Bình Dương bùng nổ nguồn cung chung cư cuối năm
Trong những tháng cuối năm 2019, thị trường bất động sản Bến Cát – Bình Dương sẽ ghi nhận nguồn cung lớn từ 6 dự án căn hộ với gần 5.000 sản phẩm. Với số lượng này, Bến Cát chính thức trở thành thị trường bất động sản sôi động bậc nhất Bình Dương trong những tháng cuối năm.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 381 dự án nhà ở được UBND tỉnh chấp thuận cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở.
Trong đó, tại TP Thủ Dầu Một có 50 dự án; Thị xã Dĩ An có 109 dự án; Thị xã Thuận An: 96 dự án; Thị xã Bến Cát có 38 dự án; Thị xã Tân Uyên: 42 dự án; Huyện Bàu Bàng vừa được chấp thuận 27 dự án; Huyện Bắc Tân Uyên có 14 dự án; Huyện Phú Giáo: 3 dự án; Huyện Dầu Tiếng: 2 dự án….
Theo báo cáo mới nhất từ Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, Bình Dương có 2,4 triệu dân, nguồn cung căn hộ ghi nhận hơn 24.000 căn và đang trên đà tăng tốc về số lượng cũng như chất lượng nhà. Số căn hộ tại Bình Dương hiện nay cao hơn gấp 5,3 lần so với nhà liền thổ dù quỹ đất cho nhà ở thấp tầng tại đây rất lớn.
Theo số liệu của JLL, 6.224 căn đã ra mắt và sẽ mở bán ở Bình Dương theo các giai đoạn trong 2019-2020. Tuy nhiên, các dự án mở bán mới tại đây có khả năng leo thang so với kế hoạch trong nửa cuối năm 2019 và năm 2020 do các chủ đầu tư còn tiếp tục cập nhật thêm rổ hàng.
Theo quan sát, nếu như thời gian trước các dự án bất động sản tập trung phần lớn ở thành phố mới Bình Dương, TP Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên thì cuối năm nay nguồn cung lại tập trung đổ bộ vào khu vực thị xã Bến Cát. Nguyên nhân chủ yếu là do giá căn hộ tại các khu vực này đã tăng mạnh lên 30 – 35 triệu/m2. Trong khi đó thị trường Bến Cát tập trung nhiều khu công nghiệp, giáp Thành phố Thủ Dầu Một, có hạ tầng hoàn thiện… có mức giá rẻ hơn giao động trên dưới 20 triệu/m2.
Hiện tại, Bến Cát là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn nhất Bình Dương: hiện Bến Cát có 4/10 khu công nghiệp lớn nhất Bình Dương, tính cả khu vực lân cận trong bán kính 10km quanh Bến Cát thì địa phương này đang có 5/10 khu công nghiệp lớn nhất Bình Dương với 32.000 chuyên gia và 300.000 người lao động.
Theo khảo sát, chỉ riêng trong 4 tháng cuối năm, thị trường bất động sản thị xã Bến Cát sẽ đón nhận nguồn cung gần 5.000 căn hộ đến từ 6 đại dự án của các chủ đầu tư lớn như: Thịnh Gia Tower (hơn 1.000 căn hộ); Unico Thăng Long (Gần 700 căn hộ), TTG Royal Residence (784 căn hộ), Phú Gia Luxury Residence (hơn 900 căn hộ); Golden Silk Complex (1.300 căn hộ).
Video đang HOT
Tính ra, lượng cung căn hộ của Bến Cát trong 4 tháng cuối năm, gấp 12 lần lượng cung toàn bộ 15 năm qua cộng lại. Với lượng cung này, thị trường bất động sản Bến Cát sẽ vượt mặt Dĩ An, Thuận An trở thành thị trường “ nóng” nhất Bình Dương trong những tháng cuối năm.
Trước mắt, ngay đầu tháng 9, Tập đoàn Ruby Group sẽ tung ra thị trường hơn 1.000 căn hộ thuộc dự án Thịnh Gia Tower ngay trung tâm phường Tân Định, giáp khu đô thị Đại Nam (Thành phố Thủ Dầu Một). Khu căn hộ cao cấp này nằm ngay trong lòng khu đô thị Thịnh Gia rộng gần 30 ha. Đây là một trong những khu đô thị biệt lập khép kín có hạ tầng đồng bộ và chỉn chu, không gian xanh mát và trong lành nhất tại Bến Cát, Bình Dương.
Thịnh Gia Tower được phát triển theo tiêu chuẩn cao cấp với hành lang 2m, trần căn hộ cao 3m3 cùng nhiều tiện ích như hồ bơi resort 500 m2, công viên 4 mùa rộng 4 ha, hồ cảnh quan và khu vui chơi trẻ em rộng hàng trăm m2, trung tâm thương mại cùng khu food court, khu sky bar ngay trên tầng thượng. Giá căn hộ tại đây giao động trong khoảng 16,5 – 18 triệu/m2.
Sau Thịnh Gia Tower, các dự án TTG Royal Residence (784 căn hộ), Phú Gia Luxury Residence (hơn 900 căn hộ); Golden Silk Complex (1.300 căn hộ)… sẽ được mở bán trong tháng 10 và tháng 11.
Cùng với những dự án đã được công bố, thị trường BĐS tại nhiều khu vực tại Bình Dương cũng đang chứng kiến làn sóng đổ bộ của các đại gia BĐS Sài Gòn trong những tháng cuối năm. Cụ thể, Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) vừa cho biết trong năm nay sẽ đầu tư một dự án rộng gần 2ha tại thị xã Thuận An, Bình Dương. Ngoài ra, đơn vị này còn đang sở hữu một quỹ đất khá lớn, khoảng gần 65ha tại Bình Dương làm “của để dành” cho các chiến lược phát triển trong tương lai.
Cùng với Thủ Đức, một đại gia BĐS khác là Quốc Cường Gia Lai bắt đầu có động thái đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến BĐS Bình Dương với việc thành lập Công ty Chánh Nghĩa Quốc Cường để xây dựng một số dự án tại đây.
Tương tự, Thiên Minh Group mới đây đã bắt tay cùng một đối tác phát triển khu dân cư quy mô ngay tại trung tâm Bình Dương. Tập đoàn Đất Xanh cũng vừa thâu tóm quỹ đất rộng hơn 80ha để chuẩn bị phát triển các dự án căn hộ ngay cạnh đấy. Phú Đông Group cũng không muốn “thua kém” khi vừa tuyên bố trong năm 2019 này sẽ cho ra thị trường hơn 700 căn hộ giá hợp túi tiền tại Bình Dương
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường BĐS tại Bình Dương sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, đặc biệt là phân khúc chung cư bởi đây là thủ phủ khu công nghiệp với tỷ lệ nhà xưởng lấp đầy trên 90%, Bình Dương có thị trường căn hộ sôi động do nhu cầu của dân địa phương lẫn công nhân và cả lực lượng chuyên gia rất lớn.
Nhật Nam
Theo Tài chính Plus
TPHCM đang còn 170 dự án nhà ở 'trùm mền' chờ thủ tục đầu tư
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện có 170 dự án dù đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc công nhận chủ đầu tư nhưng vẫn không thể đưa vào triển khai được do các quy định "trái ngang" của pháp luật.
Trong số 170 dự án, 44 dự án có quyền sử dụng đất ở đã được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư và đã được cơ quan thẩm quyền cấp sổ đỏ có mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị. Phần lớn các dự án này, trước đây đã được UBND TPHCM cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai và luật Nhà ở cũ.
Theo Sở Xây dựng TPHCM, chỉ có một số ít dự án diện tích nhỏ tại các quận nội thành mới có 100% diện tích đất ở. 126 dự án có quỹ đất hỗn hợp, có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp, đất chuyên dùng.
Trong đó có 51 dự án đến nay đã hết thời hiệu. Kể từ tháng 9/2018 đến nay, tất cả các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, kể cả 51 dự án đã hết thời hiệu, đều phải thực hiện thủ tục thông qua Sở Kế hoạch - Đầu tư để trình UBND TPHCM ban hành "Quyết định chủ trương đầu tư" theo quy định của luật Đầu tư.
Thế nhưng, tất cả các dự án đã có "Quyết định chủ trương đầu tư" và các dự án có quỹ đất hỗn hợp đều bị ách tắc thủ tục "công nhận chủ đầu tư" và thủ tục "phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500". Đây là một nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm nguồn cung dự án, sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở, sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Sở Xây dựng TPHCM cho biết ách tắc lớn nhất hiện nay trong thủ tục "lựa chọn chủ đầu tư" dự án nhà ở thương mại bằng hình thức "chỉ định chủ đầu tư" là quy định đất ở 100%.
Hiện có đến 74,1% dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, thường bao gồm khoảng trên dưới 10% là đất ở; trên dưới 80% là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp; trên dưới 10% là đất rạch, bờ đất, đường do nhà nước trực tiếp quản lý. Chỉ có 25,9% dự án có 100% đất ở được chỉ định chủ đầu tư.
Do đó, Sở đã báo cáo rà soát, tổng hợp các trường hợp dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng trên địa bàn thành phố và đã dự thảo nội dung Văn bản đề nghị UBND TPHCM báo cáo Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Quy định phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại là một vướng mắc rất lớn và cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc thị trường bất động sản hiện nay.
Trong khi đó, Sở Tài nguyên - Môi trường lại cho rằng vướng mắc hiện nay không phải là khái niệm "quyền sử dụng đất ở hợp pháp" theo kiến nghị của Sở Xây dựng, mà là khái niệm về "nhà đầu tư" và "chủ đầu tư".
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị Thành phố sớm giải quyết ách tắc về lựa chọn chủ đầu tư; phê duyệt quy hoạch 1/500; tính tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, trong đó xen cài đất rạch, đường, bờ đất thuộc Nhà nước quản lý.
Theo HoREA, việc quy định doanh nghiệp có "đất ở" thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại như hiện nay đã dẫn đến ách tắc, do hầu hết các dự án đều có quỹ đất hỗn hợp.
HoREA đánh giá, hầu như tất cả các dự án nhà ở thương mại đều có quỹ đất hỗn hợp gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp xen cài khoảng trên dưới 10% diện tích đất rạch, bờ đất, đường, hẻm (ngõ, ngách) thuộc Nhà nước quản lý.
Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đang lúng túng trong việc xử lý quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở. Đây là vướng mắc cần được sớm giải quyết để khai thông ách tắc của các dự án nhà ở thương mại.
Ngoài ra, việc phân loại quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở thương mại cũng đang có những vướng mắc.
Cụ thể, phần lớn quỹ đất này thường có hình dáng bất định hình, nằm rải rác trong dự án, không thể xác lập các chỉ tiêu quy hoạch để hình thành dự án độc lập, nên không thể thực hiện đấu giá theo quy định của Luật Đất đai và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Một số thửa đất thuộc Nhà nước quản lý, có hình dạng xác định, có diện tích đủ lớn, có thể xác lập các chỉ tiêu quy hoạch để hình thành dự án độc lập, nên có thể thực hiện đấu giá lựa chọn chủ đầu tư.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Nguồn cung mới bất động sản tại TP.HCM giảm sâu kỷ lục Ảnh hưởng từ việc sụt giảm nguồn cung, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) rơi vào cảnh điêu đứng vì không có sản phẩm cung ứng ra thị trường, thiếu chi phí hoạt động. Làm thế nào để đi tiếp trong bối cảnh này là câu hỏi lớn nhất mà nhiều công ty đang phải đối mặt trong thời điểm này. Cung...