Binh sĩ TQ giành chỗ của dê Ấn Độ tạo len siêu đắt cho bò Tây Tạng
Xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến hàng nghìn con dê Changthangi, loài vật cho thu hoạch lông để xuất loại len đắt nhất thế giới, tử vong vì bị đuổi khỏi nơi chăn thả.
Theo SCMP, căng thẳng tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến hàng nghìn cá thể dê Changthangi, loài vật cho ra loại len đắt nhất thế giới, chết hàng loạt trong thời gian qua.
Dê Changthangi sống ở vùng núi cao tại khu vực sa mạc Ladakh. Đây là khu vực nằm đối diện Tây Tạng, nơi quan chức Ấn Độ cho biết binh sĩ Trung Quốc đã tiến hành nhiều vụ lấn chiếm trong những tuần qua.
“Quân đội Trung Quốc từng lấn chiếm vào lãnh thổ của chúng tôi nhiều mét, nhưng lần này họ đã tiến sâu tới vài kilomet”, Jurmet, cựu quan chức địa phương của Ấn Độ sống tại Ladakh, cho biết.
Dê Changthangi. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
“Đây là mùa sinh sản của loài dê này. Khoảng 85% những con mới sinh chết năm nay bởi chúng bị đẩy khỏi vùng chăn thả đến những khu vực lạnh giá”, ông Jurmet nói.
Sonam Tsering, đại diện Hiệp hội hợp tác xã Changthangi, cho biết binh sĩ Trung Quốc đã đuổi những đàn dê Changthangi ra khỏi khu vực chăn thả truyền thống để lấy chỗ cho những đàn bò Tây Tạng. Trong khi đó, binh sĩ Ấn Độ ngăn không cho đàn gia súc đi vào những khu vực được cho là nhạy cảm bởi e ngại về an ninh.
Những người chăn dê cho biết vài năm trước, họ có thể tự do băng qua dòng sông Indus đóng băng vào mùa đông để đưa đàn dê tới vùng chăn thả kín gió ở đây. Tuy nhiên, khu vực này hiện đã bị chiếm đóng bởi binh sĩ Trung Quốc, khiến việc chăn thả trở nên bất khả thi.
Quan chức Ấn Độ cho biết hàng chục nghìn con dê đã chết do bị đuổi khỏi các khu vực chăn thả truyền thống. Số lượng đàn dê sụt giảm ảnh hưởng trầm trọng vì xung đột biên giới, cùng với biến đổi khí hậu khiến thời tiết khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng nghìn nông dân tại khu vực.
Quan chức Ấn Độ cho biết nhiều gia đình đã phải từ bỏ nghề gia truyền qua nhiều thế hệ để di cư tới các thị trấn ở Ladakh tìm kiếm nguồn sinh kế khác.
Mỗi năm, lông thu hoạch từ dê Changthangi được sử dụng để sản xuất khoảng 50 tấn len chất lượng thượng hạng. Hầu hết len được dệt thành sợi hoặc khăn, bày bán tại những cửa hàng xa xỉ từ London tới Dubai, với giá lên tới 800 USD một chiếc khăn.
Trung Quốc điều tướng trẻ chỉ huy lực lượng sát Ấn Độ
Tướng Từ Khởi Linh được bổ nhiệm làm chỉ huy lục quân tại Chiến khu miền Tây giáp Ấn Độ, thay viên tướng nhiều tuổi hơn.
Trung tướng Từ Khởi Linh, cựu chỉ huy lục quân của Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông, hồi tháng 5 được điều động tới miền tây thay tướng Hà Vệ Đông, tài khoản mạng xã hội WeChat của Chiến khu miền Tây Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 8/6 xác nhận.
Chiến khu miền Tây của PLA chịu trách nhiệm giám sát biên giới ở các khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng, giáp với Ấn Độ.
"Do căng thẳng leo thang với Ấn Độ vì , Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Tây cần một chỉ hutranh chấp biên giớiy trẻ tuổi hơn để lãnh đạo lực lượng tiên phong trong thời kỳ nhạy cảm hiện nay", một nguồn tin trong PLA cho biết. "Tướng Từ năm nay 57 tuổi, trẻ hơn tướng Hà 5 tuổi. Môi trường làm việc ở vùng cao nguyên phía tây rất khắc nghiệt, người trẻ ở đó cũng trở nên già trước tuổi".
Nguồn tin cho biết vị trí mới của thượng tướng Hà Vệ Đông ở Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông sẽ "thoải mái hơn" khu vực phía tây, nơi ông công tác 4 năm qua. Tướng Hà Vệ Đông có thể nghỉ hưu sau thời gian làm việc tại Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông.
Tướng Từ Khởi Linh trong cuộc phỏng vấn với kênh CCTV, tháng 1/2019. Ảnh: CCTV.
Căng thẳng biên giới bùng phát gần đây giữa Ấn Độ và Trung Quốc khiến hai nước gấp rút điều binh sĩ cùng khí tài lên các khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya để khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc hôm 6/6 điều hàng nghìn lính dù tới cao nguyên tây bắc diễn tập và cho biết lực lượng này có thể hiện diện ở biên giới với Ấn Độ "chỉ trong vài giờ" sau khi có lệnh.
Đại diện quân đội hai nước hôm 6/6 có cuộc hội đàm để giải quyết tình trạng đối đầu tại thung lũng sông Galwan, nằm giữa vùng Ladakh do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping nhận định căng thẳng biên giới Trung - Ấn khiến Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Tây cần người quen hiệp đồng tác chiến giữa lục quân và không quân. "Tất cả lực lượng chiến đấu mà Bắc Kinh điều tới biên giới được huấn luyện tác chiến đổ bộ và cần một chỉ huy như tướng Từ Khởi Linh", Song nói.
Tướng Từ Khởi Linh từng là tham mưu trưởng quân đoàn 54. Quân đoàn này được sáp nhập với quân đoàn 83 năm 2015 trong đợt cải tổ quân đội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Từ Khởi Linh là một trong những tướng trẻ của PLA được ông Tập trọng dụng. Ông này từng công tác tại 4 trong 5 bộ tư lệnh vùng của PLA, được thăng hàm trung tướng năm 2019 sau khi nhậm chức chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông một năm trước.
Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông của PLA chịu trách nhiệm phòng thủ, giám sát an ninh cho Thượng Hải cùng các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Phúc Kiến, Giang Tây và khu vực biển Hoa Đông.
"Vị trí mới của Từ Khởi Linh trong Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Tây là thử thách mới với tướng này. Nếu có thể xử lý tranh chấp biên giới Trung - Ấn đúng cách, ông ấy có khả năng được thăng chức trong tương lai", nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc diễn tập chuyển quân giữa lúc căng thẳng leo thang với Ấn Độ Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tổ chức các cuộc thực hành di chuyển binh lính vào ban đêm tới các điểm cao tại khu tự trị Tây Tạng. Các hoạt động này diễn ra vào thời điểm căng thẳng kéo dài tại biên giới Trung Quốc - Ấn Độ gần 1 tháng qua. Tờ Thời báo Hoàn cầu mới...