Bình Dương: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lần thứ 4 đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch
Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh trong trạng thái bình thường mới.
Đây là lần thứ 4 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về tỉnh Bình Dương kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh
Báo cáo với Đoàn công tác, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện tại, Bình Dương có 6/9 huyện, thị xã, thành phố đã là “vùng xanh”. Có 72/91 đơn vị cấp xã thuộc “vùng xanh”. Còn 08/91 đơn vị cấp xã thuộc “vùng đỏ. 07/91 đơn vị cấp xã thuộc “vùng vàng”; 04/91 đơn vị cấp xã “vùng cam”. Có 481/598 khu phố, ấp thuộc “vùng xanh”, còn 46/598 đơn vị thuộc “vùng đỏ”; 22/598 thuộc “vùng cam”, 49/598 thuộc “vùng vàng”. Đến nay, đã thành lập 51 Trạm Y tế lưu động tại 26 xã, phường “vùng đỏ”; 90 Trạm Y tế lưu động ở “vùng xanh”.
Thời gian tới, để kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh, tỉnh tập trung chỉ đạo xét nghiệm thần tốc hơn nữa ở các “khu vực, vùng, điểm: đỏ, cam, vàng” cho toàn bộ người dân. Đến ngày 20/9/2021 phải hoàn thành việc xét nghiệm, tách F0 ra khỏi cộng đồng. Tổ chức cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú, khu công nghiệp, nơi sản xuất tập trung thực hiện “3 tại chỗ”, xét nghiệm định kỳ theo hướng dẫn. Triển khai cách ly tại nhà đối với các trường hợp F0 không triệu chứng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trong buổi buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương
Video đang HOT
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết thêm, tỉnh kiên quyết xét nghiệm tách hết F0 ra khỏi cộng đồng; sắp tới thu hẹp các bệnh viện dã chiến và tính tới phương án cách ly tại nhà dưới sự giám sát chặt chẽ của y tế. Tiếp tục khóa chặt “điểm đỏ, vùng đỏ”, từ nay đến 20/9 sẽ huy động toàn bộ lực lượng “đánh” vào tâm dịch. Thời gian tới, sẽ hướng dẫn người dân tự xét nghiệm tại nhà. Về tiêm vắc xin, Bí thư cho biết, hiện tại Bình Dương có khoảng 2,67 triệu dân đủ điều kiện tiêm vắc xin, đến nay, tỷ lệ bao phủ mũi 1 vắc xin chưa đạt 100%, độ tuổi 12-18 chưa được tiêm vắc xin. Bí thư kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vắc xin cho Bình Dương để tiêm đủ 2 mũi cho người dân, đạt miễn dịch cộng đồng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao công tác điều trị của tỉnh Bình Dương. Theo Phó Thủ tướng, hiện tại, tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên địa bàn tỉnh thấp, tỉnh cố gắng tiếp tục giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất. Phó Thủ tướng đề nghị, Bình Dương tập trung mọi nguồn lực kiểm soát dịch bệnh sớm nhất để đưa đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường.
Phó Thủ tướng đánh giá Bình Dương là địa phương tiêm vắc xin khá nhanh, tuy triển khai tiêm hơi muộn nhưng đến nay đã tiêm được hơn 2 triệu liều cho người dân, Chính phủ sẽ đề nghị Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vắc xin cho tỉnh. Việc nới lỏng giãn cách xã hội địa phương “vùng xanh” phải đảm bảo an toàn dịch bệnh. Riêng việc khôi phục các hoạt động kinh tế, nhất là các dịch vụ thiết yếu, theo Phó Thủ tướng nếu thấy an toàn thì cho mở lại. Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh mô hình “3 xanh” của Bình Dương trong hoạt động của doanh nghiệp… Phó Thủ tướng mong rằng đến 20/9 tỉnh kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh tại các “vùng đỏ, điểm đỏ” để chuyển sang “vùng xanh” đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới.
Có những biện pháp chống dịch 'đặc biệt' ở nơi dịch bệnh lây nhiễm sâu
Với những khu vực dịch bệnh nhiễm sâu, cần có biện pháp chống dịch "đặc biệt" như tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về công tác phòng chống dịch trong tình hình mới - Ảnh: VGP
Chiều 9-9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ, các nhà khoa học, chuyên gia... để bàn về các biện pháp chống dịch trong tình hình mới, phù hợp với diễn biến trong nước.
Kiểm soát chặt nguồn lây, giảm ca tử vong
Nhiều ý kiến nhận định, tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới hiện đã có những diễn biến rất khác. Có những nước đã đạt tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 rất cao nhưng vẫn ghi nhận những đợt lây nhiễm mới với các ca tử vong tăng cao. Thực tế này cũng đặt ra cho các quốc gia chưa có nhiều vắc xin những khó khăn mới.
Tại Việt Nam, dịch bệnh đã nhiễm rất sâu và nặng, đặc biệt ở TP.HCM và một số địa phương lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai.... Các tỉnh thành khác dịch bệnh đang được kiểm soát.
Do đó, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng cần có sự điều chỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến trong nước. Cụ thể, với những tỉnh, thành phố kiểm soát dịch bệnh, ghi nhận ít ca mắc, các chuyên gia khuyến cáo vẫn tiếp tục tăng cường công tác phát hiện, cách ly F0, F1, truy vết F2, F3.
Đối với khu vực dịch bệnh lây nhiễm sâu như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... phải có những biện pháp chống dịch "đặc biệt" như tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Sau đó, các địa phương này dần nới lỏng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới như các nước phát triển đã tiêm vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng. Bên ngoài các thành phố là vành đai an toàn, kiểm soát chặt người ra vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác.
Để quay lại trạng thái bình thường mới, các chuyên gia thống nhất cần tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 100% đối tượng theo quy định của Bộ Y tế; đảm bảo hệ thống điều trị đầy đủ thuốc, oxy, các trang thiết bị cần thiết đề điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19, giảm tối đa tỉ lệ tử vong. Tăng cường mọi hướng tiếp cận nguồn vắc xin, đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất trong nước để có vắc xin sớm nhất.
Chưa đủ vắc xin phải thực hiện giãn cách
Cùng với việc ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng tuyến đầu, người già, người có bệnh nền để giảm số ca tử vong, cần phân bổ vắc xin cho những khu vực cần phải bảo vệ ngay trước mắt (như TP.HCM, Hà Nội, các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, chuỗi sản xuất, dịch vụ...) nhằm tạo miễn dịch cộng đồng sớm.
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý cần đẩy nhanh việc xem xét triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em; đồng thời, cập nhật và đưa vào điều trị sớm những loại thuốc điều trị COVID-19, kết hợp với các phương thuốc đông y để tăng cường thể trạng, sức khỏe người bệnh.
Có cơ chế tập hợp lực lượng, nhất là trong khâu thử nghiệm, cấp phép sử dụng, lưu hành. Trong bối cảnh chưa có đủ vắc xin, việc áp dụng giãn cách xã hội là biện pháp để chặt đứt chuỗi lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Việc thực hiện giãn cách xã hội phải làm nghiêm ngay từ đầu, thực chất, chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và chăm sóc y tế đầy đủ cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự.
Đồng thời, các chuyên gia đề cập đến việc huy động y tế tư nhân tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19; cho rằng nên áp dụng tương tự việc chi trả cho y tế tư nhân như cơ sở điều trị công lập; những chi phí khác phải dựa trên nguyên tắc minh bạch và sự tự nguyện của người dân.
Tổng hợp COVID-19 ngày 24/8: Phó Thủ tướng trực tiếp chống dịch tại Bình Dương; thêm 10.811 ca nhiễm mới Những thông tin thời sự về dịch COVID-19 ngày 24/8 được dư luận quan tâm gồm: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp chỉ đạo chống dịch tại Bình Dương; Việt Nam có 10.811 ca nhiễm mới SARS-CoV-2. Thêm 275.085 liều vaccine được tiêm; TP Hồ Chí Minh từ 0 giờ ngày 25/8 sử dụng giấy đi đường do Phòng Cảnh sát...