Bình Dương ghi nhận ca tử vong đầu tiên do mắc bệnh sởi
Ca đầu tiên tử vong do mắc bệnh sởi ở Bình Dương là 1 bé gái 13 tháng tuổi.
Mới đây, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương đã ghi nhận một ca bệnh tử vong do mắc bệnh sởi. Đây là ca sởi tử vong đầu tiên ghi nhận tại Bình Dương trong năm nay.
Theo báo cáo của CDC tỉnh Bình Dương, ca tử vong do mắc bệnh sởi là bé gái 13 tháng tuổi, ngụ xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Bình Dương hiện nằm trong số 11 địa phương có số ca mắc bệnh sởi cao nhất trên cả nước. (Ảnh minh họa: THẢO PHƯƠNG)
Bé phát bệnh vào ngày 20-10, đến ngày 11-11 thì tử vong với chẩn đoán mắc bệnh sởi; nguyên nhân tử vong là suy gan cấp, bệnh não gan độ 3, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, viêm phổi nặng.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 20-10 bé bị sốt, được gia đình đưa đến một bệnh viện tư nhân ở TP Thủ Dầu Một khám. Tại đây, bé được các bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi, cho thuốc về nhà tự điều trị.
Ngày 21-10, bé xuất hiện ban toàn thân. Đến ngày 23-10 ban lặn hết, bé vui chơi bình thường.
Đến ngày 25-10 bé sốt cao 40 độ C, gia đình đưa bé đến một bệnh viện tư khác ở TP Thủ Dầu Một điều trị.
Bé được điều trị tại đây đến 30-10 thì gia đình xin chuyển viện lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM). Mặc dù bé được điều trị tích cực nhưng bệnh diễn biến xấu, đến ngày 11-11 bé không qua khỏi.
Theo thống kê, số ca mắc bệnh sởi tại Bình Dương đang tăng đột biến và nằm trong số 11 địa phương có số ca mắc sởi cao nhất cả nước. Trung bình mỗi tuần tỉnh này ghi nhận hơn 40 ca dương tính với bệnh sởi.
Bé gái 8 tuổi thủng ruột do thói quen ăn tóc, rơm rạ, sợi cước
Sau thời gian dài ăn tóc, sợi xơ, rơm rạ, sợi cước trong bàn chải đánh răng... bé gái 8 tuổi bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
BSCK2 Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho hay, bệnh viện vừa mổ cấp cứu thành công một bé gái bị thủng dạ dày do thói quen nuốt các sợi xơ, tóc, rơm rạ, sợi cước trong bàn chải đánh răng, sợi lá cây thông Noel...
Các búi xơ sợi được bác sĩ mổ lấy ra khỏi dạ dày của bệnh nhi Đ.K.V (8 tuổi, quê Tiền Giang) - Ảnh: BVCC
Bé gái Đ.K.V (8 tuổi, quê Tiền Giang) được bệnh viện tiếp nhận vào trưa 14.8 trong tình trạng lừ đừ, bứt rứt, môi tím, bụng gồng cứng, cổ mềm.
Qua khai thác bệnh sử, người nhà cho biết trước đây V. hay nuốt tóc, sợi xơ, rơm rạ, sợi cước trong bàn chải đánh răng, sợi lá cây thông Noel... Gia đình đã nhiều lần ngăn cản và có khi thấy bệnh nhi đi tiêu ra được nên không để ý.
Cách nhập viện 3 ngày, V. sốt, ói 3-4 lần, tiêu phân vàng 1 lần, ăn uống kém, bụng chướng nhẹ, không điều trị gì. Sau đó, bệnh nhi ăn uống kém hơn, ói, bụng chướng tăng dần và sốt nên gia đình đã đưa bé đến bệnh viện địa phương khám.
Các bác sĩ ở đây chẩn đoán bệnh nhi bị viêm phúc mạc nghĩ do thủng tạn /tứ chứng Fallot và chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1. Tuy nhiên, trên đường chuyển lên tuyến trên, bệnh nhi thở mệt, tay chân lạnh nên ghé khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Bác sĩ Tiến cho biết, bé gái này có tiền căn tim bẩm sinh tứ chứng Fallot phát hiện từ sau sinh. Các bác sĩ tiến hành siêu âm bụng thì phát hiện dịch ổ bụng lượng nhiều có hồi âm, hơi tự do khắp bụng. Bệnh nhi được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng - tứ chứng Fallot chưa can thiệp, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc, kháng sinh phổ rộng. Sau khi hội hội chẩn ngoại khoa, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu.
"Trong quá trình phẫu thuật, chúng tôi phát hiện ở bụng có nhiều dịch đục và giả mạc trào ra. Ê kíp tiến hành đưa toàn bộ ruột ra ngoài kiểm tra thấy ruột non và đại tràng hồng hào viêm nhẹ, khẩu kính bình thường, có giả mạc bám lên. Dạ dày dãn rất to, sờ thấy trong lòng dạ dày có khối cứng chắc khoảng 30x20cm, phía bờ cong nhỏ dạ dày có 1 lỗ thủng 2x2cm, có nhiều giả mạc đến bám vào, thành dạ dày vị trí thủng viêm dày. Tiến hành mở dạ dày ở phía bờ cong lớn khoảng 5cm. Khi lấy ra rất nhiều tóc, sợi rơm, sợi xơ, sợi cước... mùi tanh hôi", bác sĩ Tiến cho biết.
Sau khi tiến hành lấy hết toàn bộ dị vật trong lòng dạ dày, bơm rửa dạ dày đến nước trong, các bác sĩ tiến hành xén mép khâu lại lỗ thủng phía bờ cong nhỏ 1 lớp Vicryl 3.0 mũi rời. Khâu lại vị trí mở dạ dày ở bờ cong lớn Vicryl 3.0 mũi liên tục, 2 lớp. Rửa bụng từng vùng đến nước trong, kiểm tra không thấy bất thường khác. Đặt ống dẫn lưu túi cùng Douglas.
Sau mổ bệnh nhi được chuyển khoa Hồi sức ngoại điều trị tiếp tục thở máy, an thần, vận mạch, kháng sinh, hỗ trợ dinh dưỡng.
Cảnh căng thẳng trong phòng cách ly bệnh sởi ở TP.HCM Những ngày đầu tháng 8, phòng cách ly bệnh sởi thuộc khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) bao giờ cũng trong tình trạng kín giường. Một bé điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Liêu Lãm. - Còn máy thở oxy không? - Không, đều được dùng hết rồi. - Sang phòng cấp cứu...