Bình Dương: Trung chuyển 17.000 F0 “chia lửa” cho hai địa phương vùng đỏ
Để giảm tải tại “điểm nóng” TP Thuận An và thị xã Tân Uyên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quyết định trung chuyển 17.000 F0 đến các huyện, thị xã, thành phố phía bắc có cơ sở y tế tốt hơn.
17.000 F0 được chuyển từ TP Thuận An và thị xã Bến Cát đến nơi cách ly mới có cơ sở vật chất tốt hơn (Ảnh minh họa).
Ngày 24/8, UBND tỉnh Bình Dương quyết định trung chuyển 17.000 ca F0 tại Bình Dương từ “vùng đỏ” phía nam của tỉnh đến các khu cách ly, điều trị của các huyện, thị xã, thành phố phía bắc (TP Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên), nơi có cơ sở vật chất tốt hơn.
Việc làm này nhằm “chia lửa” cho hai địa phương có nhiều ca nhiễm là TP Thuận An (điều chuyển 10.000 ca F0) và thị xã Tân Uyên (7.000 ca).
Bình Dương đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng đợt 2 trong cộng đồng nên dự kiến số ca F0 trong những ngày tới tăng cao, UBND tỉnh đã giao lực lượng quân sự chủ trì, phối hợp với công an tỉnh, các sở ngành và các địa phương để ưu tiên điều chuyển ít nhất 50% ca F0 được phát hiện mới lấp đầy tuyến tỉnh trước, số còn lại địa phương đảm nhiệm.
Các cơ sở cách ly được yêu cầu thiết lập bộ máy như bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19, phải có nhân lực y tế và trang bị thiết bị, thuốc cơ bản; có ưu tiên chỗ ở, khám bệnh cho người có bệnh lý nền, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai… Đồng thời, các cơ sở cách ly cũng phải thông tin, tuyên truyền tới người bệnh F0 để họ hiểu, hợp tác.
Video đang HOT
Bình Dương hiện có 146 khu cách ly, 21 khu điều trị bệnh nhân Covid-19. Tỉnh liên tục đưa vào hoạt động, mở rộng các khu điều trị dã chiến, các bệnh viện dã chiến ở các huyện “vùng xanh”; huy động thêm các bệnh viện đa khoa tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bình Dương đang thực hiện “khóa chặt, đông cứng” ở nhiều phường tại TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Đặc biệt, ở 3 địa phương đang thực hiện “khóa chặt, đông cứng” là TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên, lực lượng công an, quân sự phải tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ để thực hiện nghiêm việc khóa chặt, không để xảy ra trường hợp “chặt ngoài, lỏng trong”.
Ở địa bàn thực hiện “khóa chặt, đông cứng”, ngành y tế phải tận dụng thời gian thực hiện tốt công tác xét nghiệm bóc tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng. Phối hợp với các địa phương tổ chức các đội lấy mẫu lưu động đến từng khu phố, nhà dân để lấy mẫu.
Sau khi có kết quả khẳng định, các địa phương nhanh chóng chuyển F0 vào các cơ sở cách ly, điều trị còn hồ sơ, thủ tục sẽ hoàn thiện sau.
Từ đợt dịch thứ 4 đến ngày 23/8, Bình Dương ghi nhận 73.425 ca mắc Covid-19, có 31.085 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi bệnh, xuất viện.
350 cán bộ, sinh viên ĐH Y Hà Nội đến Bình Dương hỗ trợ chống dịch
350 người là cán bộ các chuyên ngành và sinh viên năm cuối của Đại học Y Hà Nội đã được tăng cường về tỉnh Bình Dương để hỗ trợ công tác phòng chống dịch.
Trưa nay (6/7), đoàn hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh của Đại học Y Hà Nội đã đến tỉnh Bình Dương để phối hợp với ngành y tế tỉnh thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Các sinh viên ĐH Y Hà Nội đến Bình Dương hỗ trợ chống dịch
Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương đã gửi văn bản đến Bộ Y tế đề nghị được chi viện lực lượng để hỗ trợ tỉnh do số ca mắc Covid-19 ở địa phương này liên tục tăng cao.
Trong sáng cùng ngày, sau khi xuống Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), đoàn đã được tỉnh Bình Dương đón về lưu trú tại khách sạn Becamex (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một) trước khi bắt tay vào công việc.
Đoàn hỗ trợ được tỉnh Bình Dương đón về tỉnh trong sáng nay
Theo GS-TS Tạ Thành Văn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Y Hà Nội, đoàn hỗ trợ có 350 người gồm giảng viên các chuyên ngành hồi sức cấp cứu, nội khoa, nhi khoa, kỹ thuật y học, điều dưỡng, sinh viên năm cuối thuộc các hệ bác sĩ y khoa, cử nhân điều dưỡng, y tế công cộng, y học cổ truyền.
Trong số này, có 30 sinh viên hệ y học dự phòng từng tham gia chống dịch ở tỉnh Bắc Ninh vừa hết cách ly cũng tình nguyện lên đường hỗ trợ lần này.
Trước khi vào Bình Dương, tất cả thành viên trong đoàn đã được tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, Đại học Y Hà Nội cũng tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm và chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân Covid-19 cho đoàn hỗ trợ.
Cùng với đó, lãnh đạo Đại học Y Hà Nội đã làm việc với Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương để chủ động lên kế hoạch thực hiện trong thời gian 45 ngày theo dự kiến.
350 người sẽ được bố trí ở tại khách sạn Becamex Bình Dương trong thời gian hỗ trợ tỉnh
Theo kế hoạch của Sở Y tế Bình Dương, các tình nguyện viên sẽ đến hỗ trợ tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh cùng Trung tâm y tế các địa phương như TP Thuận An, TP Dĩ An, TP Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên.
Nhiệm vụ của đoàn là điều tra dịch tễ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho hơn một triệu dân, tham gia điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bình Dương.
Người từ TP.HCM, Đồng Nai muốn vào Dĩ An, Bình Dương phải xét nghiệm âm tính Do diễn biến dịch bệnh lan nhanh phức tạp, đặc biệt ở vùng giáp ranh nên thành phố đông dân của Bình Dương là Dĩ An, giáp với TP.HCM và tỉnh Đồng Nai đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh để chống dịch. Ngày 4-7, trước diễn biến phức tạp của dịch, UBND thành phố Dĩ An, là địa bàn giáp ranh của...