‘Bình thường mới’ đã trở lại, vì sao cổng trường mầm non, tiểu học ở Hà Nội vẫn đóng?
Đến nay, học sinh mầm non và tiểu học tại nhiều nơi trên cả nước đã đi học trực tiếp.
Hà Nội đã qua “đỉnh dịch”, các khu vui chơi, giải trí, các điểm du lịch, phố đi bộ… đã mở cửa trở lại, cuộc sống “bình thường mới” đã trở về bình thường nhưng trẻ mầm non và tiểu học vẫn chưa được tới trường.
Lý do là gì?
Hà Nội là địa phương cho học sinh ở nhà với quy mô lớn và thời gian lâu nhất cả nước. Từ cuối tháng 4/2021 đến nay, khoảng 950.000 học sinh lớp 1-6 cùng 600.000 trẻ mầm non (nhóm chưa tiêm vaccine) vẫn tiếp tục học trực tuyến hoặc nghỉ ở nhà. Ba tuần đầu tháng 2, học sinh tiểu học và lớp 6 ở ngoại thành Hà Nội được trở lại trường, nhưng sau đó phải tạm dừng vì số ca nhiễm tăng nhanh.
Đến nay, các phòng GD&ĐT và trường mầm non, tiểu học ở Hà Nội cho biết họ chưa nhận được thông tin nào cũng như chưa được hỏi ý kiến về việc cho học sinh lứa tuổi này trở lại trường.
Ông Nguyễn Văn Hậu – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết: “Hiện cấp tiểu học và lớp 6 trên địa bàn huyện vẫn dạy ổn định qua hình thức trực tuyến. Khi có văn bản của cấp trên về thay đổi hình thức học, Phòng GD&ĐT huyện sẽ nhanh chóng chỉ đạo các trường thực hiện theo đúng quy định”.
Chị Ngọc Lan – phụ huynh có hai con đang học 2 cấp học khác nhau ở Hà Nội thắc mắc, tại sao đến giờ này học sinh tiểu học vẫn chưa được trở lại trường. “Cuộc sống đã trở về bình thường. Gia đình đã cho các con đi du lịch và đến các khu vui chơi…; Cháu lớn hiện học lớp 7 đã ăn bán trú tại trường, học cả ngày như trước đây… Tôi mong cháu thứ hai đang học lớp 1 được đến trường học trực tiếp vì thời gian năm học không còn nhiều”.
Chưa biết đến khi nào thì các cổng trường mầm non và tiểu học tại Thủ đô Hà Nội mới mở cửa để đón học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Trong cuộc họp về công tác phòng, chống COVID-19 tại Hà Nội ngày 28/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu ngành y tế và các địa phương rà soát công tác chuẩn bị, sẵn sàng phương án, tổ chức diễn tập tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi, đảm bảo có phác đồ là triển khai tiêm nhanh, hiệu quả như đợt tiêm cho trẻ 12-17 tuổi. Báo chí dẫn lời ông Dũng cho rằng “Phải tiêm được vaccine mới yên tâm đưa trẻ đến trường, nếu có nhiễm COVID-19 thì cũng nhẹ và giảm thiểu rủi ro”.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là kết thúc năm học, nếu Hà Nội chờ đợi phải tiêm đủ 2 mũi vaccine mới cho trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 tới trường thì cánh cổng trường mầm non và tiểu học chắc chỉ có thể mở cửa vào mùa khai giảng của năm học tới.
Có nhất thiết phải chờ tiêm vaccine mới cho trẻ đến trường?
Dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS. Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc cho trẻ đi học trở lại là vô cùng cần thiết, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non; không nên chờ tiêm vaccine mới cho trẻ đến trường.
Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, việc trẻ em không được đến trường trong một thời gian dài sẽ gây ra các khiếm khuyết về cả thể chất lẫn tinh thần khi các em không được tương tác với bạn bè, thầy cô, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài, thậm chí khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm…
“Phần lớn trẻ em nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ, nếu so sánh giữa lợi ích và rủi ro thì cần cho trẻ đi học. Vừa qua, trẻ em ở nhà dương tính rất nhiều vì chúng ta nới lỏng các hoạt động, số ca nhiễm trong cộng đồng nhiều, khi người lớn mắc bệnh lây cho trẻ. Nếu ở trường làm các biện pháp phòng dịch tốt, có tổ chức, nguy cơ lây nhiễm chưa chắc cao hơn ở nhà”, PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết.
Như vậy, lý do “Phải tiêm được vaccine mới yên tâm đưa trẻ đến trường” của Hà Nội liệu có cứng nhắc không khi thời gian của năm học không còn nhiều. Hơn nữa, từ tháng 4/2021 đến nay, lứa học sinh này của Thủ đô chưa một ngày được đặt chân đến lớp trong khi học sinh tại nhiều địa phương trên cả nước đã được đến trường.
Các mốc học trực tiếp của học sinh Hà Nội:
Từ 8/11/2021: Học sinh lớp 9 huyện Ba Vì đi học trực tiếpTừ 22/11/2021: Học sinh lớp 9 tại 17 huyện, thị xã đi họcTừ 6/12/2021: Học sinh lớp 12 toàn TP đến trường (luân phiên)Từ 8/2/2022: Học sinh lớp 7 đến 12 toàn TP đến trườngTừ 10/2/2022: Học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành đến trườngTừ 21/2/2022: Dự kiến học sinh tiểu học, lớp 6 thuộc 12 quận đi học nhưng sau đó, kế hoạch này tạm hoãnTừ 28/2/2022: Học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành chuyển học trực tuyếnTừ 21/3/2022: Đẩy mạnh học trực tiếp với học sinh lớp 7-12.Học sinh mầm non: Vẫn nghỉ tại nhà
Học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường: Có đóng cửa trường khi xuất hiện F0?
Sáng nay toàn bộ học sinh bậc tiểu học và lứa trẻ 3-6 tuổi bậc mầm non tại TP.HCM đã đồng loạt trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học phòng dịch.
Từ sáng sớm, các trường đã chuẩn bị sẵn sàng thiết bị đo thân nhiệt, khử khuẩn, tạo lối đi riêng. Với bậc mầm non vì tuần đầu tiên chưa tổ chức ăn sáng nên đón trẻ trễ hơn, từ 7 giờ sáng các trường mới bắt đầu đón các em. Trong khi đó, với bậc tiểu học, nhiều trường tổ chức bán trú, ăn sáng tại trường nên mới hơn 6 giờ đã nhiều phụ huynh đưa con tới trường.
Trẻ mầm non Trường Bé Ngoan (Q.1) trong ngày đầu tiên đến trường. Ảnh NGUYỄN LOAN
Tại trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp), trường phân làn riêng phụ huynh chở con vào sân, sau đó học sinh được giáo viên đón đo nhiệt độ, khử khuẩn. Các em đều được chào đón bằng việc nhận lì xì và một chiếc kẹo, học sinh vì thế rất vui vẻ trong ngày đầu tiên đến trường.
Tương tự, tại Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Q.Bình Thạnh), trường chỉ đón học sinh khối 1 để các em làm quen, sau đó mới đón các khối khác. Dù ngày đầu tiên nhưng các em thực hiện quy định khá tốt theo hướng dẫn của giáo viên.
Trẻ mầm non khử khuẩn, rửa tay trong ngày đầu tiên đến trường. Ảnh NGUYỄN LOAN
Tuy nhiên, với bậc mầm non, đặc biệt mầm non tư thục, dù vui mừng nhưng nỗi lo lớn nhất của các chủ trường là việc hoạt động trong thời gian tới, liệu có còn phải đóng cửa trường khi xuất hiện các chủng mới hay tình hình dịch bệnh chuyển biến xấu?
Từ 14.2, học sinh TP.HCM sẽ học và phòng dịch như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết việc cho các em đi học lại là hoạt động cần thiết của thành phố.
"Thành phố thì mong muốn các em đi học lại ổn định theo tinh thần linh hoạt thích ứng và việc đóng cửa trường hay không chúng tôi không nói trước được nhưng trong trường hợp xấu nhất, việc đóng cửa trường sẽ là phương án cuối cùng, chỉ bất khả kháng mới tính đến phương án này. Tinh thần chung là chúng ta phải cố gắng duy trì cho trẻ đến trường, còn việc hoạt động ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức của trường. Nếu trường làm chuẩn, tuân thủ đầy đủ các quy định, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, phụ huynh... thì tôi tin mọi hoạt động sẽ được duy trì tốt", ông Dương Anh Đức nói.
Trong trường hợp xấu, nếu trường nào xuất hiện F0, theo ông Dương Anh Đức, sẽ xử lý theo quy trình, hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM. Thậm chí trường nào phát hiện nhiều ca F0 thì xử lý cục bộ trong trường đó, không có chuyện đóng cửa trường học như trước đây.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM trước tết, có tới 95% phụ huynh bậc tiểu học đăng ký cho con đi học trực tiếp tại trường, ở bậc mầm non tỷ lệ này cũng rất cao.
Thừa Thiên - Huế: 90 trường nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến vì dịch Covid-19 Tình hình dịch Covid-19 tại Thừa Thiên - Huế đang diễn biến phức tạp và đến nay có hơn 90 trường cho học sinh nghỉ học trực tiếp để chuyển sang học trực tuyến vì nhiều giáo viên và học sinh có liên quan đến yếu tố dịch tễ. Sáng 5.11, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế,...