Bình Định: Vì sao dân kiên quyết phản đối Công ty Phú Hiệp khai thác cát?
Người dân liên tục cản trở, kéo lên xã kiến nghị, thậm chí xảy ra xô xát với doanh nghiệp để bảo vệ tài sản, sinh kế lâu dài.
Sà lan khai thác cát của Công ty TNHH Phú Hiệp bị người dân tụ tập phản đối hồi giữa năm 2020
Suốt những ngày qua, người dân thôn Diêm Vân (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định) liên tục thay phiên nhau canh giữ, không cho sà lan của Công ty TNHH Phú Hiệp kéo ra sông Hà Thanh, đoạn qua địa bàn để khai thác cát. Họ đã kéo lên UBND xã Phước Thuận để kiến nghị.
Thậm chí, theo ông Phan Thế Khoa, Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, giữa người dân và doanh nghiệp còn xảy ra va chạm với nhau.
Theo người dân thôn Diêm Vân, khoảng 4 ngày trước đây, Công ty TNHH Phú Hiệp đã kéo sà lan ra khu vực sông Hà Thanh để hút cát. Sau đó nhiều người dân trong thôn đã tập trung ở khu vực này, ngăn cản không cho công ty khai thác.
Sau khi sự việc xảy ra, công an đã mời ông H.V.T và H.V.B (thôn Diêm Vân) lên làm việc liên quan đến vụ việc trên.
Video đang HOT
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên người dân địa phương cản trở Công ty TNHH Phú Hiệp tiến hành khai thác cát ở khu vực này để làm dự án. Giữa năm 2020, sau khi đơn vị này đưa hai sà lan ra sông Hà Thanh khai thác cát đã bị người dân tập trung phản đối. Doanh nghiệp sau đó đã buộc phải tạm dừng khai thác.
Người dân lo sợ việc khai thác cát sẽ gây sạt lở nhà cửa, chòi canh
Trong báo cáo 1573 ngày 24/06/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định nêu rõ: Việc Công ty TNHH Phú Hiệp nạo vét, khơi thông dòng chảy tại cửa sông Hà Thanh đã đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay hoạt động khai thác cát của Công ty chưa ảnh hưởng đến môi trường và chưa gây sạt lở bờ sông.
Công ty đã có cam kết trong quá trình hoạt động khai thác nếu gây ảnh hưởng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để khắc phục và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.
Thời điểm đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định cũng nhấn mạnh, hoạt động khai thác, nạo vét cát tại khu vực thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận, Công ty TNHH Phú Hiệp chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi người dân đồng thuận.
Tuy nhiên mới đây, công ty này đưa phương tiện ra hút cát thì tiếp tục bị người dân phản đối vì lý do “họ chưa đồng thuận”.
Chia sẻ với PV, người dân thôn Diêm Vân cho biết, nhất định không để doanh nghiệp hút cát ở đây bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Ngoài việc sợ ảnh hưởng đến các hồ, đìa nuôi tôm, cá, mất đi nguồn sinh kế, người dân thôn Diêm Vân còn lo lắng việc khai thác cát ở sông Hà Thanh, đoạn qua địa bàn sẽ gây sạt lở nhà cửa, bờ sông.
Việc hút cát tạo nên những hố sâu gây nguy hiểm đến tính mạng người dân đánh bắt thủy hải sản trên sông. Ngoài ra, khi mùa mưa lũ đến, nước đổ dồn vào phía chỗ trũng bồi lấp dòng sông làm thay đổi dòng chảy khiến nhà cửa họ bị ngập.
“Bà con chúng tôi không chấp nhận việc khai thác cát ở đây. Lòng sông này bao đời nay là nguồn sống của nhiều thế hệ người dân. Bây giờ việc hút cát khiến đời sống chúng tôi đảo lộn. Chính quyền phải có hướng xử lý thế nào chứ không thể để khai thác cát như thế này được… Nếu công ty tiếp tục khai thác, xô xát xảy ra là điều khó tránh”, bà L.T.B cho biết.
Người dân thôn Diêm Vân kéo nhau lên xã, cùng ký vào đơn cầu cứu gửi lên chính quyền tỉnh Bình Định
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Đình Thuận, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, vụ việc người dân cản trở khai thác ở khu vực sông Hà Thanh đã xảy ra nhiều tháng nay. Huyện đã chỉ đạo xã và doanh nghiệp trực tiếp xuống vận động tuyên truyền người dân.
“Việc tuyên truyền đã được thực hiện từ lâu nay rồi. Thực tế chỉ có một số người dân cản trở. Huyện cũng đã cử lực lượng cùng với xã xuống nhằm mục đích tuyên truyền, tiếp tục vận động người dân không được chống đối. Còn đối với những người dân quá khích, chống đối cũng sẽ xử lý theo quy định của pháp luật… Vì đây là khu vực khai thác được tỉnh cho phép”, ông Thuận nói.
Thuê cộng tác viên có áp dụng theo hình thức lựa chọn nhà thầu?
Bà Lưu Thơ (Bình Định) làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị bà được giao thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về khoa học-công nghệ nên có thuê cộng tác viên cung cấp tin, bài ảnh về lĩnh vực khoa học - công nghệ để tuyên truyền trên cổng thông tin của ngành.
Tại Khoản 18 Điều 3 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu quy định:
"Điều 3. Danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
18. Mua sắm các chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ chỉ do một cơ sở sản xuất; có giá bán thống nhất do Nhà nước quy định (như điện, nước, xăng, dầu, phí vệ sinh môi trường và các dịch vụ tương tự khác), cước điện thoại cố định, bảo trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định".
Bà Thơ hỏi, nhuận bút được quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản có phải là chi phí thống nhất do Nhà nước quy định không? Đơn vị có được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt khi thuê cộng tác viên cung cấp tin bài, ảnh không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Trường hợp pháp luật có liên quan quy định cụ thể về việc trả nhuận bút cho cộng tác viên cung cấp tin bài thì thực hiện theo quy định này.
Bên cạnh đó, tin bài không phải dịch vụ do một đơn vị cung cấp và nhuận bút cung cấp tin bài không thực hiện đồng nhất mà còn phải căn cứ chất lượng tin, bài, uy tín tác giả... nên việc thuê cộng tác viên không thuộc quy định tại Khoản 18 Điều 3 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg.
Bình Định: Cải thiện môi trường đầu tư để chào đón các nhà đầu tư lớn Để Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, ngay những ngày đầu năm 2021, lãnh đạo tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt về cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư lớn đến với Bình Định. Ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh...