Bình Dương ứng phó ra sao khi có 30.000 ca Covid-19?
Ngày 7.8, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, cho biết hiện nay ngành y tế đã xây dựng kế hoạch ứng phó và chuẩn bị cho kịch bản khi số ca Covid-19 tăng đến 30.000 ca.
Tiêm vắc xin cho công nhân và người nước ngoài ở P.Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương). ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Tính đến ngày 7.8, Bình Dương ghi nhận đã có 25.244 ca Covid-19, trong đó số đã được điều trị khỏi, xuất viện là 4.974 bệnh nhân. Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về trang thiết bị y tế hiện tại, Bình Dương có đáp ứng đủ năng lực điều trị F0 hay không, khi số ca đã vượt quá kịch bản đã đưa ra trước đó (kịch bản 20.000 ca), ông Chương khẳng định hiện nay với 16 cơ sở điều trị và phân ra làm 3 tầng điều trị, cộng với số bệnh nhân đã ra viện, Bình Dương vẫn đáp ứng đủ cơ sở vật chất như chỗ điều trị, giường bệnh… “Bình Dương đã xây dựng kế hoạch ứng phó và chuẩn bị cho kịch bản khi số ca Covid-19 tăng đến 30.000 ca”, ông Chương cho hay.
Tuy nhiên khi PV đặt câu hỏi, các số liệu báo cáo về số giường bệnh hiện nay của Bình Dương mới chỉ đáp ứng điều trị cho trên 17.240 người, trong khi số ca Covid-19 được ghi nhận là trên 25.000 ca, ông Chương cho rằng: “Số ca trên 25.000 là ghi nhận từ đầu mùa dịch, tính luôn cả số lượng đã được xuất viện. Ngoài ra, do Bình Dương phân ra làm 3 tầng điều trị nên số bệnh nhân cần được điều trị khoảng trên 8.000 người. Còn lại là số F0 không triệu chứng, bệnh nhẹ được cách ly ở các khu điều trị được trưng dụng từ các trường học”.
Dừng hoàn toàn đường bay TP.HCM – Hà Nội phòng Covid-19
Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19, theo ông Chương, ngoài sự chi viện nhân lực của Bộ Y tế, hiện Bình Dương đang huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia tiêm vắc xin, phấn đấu đạt 100.000 liều/ngày. Hiện Bình Dương đang tổ chức 155 điểm tiêm cố định tại các trung tâm văn hóa, sân vận động, nhà thiếu nhi ở các xã, phường và 20 xe tiêm lưu động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… với khoảng 100.000 liều/ngày. “Với công suất tiêm như hiện nay, đến ngày 9.8 là tiêm hết trên 650.000 liều vắc xin. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi đang thiếu vắc xin để tiêm”, ông Chương nói và bác bỏ thông tin về việc “ngâm” vắc xin, chậm tiêm.
Vì sao số liệu của Bộ Y tế công bố về tiến độ tiêm vắc xin của Bình Dương rất chậm, thậm chí tỷ lệ dân số được tiêm còn thấp hơn một số tỉnh miền Tây? Tuy nhiên, ông Chương giải thích: “Theo số liệu công bố của Bộ Y tế là do chúng tôi chưa nhập liệu, cập nhật lên phần mềm hệ thống tiêm chủng quốc gia. Còn thực tế, chúng tôi đã tiêm nhiều và hiện không có vắc xin để tiêm”.
80 tấn cá trị giá hơn 4,3 tỷ đồng chết trắng xóa trên sông Sài Gòn
Nhiều hộ dân nuôi cá trong lồng bè trên sông Sài Gòn ở huyện Dầu Tiếng, Bình Dương khóc ròng khi 80 tấn cá bất ngờ chết nổi trắng xoá trên sông.
Ngày 7/4, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân cá chết bất thường tại các lồng bè của 6 hộ dân khu vực giáp ranh thị trấn Dầu Tiếng và ấp Bến Tranh, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng.
Trước đó, khoảng 2h30, ngày 3/4, các lồng bè của ông Huỳnh Long Kiểng, thuộc khu phố 6, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương xảy ra tình trạng cá chết đột ngột, chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.
Tiếp đó, từ 4/4 đến nay, các loại cá nuôi lồng bè và cá tự nhiên trên sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn khu phố 1, khu phố 6, thị trấn Dầu Tiếng và ấp Bến Tranh, xã Thanh An tiếp tục chết nổi.
80 tấn cá trị giá hơn 4,3 tỷ đồng chết nổi trắng trên sông Sài Gòn.
Qua thống kê ban đầu, 6 hộ dân nuôi cá bè có cá chết hàng loạt, tổng khối lượng lên đến khoảng 80 tấn, trị giá hơn 4,3 tỷ đồng.
Anh Lương Văn Tính (30 tuổi, ngụ khu phố 6, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), là một trong những hộ nuôi cá trên sông Sài Gòn đã 15 năm nay, cho biết, chiều tối 3/4, tại Dầu Tiếng xảy ra một trận mưa lớn, kéo theo thủy triều lên. Đến khoảng 20h cùng ngày, thấy cá có biểu hiện lạ.
"Cá lăng ngoi lên mặt nước rồi nổ bong bóng chết. Chỉ trong vòng 2h cá lăng chết nổi trắng bè. Đến những ngày gần đây thì cá chép, cá trắm cũng chết sạch. Số lượng cá chết của nhà tôi khoảng 13 tấn, thiệt hại hơn 500 triệu đồng", anh Tính nói.
Theo những hộ dân nuôi cá, tình trạng cá chết trắng như trên chưa từng xảy ra. Nguyên nhân có thể do công ty nào đó lợi dụng trời mưa xả nước thải lẫn hóa chất ra sông Sài Gòn khiến cá chết.
Hiện Công an huyện Dầu Tiếng, đơn vị quản lý môi trường tỉnh Bình Dương đã đến lập biên bản vụ việc, lấy mẫu nước xác minh làm rõ vụ việc.
Thực hư nam công nhân tử vong do bị đồng nghiệp xịt vòi hơi vào hậu môn Ngày 4/4, lực lượng Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương khẳng định, nguyên nhân tử vong của nam công nhân ở Bình Dương không phải do bị xịt hơi vào hậu môn như mạng xã hội đăng tải. Trên mạng xã hội xuất hiện một luồng thông tin cho biết: "Tại Bình Dương, nam công nhân giỡn giỡn lấy vòi...