Bình Sa: Diện mạo xã thay đổi, đời sống người dân nâng cao
Thời gian qua, với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng tình ủng hộ của người dân xã Bình Sa ( Thăng Bình, Quảng Nam), việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã đã mang lại hiệu quả thiết thực, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên.
Kinh tế khởi sắc, đời sống người dân nâng cao
Ông Châu Quang Anh – Chủ tịch UBND xã Bình Sa cho biết, dấu ấn 5 năm qua là xã Bình Sa cán đích NTM năm 2017, sau khi về đích, địa phương tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Mặc dù, còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bình Sa đã đạt được nhiều kết quả hết sức ấn tượng.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đã làm thay đổi diện mạo nông thôn xã Bình Sa. Ảnh: Trần Hậu.
Kinh tế tăng trưởng khá, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII đã đề ra. Tổng sản xuất các ngành kinh tế trong năm 2020 ước đạt 310 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,37%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 3,9%; công nghiệp – xây dựng là 19,6%; thương mại – dịch vụ là 19,42%.
Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ tương ứng 30,53% – 37,18% – 32,29%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 41 triệu đồng/người/năm, tăng 18 triệu đồng so với năm 2015.
Trên lĩnh vực nông nghiệp cơ bản ổn định, địa phương đã thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổng diện tích sản xuất toàn xã là 1198ha. Trong đó, cây lương thực 405ha, cây có củ 173ha, cây công nghiệp hàng năm 422,5ha, cây thực phẩm 197,3ha. Đã quy hoạch 9ha sản xuất rau màu tại thôn Châu Khê, xây dựng cánh đồng tập trung tại thôn Bình Trúc, diện tích 20ha để sản xuất lúa thiên ưu 8 và cây đậu phụng, giá trị thu nhập 68 triệu đồng/ha/năm.
Diện tích nuôi trồng thủy sản 37/41ha, đã quy hoạch khu nuôi tôm thâm canh tại thôn Bình Trúc với quy mô 30ha, tổng sản lượng nuôi trồng, đánh bắt bình quân hàng năm đạt 441,5 tấn.
Video đang HOT
Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng khá, đến nay có nhiều nhà thầu xây dựng hoạt động trên địa bàn xã, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động địa phương.
Trường học, giao thông,… được địa phương chú trọng đầu tư. Ảnh: Trần Hậu.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, hạ tầng giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, lưu thông hàng hóa. Các ngành dịch vụ đang phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Trong 5 năm qua có thêm 51 hộ kinh doanh cá thể, nâng số hộ kinh doanh cá thể toàn xã lên 210 hộ với các ngành nghề chủ yếu như: dịch vụ, vận tải, xây dựng,…
Mạng lưới internet được phủ khắp xã, hệ thống lưới điện nông thôn được nâng cấp, 100% hộ dân dùng điện, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
Dấu ấn NTM
Ông Anh cho biết, xã Bình Sa đã hoàn thành 19 tiêu chí và được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2017. Những năm qua, xã tiếp tục giữ vững và nâng chất các tiêu chí.
Năm 2017, xã Bình Sa chọn khu dân cư thôn Bình Trúc 1 (nay là Bình Trúc) để xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, sau 2 năm triển khai thực hiện đến nay thôn duy trì đạt 10/10 tiêu chí.
Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hệ thống giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất y tế, trường học được đầu tư xây dựng, góp phần đổi mới diện mạo của xã, an ninh trật tự, an toàn xã hội được ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.
Trạm y tế xã Bình Sa, nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người dân. Ảnh: Trần Hậu.
Những năm qua, địa phương đã tập trung và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội. Trong đó, có một số dự án quan trọng đã được triển khai thực hiện trên địa bàn xã từ các chương trình, dự án của tỉnh, của huyện như: Trạm bơm Tứ Sơn được đầu tư xây dựng với kinh phí trên 40 tỷ đồng, cung cấp nước tưới cho 210ha tại các thôn Bình Trúc, Tây Giang, Cổ Linh và đã khai thác có hiệu quả.
Bên cạnh đó, đã xây dựng, kiên cố 3,7km giao thông nông thôn, 11,5km giao thông nội đồng, 7,95km kênh mương nội đồng; cầu cống, công trình nước sạch; cải tạo nâng cấp trụ sở UBND xã; xây mới, nâng cấp các nhà văn hóa thôn, trung tâm văn hóa xã. Cùng với nguồn vốn của cấp trên và nguồn xã hội hóa đã cải tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa, mua sắm trang thiết bị cho các trường học. Tổng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong 5 năm qua là 33,725 tỷ đồng.
Hải Phòng: Tiền hỗ trợ gia cầm chết vì trận bão năm 2012 vẫn nằm trong túi thủ quỹ xã
Sau cơn bão số 8 diễn ra cuối tháng 10/2012, hàng trăm hộ dân có gia cầm bị thiệt hại tại xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo) đã được xét duyệt tiền hỗ trợ. Nhưng số tiền đó vẫn bị "giam" trong tay thủ quỹ UBND xã suốt 8 năm nay.
Mỏi mòn chờ tiền hỗ trợ
Trong đơn phản ánh gửi tới tạp chí Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL) ông Tuấn Anh (trú tại xã Đồng Minh) đã tố cáo cán bộ xã có nhiều khuất tất trong việc chi trả tiền do TP. Hải Phòng hỗ trợ bà con bị thiệt hại do cơn bão số 8 hồi cuối tháng 10/2012.
Cụ thể, theo phản ánh, gần 8 năm qua, hộ chăn nuôi gia cầm của xã này chưa nhận được tiền hỗ trợ gia cầm bị thiệt hại do bão. Nguyên nhân là thống kê ban đầu cho biết chỉ có 3.000 con gà bị chết nhưng "thống kê lại" thì lên tới 10.389 con. Khi bà con thắc mắc, lãnh đạo xã trả lời: Bao giờ kiếm đủ số tiền hỗ trợ 10.389 con (hơn 58 triệu đồng), xã sẽ tiến hành chi trả. Và thế là, gần 8 năm nay, khoản tiền hỗ trợ đó chưa được chi trả cho người dân.
Trong khi đó, theo quy định, tiền ngân sách dùng để hỗ trợ, cứu trợ bà con bị thiệt hại do thiên tai nếu không chi trả hết, phải trả lại nơi cấp. Số tiền chưa chi trả, phải chuyển vào ngân sách. Việc UBND xã Đồng Minh không trả lại số tiền còn dư sau khi chi trả cho các hộ có diện tích lúa, rau màu, thủy sản bị thiệt hại, không chuyển vào ngân sách số tiền chưa chi trả cho các hộ có gia cầm bị thiệt hại mà giao cho thủ quỹ UBND xã quản lý là sai so với quy định. Tuy nhiên không hiểu sao gần 8 năm qua, lãnh đạo xã Đồng Minh và huyện Vĩnh Bảo đã bỏ qua vấn đề này.
Hộ chăn nuôi ở xã Đồng Minh mỏi mòn chờ tiền hỗ trợ.
Vụ việc khiến dư luận xã Đồng Minh nói riêng, huyện Vĩnh Bảo nói chung có nhiều bức xúc. Thông qua đơn phản ánh, các hộ chăn nuôi nói trên đề xuất báo chí lên tiếng để UBND huyện Vĩnh Bảo và UBND xã Đồng Minh nhanh chóng vào cuộc, tháo gỡ khúc mắc cho người dân.
Do thống kê số gà chết tăng gấp 3 lần
Trao đổi với PV về vấn đề nói trên, ông Phạm Văn Ngọc - Chủ tịch UBND xã Đồng Minh - cho biết, cơn bão số 8 cuối tháng 10/2012 gây thiệt hại lớn đến hoa màu, vật nuôi của người dân xã Đồng Minh. Ngay sau khi bão tan, UBND xã thành lập các tổ công tác thống kê số tài sản thiệt hại, báo cáo nhanh với UBND huyện Vĩnh Bảo, các cơ quan, ban ngành chức năng. Căn cứ vào báo cáo của các địa phương, UBND huyện Vĩnh Bảo báo cáo UBND Thành phố.
Trên cơ sở nguồn ngân sách Thành phố cấp cho cứu trợ, hỗ trợ, ngày 16/1/2013, UBND huyện Vĩnh Bảo ra quyết định phân bổ cho các xã, thị trấn trên địa bàn, trong đó, xã Đồng Minh được hỗ trợ 263 triệu đồng.
Đến ngày 31/1/2013, xã Đồng Minh tiến hành chi trả trực tiếp cho bà con. Trong đó, 200 triệu đồng dành cho hỗ trợ các hộ có diện tích lúa bị thiệt hại trên 30%, 6 triệu đồng dành cho hỗ trợ các hộ có diện tích hoa màu thiệt hại từ 30% trở lên, 30 triệu đồng dành cho hỗ trợ các hộ có diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trên 70%, 10 triệu đồng dành cho hỗ trợ 1 hộ có nhà bị hư hỏng nặng.
Còn gần 17 triệu đồng hỗ trợ các hộ có 3.000 con gà bị chết (mức hỗ trợ 5.600 đồng/con), UBND xã Đồng Minh không chi trả. Xã lấy lý do thống kê ban đầu báo cáo huyện chỉ có 3.000 con, sau "thống kê lại" lên tới 10.389 con.
Như vậy, ngoài số tiền gần 17 triệu đồng kể trên cộng với số tiền chi trả còn dư (chi trả thiệt hại lúa dư hơn 11 triệu đồng, thiệt hại rau màu dư 5 triệu đồng, thiệt hại thủy sản dư gần 7 triệu đồng) tổng cộng số tiền chi trả còn tồn đã lên tới hơn 40 triệu đồng. Số tiền này đã được UBND xã Đồng Minh giao cho thủ quỹ quản lý từ tháng 1/2013 đến nay.
Ông Nguyễn Đức Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo - cho biết, sau khi nhận được phản ánh của phóng viên, UBND huyện Vĩnh Bảo yêu cầu UBND xã Đồng Minh báo cáo tình hình cụ thể và đề xuất hướng giải quyết. Đồng thời, huyện cũng đã thành lập tổ công tác gồm đại diện các phòng, ban huyện liên quan xuống xã Đồng Minh tìm hiểu, xác minh nắm tình hình.
Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của UBND xã Đồng Minh, báo cáo của tổ công tác, căn cứ tình hình thực tế, UBND huyện Vĩnh Bảo sẽ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP. Hải Phòng để sớm chi trả tiền hỗ trợ cho bà con có gia cầm bị thiệt hại do cơn bão số 8 năm 2012.
Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên Những năm qua, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (TCCS) và đảng viên, phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Một góc...