứng trên cao mà nhìn xuống thì Pù Luông không khác gì một biển vàng đang trào dâng sức sống. Còn đi trên những con đường làng thì con người như bị chìm vào biển vàng của lúa. Vào mùa này, người dân địa phương sẽ dựng lên những chòi, những điểm dừng chân để phục vụ du khách ngắm nhìn và nghỉ chân. Những triền núi Pù Luông như được bao phủ những tấm thảm vàng rực rỡ. Đứng trên đỉnh núi mà check-in thì quả là lý tưởng biết bao.
Mâm đặc sản Pù Luông tại một nhà hàng trong khu nghỉ dưỡng.
Dừng chân ở Pù Luông, du khách còn được chiêm ngưỡng những nét văn hóa địa phương mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mường. Tại đây, các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống tại các Homestay khá thuận tiện cho du khách. Người dân địa phương chế biến các món ăn đậm đà dư vị như gà nướng, lợn bản, xôi ngũ sắc, cá suối, rau măng rừng, rượu cần… Người dân cũng rất đôn hậu, mến khách và luôn sẵn lòng giới thiệu vẻ đẹp Pù Luông như một lời chào đầy thân thiện với những ai đặt chân đến miền đất này.
Pù Luông - vùng đất hoang sơ mê đắm lòng người
Nếu bạn là một người mê phượt, thích du lịch khám phá thì Pù Luông là một lựa chọn tuyệt vời, đem đến những trải nghiệm mới vô cùng thú vị.
Pù Luông nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Nơi này đang là địa điểm được giới trẻ quan tâm, rất thích khám phá và chinh phục bởi cảnh quan ngút ngàn, đẹp như mơ.
Đường vào Pù Luông ngoằn ngoèo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu với những thửa ruộng bậc thang, những trảng rừng ngút ngát.
Pù Luông đẹp nhất là tháng 6 và tháng 10, vào đúng mùa lúa chín. Khi đó, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang sắc vàng rực rỡ khiến nơi đây mang một vẻ đẹp trù phú và mộng mơ. Thời điểm này cũng chính là lúc Pù Luông thu hút khách du lịch nhất.
Con đường nối liền các bản làng người Thái, Mường lẫn trong ngút ngàn cây xanh.
Pù Luông mờ ảo trong sương sớm.
Nhìn từ trên cao, Pù Luông hiện ra bình dị với những nếp nhà sàn nằm sát chân núi, phía trước là những thửa ruộng bậc thang trải dài đến vô tận. Bao quanh Pù Luông là những cánh rừng già nguyên sinh, hoang sơ ôm ấp xóm làng bình yên và quyến rũ đến say lòng.
Bản làng ở Pù Luông hiện lên rực rỡ dưới sắc nắng vàng xen lẫn sắc xanh mướt mát của cỏ cây.
Hầu hết các khu nghỉ dưỡng, homestay hay nhà của người dân nơi đây đều là nhà sàn, được xây cao trên triền đồi, gần gũi với thiên nhiên.
Từtrên nhà sàn, du khách có thể tận hưởng những phút giây thư thái tuyệt vời...
... phóng tầm mắt ngắm ruộng bậc thang và núi non điệp trùng xung quanh.
Thêm một trải nghiệm tuyệt vời nữa là khi bạn dậy thật sớm, lang thang bên những thửa ruộng bậc thang, khám phá cuộc sống bình dị của người dân nơi đây.
Trekking qua những thung lũng, ngắm mây bay và chụp hình lưu niệm...
...dạo quanh bản làng, hòa mình cùng thiên nhiên tươi đẹp, tận hưởng không khí thoáng đãng xen lẫn mùi hương nồng nàn của các loài hoa rừng cũng là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ.
Những giây phút thư giãn, thảnh thơi hiếm có này sẽ tiếp thêm cho bạn nguồn năng lượng sống.
Đến Pù Luông, du khách có rất nhiều sự lựa chọn, từ chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên, hang động, thác nước, khám phá khu rừng sinh thái với hệ động thực vật phong phú haychinh phục đỉnh núi Pù Luông, thăm bản Nủa, Trình, Hin, Bố, hoặc các bản Pốn, Thành Công, Cao Hoong, bản Kịt, bản Hiêu.
Bản Hiêu khá nổi tiếng với thác Hiêu chứa một lượng lớn đá vôi nên những bộ rễ cây nằm trong lòng suối bị vôi hóa, từ đó người ta tương truyền suối Hiêu có thể biến cây thành đá.
Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, đặc biệt trong xanh và tạo nên điều kỳ thú là tất cả cây cối, đồ vật nơi có dòng nước chảy qua đều "hóa đá".
Chiều dài dòng thác khoảng 800 m. Nếu nhìn từ đỉnh, dòng nước chảy đến lưng chừng núi thì tách ra thành 2 nhánh, đổ về 2 hướng khác nhau và hợp lại ở cuối dòng với nhiều tầng thoai thoải.
Buổi chiều, bạn có thể bách bộ chụp hình bên các bánh xe nước hay ngồi bè tre dọc dòng sông Chăm, chiêm ngưỡng quang cảnh thiên nhiên cùng cuộc sống của người dân địa phương hai bên bờ sông.
Du khách đi bè tre trên dòng sông Chăm.
Tối đến, cùng nhau quây quần bên mâm cơm, thưởng thức các đặc sản của người Thái như cơm lam, xôi ngũ sắc, nộm hoa chuối rừng, canh lá đắng, lợn cỏ Bá Thước, đặc biệt là món vịt Cổ Lũng thơm ngon nức tiếng.
Vịt Cổ Lũng
Vịt Cổ Lũng là loại vịt nuôi tự nhiên, thường được thả trên dòng suối Nũa, là một con suối sạch, có rất nhiều ốc và các loại sinh vật. Vịt thường bơi ngược dòng bắt ốc và cá nên vận động nhiều, ngoài ra, do ăn thêm lúa, ngô, khoai nên thịt vịt Cổ Lũng rất săn chắc, nhiều nạc, thơm, không có mùi tanh, hôi như vịt ở các nơi khác.
Đêm Pù Luông
Quây quần bên lửa trại, múa hát cùng người dân địa phương.
Đến Pù Luông để quên đi những bộn bề của cuộc sống, khám phá thiên nhiên tươi đẹp, tận hưởng không khí trong lành, để tiếp thêm năng lượng cho những hành trình tiếp theo.
Bàn A Sơn và chùa Vồm - một vùng thắng cảnh nổi tiếng xứ Thanh Chùa Vồm (phường Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa) được xây dựng ở chân núi Bàn A vào năm Quang Thuận (1460) dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Chùa Vồm linh thiêng, trầm mặc, Núi Bàn A kỳ thú, non nước hữu tình, dưới chân núi làng mạc trù phú, tạo nên cảnh sắc hiếm có. Chùa Vồm hay còn gọi là chùa Đại...