Bình Thuận đề xuất dùng bùn nạo vét Vĩnh Tân để ‘lấn biển’
Lo ngại ô nhiễm môi trường, tỉnh Bình Thuận kiến nghị Trung ương xem xét, chỉ đạo trong việc nhận chìm bùn nạo vét xuống biển.
Ngày 24/7, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết Tỉnh ủy đã có văn bản gửi Ban bí thư, Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng về việc xin ý kiến chỉ đạo vụ nhận chìm bùn nạo vét ở Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và Tổng công ty phát điện 3 (Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4).
Ông Hùng cho biết, ngoài gần một triệu m3 bùn nhận chìm đã được cấp phép cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 thì Tổng công ty phát điện 3 đang làm thủ tục xin phép nhận chìm thêm 2,4 triệu m3 vật chất.
“Để tránh ảnh hưởng môi trường, chúng tôi kiến nghị xem xét có thể sử dụng vật chất nạo vét làm vật liệu bồi lấp, phục vụ các công trình lấn biển. Giải pháp này cũng phải qua các khâu đánh giá tác động môi trường kỹ càng, nhưng nó có tính ưu điểm là có kè, nhốt vật chất lại, khỏi lây lan cho vùng biển khác”, Bí thư tỉnh Bình Thuận nói.
Vũng quay tàu trước nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Ảnh: Phước Tuấn.
Video đang HOT
Theo ông Hùng, Bình Thuận đang phối hợp với Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 triển khai việc nhận chìm gần một triệu m3 bùn theo giấy phép của Bộ Tài nguyên. Tuy nhiên, trước nhiều thông tin trái chiều xung quanh vấn đề này, đặc biệt ý kiến của một số nhà khoa học nên Tỉnh ủy muốn xin ý kiến Trung ương.
“Mong muốn của tỉnh là vụ việc sẽ được xử lý đúng mức, toàn diện, khoa học, khách quan để giải thích rõ cho cộng đồng dân cư hiểu, thực hiện tốt vấn đề trên. Trước khi Tỉnh ủy có văn bản thì UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng và các Bộ ngành liên quan xem xét, có hướng xử lý”, ông Hùng nói.
Trước đó, Bộ Tài nguyên cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần một triệu m3 bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Khu vực biển nhận chìm có diện tích 30 ha, cách Hòn Cau 8 km và nơi nhận chìm độ sâu lớn nhất là -31 đến -36 m.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lo ngại có thể xảy ra “thảm họa môi trường” nếu việc nhận chìm được triển khai, đồng thời cho rằng đơn vị tư vấn đã mạo danh một số người trong hồ sơ thẩm định để xin phép Bộ Tài nguyên Môi trường.
Phước Tuấn
Theo VNE
Đang quây phao đánh dấu vị trí nhận chìm 1 triệu m3 chất thải xuống biển
Hiện tại, Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đang tiến hành lập phao quây để đánh dấu vị trí nhấn chìm vật chất xuống biển Bình Thuận, đồng thời dựng hàng rào lưới chắn để ngăn sự lan truyền của vật chất thải xuống ra bên ngoài khu vực cho phép.
Theo thông tin của người dân sống tại xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận), hôm nay ngày 21/7, đơn vị này vẫn chưa tiến hành việc nhấn chìm vật chất xuống biển.
Theo thông tin PV Dân trí có được, hiện tại Viện Hải dương học Nha Trang đang tiến hành quan trắc tại 12 điểm xung quanh khu vực được cho phép nhấn chìm số vật chất là bùn, cát thu được từ quá trình nạo vét khu vực cảng của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Khu vực biển được cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 vật chất
Trong 1 diễn biến khác, thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, ông Nguyễn Ngọc Hai - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, đã có công văn hỏa tốc gửi Bộ Tài nguyên - Môi trường về việc thực hiện giấy phép nhận chìm gần 1 triệu m3 vật chất sau nạo vét xuống vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân mà Bộ đã cấp ngày 23/6. Trong đó, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị bổ sung thêm 10 điểm quan trắc tại các khu vực nuôi cá lồng bè, lấy nước nuôi tôm giống, làm muối, bãi hải đặc sản...
Trước đó, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển vật liệu nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Đề nghị này đã được Bộ Tài nguyên - Môi trường chấp thuận. Tổng diện tích được phép nhận chìm là 30ha mặt nước biển, nơi nhận chìm có độ sâu không quá 30m ở vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân.
Theo hồ sơ của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, vật chất được cho phép nhận chìm xuống biển có 80% là sạn sỏi cát, 2% là bùn và sét, còn lại là là vỏ ốc, sò...
Trúc Hà
Theo Dantri
Việc nhận chìm bùn, cát ở biển Vĩnh Tân được thực hiện như thế nào? Ngày 7/7, Bộ TN-MT và UBND tỉnh Bình Thuận đã có cuộc họp với các bên về việc cấp phép nhận chìm hơn 918.500 m3 bùn, cát xuống biển. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nói cần thực hiện công tác hậu kiểm sau nhấn chìm. Ngày 7/7, Bộ Tài nguyên - Môi trường và UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức cuộc...