Bình Phước công bố nghị quyết về chuyển đổi số
Tỉnh ủy Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn, kinh tế số chiếm 20% GRDP trên địa bàn tỉnh.
Ngày 18/5, tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; công bố nghị quyết của Tỉnh ủy về chuyển đổi số; công bố 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đồng thời khai trương tổng đài giải đáp thông tin dịch vụ công 1022.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: Nhật Phong)
Nghị quyết của Tỉnh ủy Bình Phước về chuyển đổi số cho thấy, địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn. Trong đó các hoạt động của chính quyền cơ bản diễn ra trên không gian mạng, hoàn thiện nền tảng dữ liệu số. Các giao tiếp giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp đều diễn ra trên không gian mạng; quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn các giao dịch trên không gian mạng. Bình Phước phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này là một bước nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi cho rằng, trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ số thì việc chuyển đổi số, nhất là xây dựng chính quyền số, kinh tế số là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước đánh giá: Những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo và triển khai quyết liệt việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực, nhất là trong xây dựng chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, tỉnh có 1.123 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt 100% theo yêu cầu của Chính phủ; vận hành hiệu quả Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, Trung tâm điều hành thông minh tỉnh và 3 Trung tâm điều hành thông minh của thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long, Bình Long. Các văn bản hầu hết đều được xử lý và thực hiện trên môi trường điện tử thông qua ứng dụng chữ ký số, phần mềm họp không giấy.
Video đang HOT
Đồng chí Nguyễn Văn Lợi yêu cầu toàn hệ thống chính trị địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và phát triển mạnh chính quyền điện tử, thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia; đặc biệt là phải tạo được đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, thực hiện hiệu quả Tổng đài giải đáp thông tin dịch vụ công 1022 để phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.
Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Lợi cũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, địa phương, đơn vị cần tập trung thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa điều hành phát triển kinh tế – xã hội”. Trong đó, mục tiêu trọng tâm là thực hiện thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23/5 tới. Chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua học và làm theo gương Bác; tuyên dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến và nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong đời sống kinh tế, xã hội…
UBND tỉnh Bình Phước tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh: Nhật Phong)
Theo Tỉnh ủy Bình Phước, chuyển đổi số là một bước cụ thể Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, chuyển đổi số phải do cấp ủy lãnh đạo, Nhà nước thực hiện với sự quyết liệt và chung tay của toàn hệ thống chính trị nhằm chuyển đổi số thành công trên mọi lĩnh vực. Bình Phước sẽ thực hiện chuyển đổi số trên ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đồng thời, coi doanh nghiệp, người dân vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình chuyển đổi số; lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì tập trung chuyển đổi trước; chọn một số ngành, địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi toàn diện, làm điểm để rút kinh nghiệm.
Nghị quyết về chuyển đổi số của Tỉnh ủy Bình Phước cũng đặt vấn đề phải đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan trong chỉ đạo thực hiện số hóa tại cơ quan, địa phương mình; lấy tiêu chí số hóa để đánh giá cán bộ hằng năm.
Tại Hội nghị, UBND tỉnh đã thông tin kết quả việc đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử với kết quả ấn tượng của “Chiến dịch 50 ngày đêm”, đã đưa Bình Phước từ vị trí thứ 47/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vươn lên đứng đầu cả nước về kết quả rà soát, kết nối thành công 1.223 dịch vụ công (DVC) trên Cổng DVC Quốc gia. Trong đó, số DVC trực tuyến mức độ 4 đã kết nối trên Cổng DVC Quốc gia là 777, đạt 100%.
Cũng dịp này, tỉnh Bình Phước đã tuyên dương, khen thưởng 20 tập thể, 29 cá nhân là điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2021 và có thành tích xuất sắc trong đợt cao điểm rà soát dịch vụ công kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Ngay sau buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã nhấn nút khai trương tổng đài giải đáp thông tin dịch vụ công 1022 (02711022). Tổng đài hoạt động 24/24 giờ.
Đến năm 2022, người dân chỉ cần chờ 30 phút tại bộ phận giao dịch 1 cửa
Theo mục tiêu đến năm 2022, thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại bộ phận một cửa sẽ được giảm còn 30 phút mỗi lần giao dịch.
Đây là một mục tiêu cụ thể của Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) vừa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt.
Người dân chỉ cần chờ 30 phút tại bộ phận giao dịch 1 cửa. Ảnh minh họa
Đề án hướng tới đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC. Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.
Cụ thể, tại Quyết định 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đặt mục tiêu năm 2022:
Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa xuống trung bình còn tối đa 30 phú/01 lần đến giao dịch.
Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương, tăng tối thiểu 20% đối với kết quả thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội và đất đai với Công Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp.
Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại 50% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận Một cửa cấp xã.
Hợp nhất Cổng dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp nhỏ thực tế thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu.
Trong giai đoạn 2023 - 2025, sẽ hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia còn lại, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; Tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100%;
Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng hồ sơ tiếp nhận...
Xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, ngành chăn nuôi cần hướng đến sản xuất những sản phẩm đủ điều kiện an toàn dịch bệnh. Cụ thể, cần xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đồng chí Trần Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát...