Binh sĩ Ukraine gần hoàn tất chương trình huấn luyện, Mỹ sớm giao tên lửa Patriot cho Kiev
65 binh sĩ Ukraine dự kiến rời khỏi căn cứ ở bang Oklahoma (Mỹ) trong một vài ngày tới để sang châu Âu nhận huấn luyện bổ sung trước khi trở về nước cùng một hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Bệ phóng tên lửa Patriot bên ngoài đồn Fort Sill. Ảnh: AP
Mặc dù các quan chức quân sự Mỹ không đưa ra mốc thời gian chính xác chuyển giao hệ thống Patriot tới Ukraine song một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc tiết lộ nó sẽ sớm hơn dự kiến ban đầu.
“Vì lý do an ninh, tôi không thể đưa ra lịch trình chính xác cho việc chuyển giao vũ khí nhưng chúng tôi có thể tự tin mà nói rằng chúng tôi có thể cấp tốc đưa Patriot tới Ukraine”, Chuẩn tướng Pat Ryder – người phát ngôn của Lầu Năm Góc – phát biểu ngày 21/3.
Hồi tháng 1, một nhóm binh sĩ Ukraine đã được điều động sang Mỹ để học cách sử dụng hệ thống tên lửa phòng không nhằm theo dõi và bắn hạ máy bay của kẻ địch. Khóa huấn luyện kéo dài trong 10 tuần.
Đại tá Martin O’Donnell, phát ngôn viên của Lục quân Mỹ tại Đức, cho biết nhóm binh sĩ Ukraine mới được huấn luyện sẽ kết hợp với các lực lượng phòng không Ukraine khác ở châu Âu để sử dụng hệ thống Patriot do Mỹ, Hà Lan và Đức triển khai tới Ukraine “trong những tuần sắp tới”.
Video đang HOT
Một hệ thống phòng không Patriot gồm 6 bệ phóng tên lửa di động, một radar di động, một máy phát điện và một trung tâm kiểm soát giao chiến.
Theo Thiếu tướng Shane Morgan – chỉ huy căn cứ Fort Sill, hệ thống tên lửa Patriot đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ các khu vực sinh sống của dân thường và cơ sở hạ tầng quan trọng và việc huấn luyện binh sĩ Ukraine là một phần trong nỗ lực quốc tế với sự tham gia của hơn 50 quốc gia đang cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine.
Thiếu tướng Morgan thừa nhận ban đầu binh sĩ Ukraine phải đối mặt với những thách thức như rào cản ngôn ngữ song họ học hỏi rất nhanh. Các binh sĩ đều là lực lượng tinh nhuệ, lựa chọn cẩn thận với kinh nghiệm phòng không dày dạn.
Thiếu tướng Morgan nói: “Chúng tôi đánh giá các binh sĩ Ukraine rất ấn tượng và hoàn toàn là những người học nhanh nhờ kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phòng không của họ trong khu vực chiến sự. Những kinh nghiệm đó khiến họ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt quy trình vận hành và bảo trì hệ thống Patriot”.
Một huấn luyện viên giấu tên chia sẻ anh rất kinh ngạc khi thấy người Ukraine cực nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống hệ thống bị rò rỉ chất làm mát trong những ngày đầu huấn luyện. Thay vì phải gửi yêu cầu chính thức khi gặp sự cố và mất vài ngày mới hoàn thành thì đối với các binh sĩ Ukraine, quá trình này chỉ mất có 20 phút.
“Điều đó cho thấy khả năng thích ứng với hoàn cảnh của các binh sĩ. Ở Ukraine, họ không tính bằng ngày, mà chỉ có thể bằng phút thôi”, vị huấn luyện viên nói.
Bình luận về việc Mỹ cung cấp Patriot cho Ukraine, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay và là điều không có lợi cho Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả hệ thống Patriot là vũ khí lỗi thời mà Nga sẽ có thể đối phó được.
Quan chức Mỹ dự đoán Ukraine sẽ mở chiến dịch phản công vào tháng 5
Quan chức Mỹ dự đoán Ukraine sẽ tiến hành cuộc phản công nhằm vào Nga trong tháng 5, sử dụng các loại vũ khí do các nước NATO đã viện trợ.
Binh sĩ Ukraine ở Kherson. Ảnh: AFP
Dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, tờ Politico cho biết các gói viện trợ quân sự mà Mỹ gửi tới Ukraine từ 4 đến 5 tháng trước sẽ đáp ứng những gì Ukraine cần để thực hiện cuộc phản công sắp tới.
Theo nguồn tin, Kiev đang chuẩn bị cho chiến dịch phản công ngay cả khi nhân lực và nguồn lực dần cạn kiệt do kiên trì bám trụ thành phố Bakhmut ở tỉnh Donetsk, miền Đông nước này. Dù đã trở thành nơi diễn ra một số cuộc giao tranh ác liệt nhất giữa Nga và Ukraine trong năm nay, các quan chức cấp cao của Mỹ đánh giá Bakhmut chỉ có ý nghĩa tượng trưng và không có vai trò quan trọng về mặt chiến lược hay tác chiến.
Politico cho biết trong khi cả Nga và Ukraine đều chịu thương vong đáng kể khi chiến đấu ở Bakhmut, Kiev đã mất một số binh sĩ giàu kinh nghiệm nhất. Các quan chức Mỹ cho rằng Ukraine nên rút khỏi thành phố mà Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố là pháo đài. Tờ báo cũng tiết lộ rằng trong khi Ukraine không quan tâm đến lời khuyên này, Mỹ đang thúc giục Quân đội Ukraine tiết kiệm đạn dược để duy trì nguồn lực cho chiến dịch phản công.
Theo nguồn tin, Kiev vẫn chưa đưa ra chiến lược cho cuộc phản công sắp tới. Trong khi đó, các quan chức Mỹ nhận định kịch bản vượt sông Dnieper gần thành phố Kherson là "không thực tế", vì Ukraine không có đủ nhân lực cho chiến dịch đổ bộ bằng phương thức này. Kịch bản thứ hai sẽ yêu cầu lực lượng Kiev tiến công từ phía Bắc trong nỗ lực cô lập Crimea với đất liền Nga.
Các quan chức Mỹ giấu tên nhấn mạnh quyết định khi nào phản công và phản công ở đâu, rút quân hay không rút quân khỏi Bakhmut phụ thuộc hoàn toàn vào Tổng thống Zelensky và giới lãnh đạo Ukraine.
Tuy nhiên, Politico lưu ý các tướng lĩnh cấp cao của Mỹ đã tiếp đón giới chức Ukraine tại Wiesbaden (Đức) trong tháng này để giúp họ chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới. NATO cũng đã nỗ lực huấn luyện Quân đội Ukraine về việc sử dụng chiến thuật giúp giảm bớt tổn thất trên chiến trường.
Hôm 15/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington và các đồng minh đang nỗ lực viện trợ vũ khí và huấn luyện Quân đội Ukraine, hỗ trợ nước này phản công trước khi Nga kịp mở một đợt tấn công mới quy mô lớn.
"Ukraine không còn nhiều thời gian. Chúng ta phải nhanh chóng thực hiện các cam kết viện trợ cho họ, bao gồm cung cấp các khí tài bọc thép, đảm bảo binh sĩ được huấn luyện, hỗ trợ linh kiện và bảo dưỡng mà họ cần để sử dụng các hệ thống khí tài mới sớm nhất có thể", Bộ trưởng Austin nói.
Phía Ukraine hiện vẫn chưa bình luận về thông tin trên. Song hôm 10/3, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine, cho hay chiến dịch phản công của quân đội nước này có thể sẽ bắt đầu trong khoảng hai tháng tới. Ông cho biết Quân đội Ukraine trước tiên sẽ tập trung vào việc cố gắng duy trì quyền kiểm soát thành phố Bakhmut.
Về phần mình, Nga cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine chính là cuộc chiến ủy nhiệm của Mỹ chống lại nước này và các binh sĩ Ukraine chính là "bia đỡ đạn". Moskva cáo buộc Washington đã ngăn cản Kiev ký thỏa thuận hòa bình với Nga trong những tháng đầu tiên của cuộc xung đột, thay vào đó yêu cầu Kiev tiếp tục chiến đấu.
Giao tranh ở phía Bắc Bakhmut Phép thử cho khả năng phòng thủ của Ukraine Từ một căn nhà nhỏ ở ngôi làng miền Đông Ukraine, Andrii Tuman - vị chỉ huy có mật danh "Sương mù" - đã lãnh đạo tiểu đoàn của ông ngày đêm ngăn chặn các cuộc tấn công ngày càng dữ dội từ quân đội Nga. Các bác sĩ điều trị cho binh sĩ Ukraine trong xe cứu thương. Ảnh: Reuters Những điều...