Bình Phước định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Theo UBND tỉnh Bình Phước, địa phương này đang hướng đến mục tiêu là một trong những tỉnh tiên phong về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây công nghiệp nâng cao hiệu quả nông nghiệp, tạo chuỗi sản xuất lớn.
Đồng thời hình thành và thu hút nhiều doanh nghiệp có thương hiệu, tiềm năng và thế mạnh, phấn đấu có nhiều thương hiệu nổi tiếng, uy tín trên địa bàn tỉnh.
Mô hình trồng dưa lưới ở Bình Phước cho hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: Thanh Liêm)
Theo đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030, tỉnh Bình Phước sẽ có 5 khu nông nghiệp công nghệ cao gồm: Đồng Xoài 68 ha với tổng mức đầu tư 264 tỷ đồng, Thanh Lễ 260 ha với mức đầu tư 1.402 tỷ đồng, Đồng Phú 496 ha khoảng 259 tỷ đồng, Hải Vương 650 ha khoảng 2.500 tỷ đồng và khu trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao quy mô 300 ha khoảng 179 tỷ đồng.
Tỉnh Bình Phước cũng xây dựng 10 vùng sản xuất điều với quy mô tối thiểu 300 ha, 5 vùng sản xuất tiêu với diện tích 2.000 ha, 10 vùng sản xuất cây ăn quả với 100 ha, 3 vùng chăn nuôi bò thịt với 40.000 con/năm, 10 vùng chăn nuôi lợn giống với 2.000 con/năm, 5 vùng chăn nuôi gia cầm với 50.000 con/lứa. Đồng thời, tập trung phát triển các mô hình điểm về nông nghiệp sạch, thực hiện 20 dự án trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phù hợp, phát triển 10 doanh nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Video đang HOT
Được biết, những năm qua, từ một tỉnh thuần nông, chuyên canh cây công nghiệp, Bình Phước đã đột phá, trở thành một trong những địa phương tại khu vực phía Nam đi đầu về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất tăng hàng chục lần so với sản xuất truyền thống.
Từ khi đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Bình Phước, qua đánh giá, thống kê, giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tăng từ 40 đến 50 lần so với các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống. Hiện nay, chăn nuôi công nghệ cao theo mô hình khép kín, tỉnh Bình Phước có nhiều trang trại ứng dụng công nghệ tự động hóa và bán tự động với quy mô chăn nuôi từ 16.000 đến 400.000 gia súc, gia cầm.
Trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đã phát triển được các mô hình trồng dưa lưới, rau thủy canh… ở TP Đồng Xoài, các huyện Hớn Quản, Phú Riềng.
Theo Giám đốc Hợp tác xã Nguyên Khang Garden, mô hình trồng dưa lưới và trồng rau thủy canh đầu tiên được triển khai ở Bình Phước với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng đã khẳng định so với mô hình sản xuất cũ, nhân lực thường cần vài trăm lao động, với quy mô sản xuất có hợp tác xã chỉ cần hai chục thành viên. Sản phẩm thu hoạch cao gấp nhiều lần, đạt chuẩn cung cấp cho các siêu thị ở TP Hồ Chí Minh.
Hiện sản phẩm rau, dưa thủy canh trên địa bàn tỉnh Bình Phước được các siêu thị Aeon, Lotte, Co.opmart và hàng loạt siêu thị lớn không chỉ ở khu vực phía Nam, mà ở phía Bắc cũng ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Theo định hướng của tỉnh Bình Phước là phải tập trung chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và một số tiêu chuẩn quốc tế khác đạt khoảng 15% – 30% diện tích; tập trung vào một số loại cây trồng chủ lực của tỉnh như điều, tiêu và một số loại rau củ quả để cung ứng cho các tỉnh, thành phố trong khu vực.
Có thể khẳng định, đạt được kết quả trên là do tỉnh Bình Phước đã ưu tiên, tạo điều kiện xây dựng, thành lập các doanh nghiệp có chức năng dẫn dắt, liên kết và làm đầu mối để xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đạt chuẩn. Ngành nông nghiệp luôn đồng hành với các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp để hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, kết nối với các đầu mối, viện nghiên cứu.
Thời gian tới, Bình Phước đang tiếp tục triển khai đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao chuyên sâu, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu…
Bình Phước kiểm soát chuỗi cung ứng hàng hóa từ TP.HCM
UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu kiểm soát chặt chuỗi cung ứng hàng hóa có điểm xuất phát từ các chợ đầu mối như Bình Điền, Hóc Môn, Sơn Kỳ (TP.HCM) .
Ngày 5/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã yêu cầu các cấp, ngành và địa phương toàn tỉnh áp dụng biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ từ 15h cùng ngày.
Theo bà Hiền, liên quan đến các chuỗi cung ứng hàng hóa trên địa bàn có điểm xuất phát từ các chợ đầu mối như Bình Điền, Hóc Môn và Sơn Kỳ (TP.HCM), địa phương này yêu cầu tất cả bộ máy chính quyền phải rà soát, kiểm tra chặt. Đặc biệt, những trường hợp là tài xế, phụ xe, tiểu thương, hộ kinh doanh, giao hàng cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn trên địa bàn. Mốc thời gian dịch tễ tính từ ngày 15/6.
Động thái trên được đưa ra sau khi tỉnh Bình Phước ghi nhận 5 ca nhiễm nCoV. Trong đó có một số ca nhiễm là tiểu thương, tài xế chở hàng hóa từ chợ Bình Điền, Hóc Môn, Sơn Kỳ (TP.HCM) về tỉnh này.
Ngành y tế Bình Phước lẫy mẫu xét nghiệm nCoV tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, nơi ghi nhận ca nhiễm nCoV thứ 5. Ảnh: L. Ngân.
UBND tỉnh Bình Phước cũng đề nghị tất cả tài xế, phụ xe cung cấp thời gian, phương thức giao hàng tại các chợ và xuất trình bản chính giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong 3 ngày gần nhất khi đến địa bàn.
Trường hợp nào không có hoặc không xuất trình bản chính giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính nCoV, địa phương này yêu cầu trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra xét nghiệm nhanh và thực hiện biện pháp cách ly y tế theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cũng yêu cầu cơ quan chức năng của tỉnh phải kiểm soát chặt cửa phụ, lối đi phụ của các chợ để phân luồng lối ra vào và tập trung nhân lực vào khu vực chính các chợ để đảm bảo giám sát hàng hóa, tiểu thương cùng khách ra vào chợ.
Đối với các chợ tự phát, Chủ tịch tỉnh Bình Phươc giao UBND cấp huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã và ngành chức năng tổ chức phân cách giữa người mua, người bán bằng vật dụng trung gian (bàn, kệ...) để giao, nhận hàng.
Đến ngày 5/7, tỉnh Bình Phước ghi nhận 5 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó có 4 ca tại huyện Chơn Thành, một ở huyện Lộc Ninh.
Bình Phước: Xây dựng chuỗi sản xuất gà an toàn phục vụ xuất khẩu UBND tỉnh Bình Phước cho biết đang xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh phục vụ cho xuất khẩu với quy mô 1 triệu gà con/tuần, tại 4 huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Bù Đăng, thị xã Bình Long và TP Đồng Xoài. Đây là dự án hợp tác giữa Cục Thú y, Sở NN-PTNT tỉnh Bình...