Binh Mã Dõng – Một webgame 3D với đề tài lịch sử của Trung Quốc
Binh Mã Dõng hay còn có tên tiếng anh Emperor’s Warriors là webgame 3D thuộc thể loại MMORPG mới nhất của hãng game non trẻ MoreFunSoft lấy đề tài lịch sử chiến tranh làm chủ đạo, người chơi sẽ được quay lại một thời kỳ lịch sử chao đao, với những cuộc chiến khốc liệt, tranh giành tài nguyên. Bối cảnh lịch sử tuyệt vời, tuy là webgame nhưng trò chơi đã sử dụng đồ họa 3D rất tốt, mang lại những hình ảnh ấn tượng, tinh tế.Ngoài việc sử dụng một bối cảnh lịch sử công phu hoành tráng của thời xuân thu chiến quốc, Binh Mã Dõng còn nhiều các tinh năng hấp dẫn khác như chiến trường thời gian thực, pvp, kết hợp các loại binh chủng…
Ở chế độ GVG (Guild vs Guild), bên cạnh việc xây dựng những cỗ máy bắn đá, bắn tên, người chơi còn có thể xây dựng các tháp pháo và rất nhiều các thiết bị khác cũng như xây dựng doanh trại để triệu tập các NPC tham gia trong các cuộc bao vây và phòng thủ.
Cơ chế PVP trong game rất phong phú, ngoài cách PK truyền thống hãy còn các cách chơi như quyết đấu, cướp cờ, ám sát, đánh lâu đài…
Người chơi sẽ có cơ hội làm một vị tướng tài ba với tài quân sự, kết hợp các binh chủng khác nhau một cách hợp ly như bộ binh, kỵ binh, thủy binh… để tạo nên một đội quân của riêng mình.
Một điểm thú vị của Binh Mã Dõng là bất kì hành động nào của người chơi đều có khả năng ảnh hưởng đến hướng toàn bộ thế giới của trò chơi, ngoài những khu vực cố định của trò chơi, người chơi còn có thể vô tình đi vào những khu vực ẩn, ở đó game thủ có thể tham gia vào những nhiệm vụ đặc biệt.
Mọi game thủ tham gia vào trò chơi này đều cần tham ia vào một gia tộc nào đó. Khi đi tới thành Hàm Dương, người chơi có thể tìm tới NPC quản lý gia tộc để chọn một gia đình theo ý của mình để tham gia. Khi dòng họ của bạn lên tới level 2 bạn sẽ có thêm những quyền hạn đặc biệt như tham gia vào bất động sản, chăm nuôi trang trại của gia đình mình cũng như một số chức năng đặc biệt khác.
Các nghề nghiệp trong Binh Mã Dõng bao gồm năm loại võ tướng, thần xạ, mưu sĩ, trinh sát, linh y. Mỗi loại nghề nghiệp mang đặc điểm và cách chơi của rieng mình và đóng góp những vai trò khác nhau trong một party.
Ngoài ra game còn rất nhiều các hệ thống khác như hệ thống thế lực chi thành ba với Nho, Pháp, Mặc, hệ thống tiền tệ, hệ thống thú cưỡi, người hầu, hệ thống hồn phách.
Video đang HOT
Hiện nay Binh Mã Dõng đã đi vào giai đoạn open beta từ ngày 21/11/012 tại Trung Quốc. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về trò chơi tại trang chủ http://b.mfyou.com/
Theo GameK
Cái chết của tạp chí game Việt - Vì sao?
Một thập kỷ qua, sự phát triển vượt bậc của trò chơi trực tuyến tại Việt Nam một phần lớn là nhờ được các phương tiện truyền thông cỗ vũ tối đa. Trong đó không thể không kể tới những tạp chí game nội địa (vẫn thường được giới trẻ gọi với cái tên thân mật là "báo game") như Thế Giới Game hay Việt Game.
Thế nhưng giờ đây, sau khi Việt Game tuyên bố tạm ngừng phát hành vô thời hạn hồi giữa năm 2010 thì tới đầu năm 2013, các tín đồ ảo lại nhận được tin buồn khi Thế Giới Game quyết định ngừng tại số báo 111 để sáp nhập vào tạp chí PC World (đúng như thời nó chưa chính thức ra đời).
Hình ảnh quen thuộc của TTG và Việt Game với game thủ Việt.
Từ quá khứ huy hoàng tới lúc khó khăn
Thời kỳ vàng son của các tạp chí này diễn ra suốt 4, 5 năm trời và chúng nhanh chóng trở thành món ăn không thể thiếu đối với tín đồ ảo. Lúc bấy giờ, cầm trên tay một số báo trên chắc hẳn không game thủ nào không hồ hởi, thậm chí họ còn quyết tâm sưu tập trọn bộ dù giá tiền bán ra không phải là rẻ so với mức chi tiêu khi đó.
Nên nhớ, những ngày đầu tiên khi Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam, chính loạt bài giới thiệu trên Thế Giới Game đã góp một phần lớn khiến lượng CCU đăng nhập vô cùng khủng khiếp (năm 2004 chưa có mấy báo mạng nên báo giấy là cách duy nhất để gamer nghe ngóng về game mới). Sau này trong hồi ký của mình, ông Lê Hồng Minh - Tổng GĐ VNG - cũng phải thừa nhận điều này và gửi lời tri ân những người bạn thân thiết tại tòa soạn Bút Trẻ.
Tới năm 2006, tạp chí Việt Game ra đời và trở thành đối thủ trực tiếp của Thế Giới Game (thực tế thì tờ Việt Game cũng được thai nghén từ một thành viên kỳ cựu của TTG). Từ phong cách viết bài cho tới phong cách trình bày khiến nó có được lượng fan hâm mộ có phần còn đông đảo hơn đàn anh đi trước. Khi đó giá một số Việt Game cao hơn nhiều nhưng lại được nhiều người mua hơn vì lượng thông tin phong phú.
Thế nhưng tới giữa năm 2010 khi giai đoạn khó khăn cùng cực ập đến làng game Việt, giai đoạn này đã khiến cả game thủ và các NPH phải đau đầu, số lượng game đóng cửa lên tới 20 (kỷ lục) và bi đát hơn khi nó kéo theo tạp chí Việt Game phải ngừng xuất bản vô thời hạn (từ ngày 20/08/2010).
Còn với Thế Giới Game, phía đơn vị chủ quản đã thành công khi giữ nó sống sót qua giai đoạn khó khăn trên, bất chấp việc phải đánh đổi bằng nội dung giảm sút, mở các chuyên mục không phù hợp như phim ảnh. Mãi tới nửa cuối 2011 thì tạp chí này mới tạm thoát khỏi thời kỳ bĩ cực và tiếp tục sách viết như cũ, nhưng thật không may khi nó phải đóng cửa ngay trước Tết Nguyên Đán 2013.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các tạp chí game Việt Nam lần lượt ra đi, tuy nhiên tựu chung lại chủ yếu vì 3 lý do: sự nở rộ của báo mạng, thị trường đi xuống và đơn vị chủ quản không quyết tâm. 2 nguyên nhân đầu là khách quan không tránh khỏi còn nguyên nhân khó chấp nhận nhất có lẽ là nguyên nhân thứ 3.
Việt Nam từ năm 2007 trở đi thì mạng internet đã không còn là thứ gì đó quá xa vời với phần đông giới trẻ, và dĩ nhiên người ta bắt đầu tìm đến báo mạng để được cập nhật tin tức nhanh hơn, dễ hơn, ít tốn kém hơn. Báo mạng có đặc trưng là thông tin được cập nhật liên tục, hình ảnh phong phú chứ không bị bó buộc như tạp chí giấy. Trong khi đó cả Thế Giới Game lẫn Việt Game không có chuyển biến gì lớn trong hướng đi, họ thường vẫn tập trung vào mảng game offline với các bài review, preview đồ sộ để thỏa mãn người đọc trung thành chứ khó mở rộng ra lứa game thủ sau này.
Ngay cả nỗ lực phát triển sang mảng game online cũng rất khó khăn vì từ năm 2011 trở về đây số lượng đầu game ở Việt Nam tuy nhiều nhưng chất lượng thấp hoặc trung bình, có muốn phân tích hoặc đánh giá sâu cũng không được. Việc bán quảng cáo trên báo lại càng khó khăn vì luật cấm quảng bá cho MMO chưa có giấy phép, đó là chưa kể nhiều yếu tố bị coi là bạo lực nên buộc phải giới hạn tối đa (Việt Game đóng cửa cũng vì vậy).
Báo mạng nở rộ góp một phần vào sự ra đi của tạp chí giấy.
Các đơn vị đỡ đầu cho tạp chí trên thực tế cũng coi trọng việc lấy lãi ngắn hạn hơn là dài hạn, vì thế Thế Giới Game còn chưa kịp phục hồi 100% sức mạnh thì đã bị kết thúc trong ngỡ ngàng. Nhiều người cho rằng quyết định ấy là của FPT (đang sở hữu tờ PC World) khi thấy giá trị của báo giấy gần như không còn và bị lấn át hoàn toàn bởi báo mạng. Có người tiếc nuối trách móc, cũng có người coi rằng chuyện đã rồi.
Dù sao đi nữa, dù các tạp chí game mất đi thì dòng chảy của thị trường game nội địa vẫn tiếp tục. Có điều với phần đông game thủ cựu trào, họ sẽ cảm thấy thiếu đi một giá trị tinh thần cực kỳ quý giá. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có những hậu bối của Việt Game và Thế Giới Game chào đời, dù khả năng ấy là không nhiều.
Theo GameK
Những game indie xuất sắc nhưng bị quên lãng (Phần 11) Trong bài viết này, GameK sẽ điểm danh lại một số game hay trên Android mà có thể vì một lí do nào đó mà chúng ta chưa từng nghe tới hoặc đã từng chơi nhưng vô tình quên lãng. Đây là một sự nhắc lại cần thiết khi chúng ta đang bị bão hòa hàng ngày bởi rất nhiều các tựa game...