Bình Dương: Được lo đủ cơm, F0 lại quay ra phá cửa bệnh viện lấy đồ dùng
Chiều 4.9, bác sĩ Lê Ngọc Vũ, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 1 cơ sở Thới Hòa ( Bình Dương), cho biết hiện đã bố trí được đầy đủ các suất ăn nhưng nhiều F0 vẫn lại quay qua phá cửa bệnh viện lấy đồ dùng.
F0 phá cửa ra ngoài lấy đồ dùng ở bệnh viện cơ sở Thới Hòa. ẢNH CẮT TỪ CLIP
Theo bác sĩ Lê Ngọc Vũ, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 1 cơ sở Thới Hòa (TX.Bến Cát, Bình Dương), trước tình trạng F0 vượt rào, giật đồ ăn, phá cửa… hiện bệnh viện này đã tạm dừng tiếp nhận F0 trên địa bàn Bình Dương để củng cố nội vụ, lập danh sách, hồ sơ bệnh án từng bệnh nhân để phân loại, điều trị.
Trong số F0 ra ngoài lấy đồ dùng có cả nam lẫn nữ. ẢNH CẮT TỪ CLIP
Để tránh tình trạng F0 giật đồ ăn như đã xảy ra vào ngày 3.9, bác sĩ Vũ cho biết mỗi lần phát cơm đều có lực lượng tình nguyện viên từ 20 – 30 người đi theo để ổn định trật tự. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát cơ động cũng được tăng cường để đảm bảo an ninh trật tự và đóng quân ngay trong bệnh viện nhằm hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong trường hợp xảy ra sự cố tương tự.
Thiếu cơm do bị động về số lượng
Giải thích về tình trạng thiếu cơm dẫn đến giật đồ ăn xảy ra trong ngày 3.9, bác sĩ Vũ cho biết: “Do số lượng F0 từ TX.Tân Uyên (Bình Dương) đưa lên quá đông, trong khi đó số lượng báo không chính xác dẫn đến bị động, không đặt trước được suất ăn”.
Video đang HOT
Đến tối 3.9, các suất ăn đã được cung cấp đủ nhưng vẫn xảy ra tình trạng F0 giật đồ ăn. ẢNH CẮT TỪ CLIP
Cụ thể, bác sĩ Vũ nói: “Có ngày số lượng báo cho chúng tôi là đưa lên 600 F0, nhưng thực tế tiếp nhận chỉ có 300 người nên lượng cơm đã đặt trước bị dư phải đổ đi rất lãng phí. Tuy nhiên, cũng có ngày chúng tôi được báo sẽ có 500 F0, nhưng con số thực tế đưa lên từ 800 – 1.000 người khiến bệnh viện bị động”. Chưa dừng lại ở đó, bác sĩ Vũ cũng cho biết tình trạng 1 F0 lấy một lúc 4 – 5 suất cơm dẫn đến việc thiếu cơm của F0 khác.
Cũng theo bác sĩ Vũ, số lượng F0 được đưa đến Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa hầu hết chưa có danh sách hoàn chỉnh, danh sách viết bằng tay, chưa đầy đủ thông tin, F0 chưa được phân loại như người già, trẻ em, người có bệnh nền… Vì thế, sau khi F0 được đưa đến bệnh viện phải mất thời gian phân loại lại và cập nhật thêm thông tin.
Khi vào phòng, khóa cửa phía trước thì F0 phá cửa phía sau để ra ngoài. ẢNH CẮT TỪ CLIP
“Có những trường hợp F0 có số điện thoại trong danh sách nhập viện nhưng khi chúng tôi gọi đến thì trả lời đang ở nhà”, bác sĩ Vũ nói.
F0 phá cửa ra ngoài… tập thể dục
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên , trong đêm 3.9, tại Bệnh viện dã chiến số 1 cơ sở Thới Hòa vẫn còn xảy ra tình trạng F0 ùa vào giật đồ ăn khi xe chở các suất ăn đến.
Chưa dừng lại ở đó, các F0 (hầu hết từ TX.Tân Uyên đưa lên) còn phá cửa ra ngoài lấy đồ dùng của bệnh viện đang tập kết ở ngoài như quạt, ghế bố… để mang vào phòng sử dụng.
Cảnh sát cơ động đã được tăng cường trong bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa. ẢNH CẮT TỪ CLIP
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên , bác sĩ Vũ xác nhận có tình trạng trên ra và còn hơn thế nữa. “F0 phá cửa rào ở phía trước ra ngoài tập thể dục, khạc nhổ bừa bãi ra sân, còn gõ cửa phòng các y bác sĩ khác để hỏi lấy đồ… Sau đó, chúng tôi dồn lại vào phòng, khóa, hàn cửa phía trước lại thì F0 lại phá cửa phía sau của bệnh viện để ra ngoài”, bác sĩ Vũ nói.
Bác sĩ Vũ cũng khẳng định nhóm F0 này trước đó đã từng gây ra cảnh đập phá khu cách ly ở TX.Tân Uyên.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng có nhóm F0 phá cửa bệnh viện, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết đã cùng với Công an tỉnh Bình Dương đến tận Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa để chỉ đạo, xử lý; đồng thời tăng cường lực lượng cảnh sát cơ động chốt trực, đảm bảo an ninh trật tự.
Quảng Trị: Thêm 32 cán bộ y tế chi viện Bình Dương chống "giặc Covid-19"
Ngày 29/8, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ ra quân đợt 2 để động viên 32 cán bộ y tế trên địa bàn vào tỉnh Bình Dương hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Hơn 1 tháng trước (ngày 26/7) đoàn cán bộ, y tế của tỉnh Quảng Trị với 35 thành viên lên đường hỗ trợ Bình Dương chống dịch.
Mặc dù, đã đến kỳ hạn trở về, nhưng nhiều thành viên trong đoàn, trong đó có bác sĩ Nguyễn Xuân Dũng (Trưởng đoàn) vẫn ở lại tiếp tục giúp Bình Dương thêm một thời gian nữa.
Tham gia đoàn công tác đợt 2 có 32 bác sĩ và nhân viên y tế thuộc các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ của đoàn công tác vào hỗ trợ tỉnh Bình Dương phòng chống dịch trong vòng 1 tháng tính từ ngày 29/8.
Ông Nguyễn Tự Đại - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ, kiêm Trưởng đoàn cho biết: Hiện nay, tại các tỉnh miền Nam, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh từng ngày, nhu cầu về nhân lực tham gia phòng, chống dịch rất cấp thiết.
Xúc động chồng động viên vợ khi lên đường vào Bình Dương.
"32 cán bộ y tế chúng tôi tình nguyện đi vào tâm dịch, sẵn sàng chia lửa với những đồng nghiệp của tỉnh Bình Dương. Xác định đây là nhiệm vụ đầy khó khăn, thử thách, đòi hỏi mỗi thành viên trong đoàn phải có tinh thần quyết tâm cao bản lĩnh vững vàng, nhiệt tình trách nhiệm, có năng lực chuyên môn tốt để đáp ứng một cách hiệu quả yêu cầu của công việc", bác sĩ Đại nói.
Nam cán bộ y tế mắt ngân ngấn nước ôm chặt con nhỏ trước khi vào cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Nữ cán bộ y tế tươi cười trước giờ lên đường.
Trước đó, các bác sĩ và nhân viên y tế tại Quảng Trị vào Bình Dương hỗ trợ chống dịch và được giao chăm sóc, điều trị cho 1.200 F0 tại Bệnh viện dã chiến số 3 tỉnh Bình Dương.
Từ vụ tử vong khi 5 bệnh viện không cấp cứu: Sở Y tế TPHCM rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm từ vụ việc người không mắc Covid-19 bị từ chối cấp cứu vừa qua ở Bình Dương, Sở Y tế TPHCM yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu tại đơn vị. Sở Y tế TPHCM yêu cầu tất cả bệnh viện, cơ sở y tế phải sẵn sàng...