Bình yên Bắc Hà
Khác xa với cái nóng 37, 38 độ ở Hà Nội, Bắc Hà nằm ở độ cao khoảng 1.000 – 1.500m so với mực nước biển nên có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ. Một chuyến du lịch từ 2 đến 3 ngày lên Bắc Hà là một lựa chọn lí tưởng cho các phượt thủ mùa hè này.
Một ngày mới bắt đầu ở thị trấn Bắc Hà
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 300km, thị trấn Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp huyện Si Ma Cai (Lào Cai), phía nam giáp huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, phía đông giáp huyện Xín Mần ( Hà Giang), phía tây giáp huyện Mường Khương. Không quá sầm uất và xuất hiện nhiều mặt trái của du lịch như ở Sa Pa, cũng không quá hoang sơ và vắng lặng như ở Tà Xùa; Bắc Hà là vừa đủ cho những phượt thủ muốn tìm kiếm một địa điểm nằm ở giữa những tiêu chí trên, vừa đủ dịch vụ để nghỉ ngơi lại vừa đủ tự nhiên để khám phá.
Một cung đường ở Bắc Hà
Lên Bắc Hà nghỉ ở đâu?
Trong thị trấn Bắc Hà có khá nhiều nhà nghỉ với giá dao động từ khoảng 300.000 – 500.000 đồng/ngày. Điểm đặc biệt là đa phần các nhà nghỉ ở đây đều không có điều hòa vì khí hậu ở Bắc Hà rất mát mẻ. Các bạn nên chọn những nhà nghỉ nằm ở gần khu chợ văn hóa của thị trấn để tiện cho việc tham quan và khám phá ẩm thực, văn hóa ở thị trấn. Và đặc biệt hơn nữa, du khách còn có thể đặt phòng nghỉ tại dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng (xây dựng từ năm 1921) với giá 500.000 đồng/ngày cho 2 người.
Ánh chiều buông trên dãy phòng nghỉ trong dinh Hoàng A Tưởng
Ăn gì ở Bắc Hà?
Ẩm thực ở Bắc Hà có nhiều món ăn nổi tiếng được biết đến như thắng cố ngựa, phở chua, món rượu ngô lừng danh của Tây Bắc và mận Tam Hoa.
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông, về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa, về sau có thêm thịt bò, thịt trâu, thịt lợn. Món thắng cố ngựa ra đời từ cách đây gần 200 năm khi người Mông, Tày, Nùng về Bắc Hà cư trú. Vào những ngày Tết, lễ hội, tới Bắc Hà, du khách sẽ thấy hai bên đường những nồi thắng cố bốc khói nghi ngút, khu chợ trung tâm bán nhiều thắng cố nhất
Video đang HOT
Theo anh Tân, một người nấu thắng cố nhiều năm ở Bắc Hà tiết lộ, mỗi vùng có một cách nấu thắng cố riêng. Thắng cố Bắc Hà khác với thắng cố Si Ma Cai, thắng cố Hà Giang,… ở cách nêm gia vị khi nấu
Tháng 5 đến tháng 7 là khoảng thời gian mận Tam Hoa vào vụ thu hoạch. Mận Tam Hoa là niềm tự hào của người dân vùng núi Bắc Hà (Lào Cai)
Vào những năm 1980, giống mận tam hoa cho trái màu hồng tím và giòn ngọt đã trở thành loài cây kinh tế của cả vùng Bắc Hà. Mùa xuân, những cây mận nở hoa trắng cả đồi núi Bắc Hà. Sang hè, mùa mận chín cũng là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất của cả vùng. Huyện Bắc Hà được coi là “vương quốc mận Tam Hoa” với diện tích trồng chuyên canh gần 1.000 ha, mỗi năm thu hoạch khoảng 3.000 tấn quả thương phẩm.
Phở ở đây cũng khác biệt hẳn so với phở mà chúng ta thường thấy ở cả nguyên liệu và cách chế biến. Bánh phở Bắc Hà có màu hồng do được làm từ thứ gạo đỏ đặc biệt của địa phương. Trong đó phở chua được chế biến bằng cách trộn phở với nước dưa chua ngâm cải mèo, thịt lợn xá xíu, lạc rang cùng một chút “đậu xị” tạo nên mùi đặc trưng cho món ăn này.
Chơi gì ở Bắc Hà?
Có thể coi Bắc Hà là một điểm du lịch nghỉ dưỡng tránh nóng kết hợp cùng du lịch khám phá vào mùa hè.
Một người dân địa phương chèo thuyền buổi sáng sớm ở hồ nước trong thị trấn Bắc Hà
Một đoạn đường trong thị trấn
Dinh Hoàng A Tưởng
Mận Tam Hoa bán ở chợ thị trấn Bắc Hà
Chợ phiên Bắc Hà chỉ họp duy nhất vào ngày chủ nhật hàng tuần. Đây là nơi đồng bào dân tộc thiểu số đến để mua, bán, gặp gỡ nhau. Du khách nên tới Bắc Hà vào ngày có chợ phiên để khám phá những nét văn hóa và sản phẩm đặc trưng của Bắc Hà
Tháng 6 hàng năm, huyện Bắc Hà tổ chức giải đua ngựa ở sân vận động trung tâm huyện Bắc Hà thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến xem
Bản Phố nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 2km nổi tiếng với nghề nấu rượu ngô. Đến Bản Phố, du khách được tìm hiểu về cách nấu rượu của người dân tộc Mông nhiều đời nay. Trong ảnh là hai mẹ con anh Lý Seo Thồng đang bắc chõ lên bếp để nấu mẻ rượu mới
Những cung đường dẫn ra các xã khác của huyện Bắc Hà, đồi núi trùng điệp hai bên đường đi hiện lên hùng vĩ nhưng cũng không kém phần nên thơ, những người dân tộc thiểu số hiền hòa và thân thiện có thể làm thỏa mãn tay lái của các phượt thủ ưa khám phá và mãn nhãn những người yêu nhiếp ảnh. Trong ảnh là cảnh vật trên đường lên xã Hoàng Thu Phố, nằm cách trung tâm thị trấn Bắc Hà khoảng 12km
Trong thị trấn Bắc Hà có khá nhiều địa điểm để tham quan như dinh Hoàng A Tưởng, chợ văn hóa Bắc Hà, đền Bắc Hà, làng nấu rượu ngô Bản Phố.
Điểm đặc biệt của giải đua ngựa này đến từ sự không chuyên của cả thí sinh và ngựa đua. Những chú ngựa đua không có yên cương, bàn đạp mà chỉ được đóng móng và buộc dây, trong cuộc sống thường nhật là phương tiện thồ hàng của người dân tộc nơi đây. Những &’vận động viên’ trong cuộc đua cũng không qua bất kỳ trường lớp đào tạo đua ngựa nào, ngày ngày vẫn lên nương làm rẫy, lo toan cuộc sống gia đình. Vào cuộc đua, trang bị bảo hộ duy nhất trên người các &’vận động viên’ là chiếc mũ bảo hiểm nhưng đến khi ngồi lên lưng ngựa, họ vừa dũng mãnh, hăm hở như những kị sĩ thực thụ lại vừa toát lên thứ sức mạnh hoang dã của vùng “cao nguyên trắng”.
Theo iHay
Pu Ta Leng Đỉnh cao hùng vĩ thách thức dân 'phượt'
Với chiều cao 3.049m, chỉ đứng sau đỉnh Fansipan (3.413m), Pu Ta Leng ở Lai Châu còn được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương".
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Pu Ta Leng theo tiếng H'Mông gọi là Pú Tả Lèng, với chữ "Pú" nghĩa là núi. Để chinh phục đỉnh núi, bạn đến địa phận xã Hồ Thầu của Lai Châu, cùng người dẫn đường địa phương ở bản Phô bắt đầu hành trình. Những đoạn đường đầu tiên dọc theo con kênh dẫn nước của bản Phô, đường bằng phẵng, khá dễ đi với những triền hoa dại bên đường.
Con đường leo trong ngày đầu tiên chủ yếu men theo suối lên thượng nguồn đầy dốc cao với những tảng đá lớn. Nhưng Pu Ta Leng thực sự là con đường công bằng. Bên cạnh những dốc đá như muốn vắt kiệt sức là những con suối nhỏ róc rách ngày đêm giữa núi rừng, không chỉ nên thơ mà còn là chỗ nghỉ chân lý tưởng của những đoàn leo núi hay người dân đi rừng.
Những con đường mòn xuyên qua rừng tre.
Cảm giác vỡ òa khi đặt chân lên đỉnh Pu Ta Leng, chinh phục thành công "Nóc nhà thứ 2" của Đông Dương sau một cuộc hành trình tốn sức lực. Khu vực đặt mốc Pu Ta Leng chỉ là một khoảng đất nhỏ được những người dẫn đường (porter) phát quang để lấy chỗ đứng, xung quanh vẫn là những cây cao bao bọc. Muốn có được tầm nhìn rộng để ngắm cảnh hay chụp ảnh, bạn phải leo lên những ngọn cây đỗ quyên.
Những ngọn núi cao sừng sững nhưng ở độ cao này cũng chỉ giống như những ốc đảo ẩn hiển giữa đại dương mây trên độ cao 3.049 m. Những nụ đỗ quyên còn chưa hé nở, xa xa là biển mây rực nắng. Chỉ một, hai tháng nữa thôi, khi những nụ đỗ quyên này bừng nở sẽ thắp sáng cả đỉnh Pu Ta Leng.
Tầng tầng lớp lớp mây trắng giữa màu xanh dương của bầu trời và màu xanh lá của núi rừng giống như lớp kem trắng muốt kẹp giữa một chiếc bánh đầy màu sắc.
Tầng tầng lớp lớp mây trắng giữa màu xanh dương của bầu trời và màu xanh lá của núi rừng giống như lớp kem trắng muốt kẹp giữa một chiếc bánh đầy màu sắc.
Cung đường trở về theo hướng Tả Lèng như bù đắp lại những vất vả của những ngày leo dốc bằng khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. Thi thoảng bắt gặp những lán nhỏ của dân bản đi trồng thảo quả trong rừng. Những lán này vừa là nơi nghỉ ngơi, ăn uống của dân bản, vừa dùng làm lò sấy thảo quả sau khi thu hoạch xong.
Để đến Pu Ta Leng, cách duy nhất là bắt xe đi Lai Châu ở Hà Nội tại bến xe Mỹ Đình. Thường có nhiều chuyến vào lúc 8h tối hàng ngày, xe khách giường nằm giá 300.000 đồng /người.
Hành trình leo núi gợi ý: xuất phát từ xã Hồ Thầu, ngày đầu cố gắng leo được đến điểm 2.422 m để quẳng lại bớt đồ đạc không cần thiết và là nơi nghỉ chân qua đêm. Ngày hôm sau chinh phục nốt đỉnh 3.045m và trở lại nghỉ đêm ở điểm cũ 2.422 m. Ngày thứ 3 khởi hành xuống núi theo hướng Tả Lèng (cũng có thể trở về theo lối xuất phát ở Hồ Thầu) để về Hà Nội.
Theo BĐT Tiền Phong
Ngắm mây vờn núi trên đường chinh phục Fansipan Ước mơ của tôi, một người con miền Nam, là được đến Sa Pa - thị trấn sương mù vùng núi Tây Bắc và chinh phục đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương. Chúng tôi đáp xuống sân bay Nội Bài sau 2 giờ bay từ Sài Gòn. Sau đó, ôtô đưa đoàn đi theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai để...