Bình Dương: Gần 8.000 bệnh nhân Covid-19 lành bệnh, xuất viện
Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương có gần 8.000 bệnh nhân đã khỏi Covid-19. Riêng trong ngày 12/8, ngành y cho 489 trường hợp lành bệnh được xuất viện.
Từ đợt dịch thứ 4, Bình Dương có gần 8.000 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi bệnh.
Sáng 13/8, theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, từ đợt dịch thứ 4 đến nay, địa phương đã điều trị khỏi bệnh, cho xuất viện gần 8.000 người.
Bình Dương ghi nhận hơn 37.000 ca mắc, phần lớn trong khu cách ly, khu phong tỏa. Địa bàn TP Thuận An, Dĩ An, thị xã Bến Cát, Tân Uyên vẫn là điểm nóng, phức tạp về dịch bệnh.
Đến ngày 11/8, Bình Dương cơ bản hoàn thành việc tiêm hơn 544.000 liều vắc xin do Bộ Y tế phân bổ.
Tỉnh đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế phân bổ một triệu liều vắc xin để tiêm cho công nhân và người dân. Địa phương này đang tìm nguồn vắc xin để mua, đảm bảo đúng quy định.
Trong ngày 12/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương phối hợp với Tổng Công ty Becamex IDC đã đưa vào hoạt động Bệnh viện hồi sức cấp cứu bệnh nhân Covid-19.
Bệnh viện hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương đặt tại Bệnh viện Quốc tế Becamex có quy mô 437 giường. Trong đó, 300 giường điều trị, cấp cứu bệnh nhân mức độ nặng và 37 giường điều trị, cấp cứu bệnh nhân mức độ nguy kịch, có đấu nối đầy đủ hệ thống khí trung tâm.
Bộ Y tế đã phân công PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tham gia Ban lãnh đạo, phụ trách chuyên môn, giữ vai trò Giám đốc Y khoa của Bệnh viện hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương. Bộ cũng huy động nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện.
Video đang HOT
Bệnh viện hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương quy mô 437 giường với đầy đủ thiết bị phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.
PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu nhận định việc đưa vào hoạt động Bệnh viện hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương có ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Thời gian đầu, Bình Dương có nhiều khó khăn, bất cập, thiếu trang thiết bị, nhân lực nhưng hiện nay đã có bệnh viện điều trị tầng 2, 3 với đầy đủ trang thiết bị.
“Điều này góp phần giảm tải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh để Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa chữa bệnh nhân Covid-19, vừa chữa cho các bệnh nhân có bệnh nền khác” – ông Hiếu cho biết.
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương mong toàn thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện tiếp tục phát huy cao nhất tinh thần chiến đấu, khắc phục những khó khăn trong công cuộc phòng, chống dịch, từ đó nâng cao hơn nữa tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong công tác phối hợp, chăm sóc và điều trị thật tốt cho các bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là các bệnh nhân không may diễn tiến nặng”.
Chủ tịch Bình Dương gửi lời cảm ơn lãnh đạo Trung ương, Bộ Y tế đã luôn quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời, đội ngũ các y, bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên trong và ngoài tỉnh đã vượt qua những khó khăn, vất vả, chấp nhận rủi ro để vận hành bệnh viện, cứu chữa bệnh nhân.
Các dấu hiệu chuyển nặng F0 cách ly tại nhà cần lưu ý
Khi thấy khó thở, đau dai dẳng, da tái nhợt, triệu chứng lú lẫn... bệnh nhân Covid-19 được cách ly tại nhà cần liên hệ ngay với cơ sở y tế.
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC), trong ngày 26/7, có thêm 1.955 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi TP có dịch đến nay là 16.659.
HCDC cho biết, hiện nay TP đang áp dụng cách ly F0 tại nhà sau khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu tại khu cách ly tập trung hoặc các bệnh viện dã chiến về thời gian cách ly điều trị, kết quả xét nghiệm, nồng độ virus cũng như điều kiện cơ sở vật chất, nơi ở.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết, trong những ngày tới, mỗi ngày TP sẽ có khoảng 1.000 F0 được xuất viện. Theo đó, F0 không có triệu chứng lâm sàng sẽ cách ly 7 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 là âm tính hoặc dương tính với tải lượng virus thấp (giá trị CT>=30). Với F0 mới phát hiện, không có triệu chứng lâm sàng, ngành y tế xem xét cách ly tại nhà nếu kết quả xét nghiệm PCR có giá trị CT>=30 và hội đủ điều kiện theo quy định của ngành y tế.
"Người bệnh lúc này có thể có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc có chỉ số nồng độ virus thấp nên khả năng lây cho gia đình không cao", đại diện HCDC chia sẻ.
Những F0 được xuất viện trong ngày 26/7
Theo ThS. BS. Calvin Q Trịnh, Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, khi cách ly tại nhà, các F0 cần phải ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tự thực hiện hiện các bài tập thở và đảm bảo không để nhiễm bệnh cho người trong gia đình. Ngoài ra, người bệnh cần phải theo dõi các dấu hiệu có thể chuyển nặng sau:
Khó thở, thở gấp.
Đau dai dẳng hoặc tăng áp lực trong ngực.
Triệu chứng lú lẫn, lẫn lộn mới.
Không có khả năng ý thức hoặc tỉnh táo.
Da, môi hoặc móng tay màu tái, nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam, tùy thuộc vào tông màu da.
Bác sĩ Trịnh Anh khuyến cáo, khi có một trong các dấu hiệu trên, người bệnh cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được cấp cứu kịp. Người bệnh không nên chủ quan, để chậm trễ, vì bệnh có thể chuyển nặng rất nhanh.
Một F0 tại Bệnh viện dã chiến số 2 đang làm thủ tục trả phòng để về nhà sau nhiều ngày cách ly, điều trị tại bệnh viện.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, không lây nhiễm cho người trong gia đình, người bệnh cần phải tuân thủ:
Thứ nhất, không được ra khỏi nhà trong suốt thời gian giám sát y tế.
Thứ hai , F0 tuyệt đối thực hiện giữ khoảng cách trên 2m với người khác, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn nếu phải tiếp xúc trực tiếp với người nhà.
Nếu trong phòng chỉ có một mình, F0 không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên. Tình trạng bệnh đã ổn định nhưng vẫn phải tự theo dõi sức khỏe. Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày. Nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế.
Thứ ba, để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi, F0 cần uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, vận động tập thể dục điều độ tại phòng.
Thứ tư, cần bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt: Ăn sạch, uống sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ: luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.
Thứ năm , phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh bề mặt xung quanh nơi người bệnh ở.
Thứ sáu, nhân viên y tế sẽ liên hệ với F0 để lấy mẫu xét nghiệm lại và quyết định khi nào được kết thúc thời gian giám sát y tế tại nhà.
Thứ bảy, khi cần tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bản thân hoặc người thân trong gia đình, gọi tổng đài "1022" để được hỗ trợ.
Thứ tám , khi cần được hướng dẫn các thủ tục cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy cập wesbite của HCDC.
Người khỏi Covid-19: 'Tôi đã nghĩ mình không thể sống' Bà Xuân Loan, 52 tuổi, chia sẻ không nghĩ có thể khỏi bệnh trở về nhà gặp lại người thân, khi ngồi đợi xe đón xuất viện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, chiều 26/7. Bà Loan buôn bán tại một chợ nhỏ ở quận Tân Phú. Trong đợt xét nghiệm tầm soát tiểu thương của chợ, khoảng đầu tháng 7, bà nhận...