Bình Định: Cảnh khốn cùng của người dân sau trận lũ lịch sử
Sau cơn lũ dữ, nhiều tài sản, đồ đạc bị hư hỏng khiến cuộc sống của nhiều gia đình ở Bình Định đang gặp phải muôn vàn khó khăn.
Việc đi lại của người dân ở những nơi còn ngập đều phải bằng ghe
Khó khăn chồng chất khó khăn là những gì người dân nơi đây đang phải hứng chịu sau khi lũ dữ đi qua
Người dân vùng trũng Bình Định đang phải gồng mình chống chọi với đợt lũ lịch sử, cao nhất trong vòng 30 năm qua. Bà Phan Thị Thạnh (71 tuổi, ngụ thôn Nhơn An, xã Phước Thuận, Tuy Phước) bị nước lũ cô lập nhiều ngày nay. Bà phải ở nhà giữ cháu để các con bơi ghe lên bờ mua tạm mì gói về ăn qua bữa.
Đến ngày 18-12, mặc dù mưa lớn không còn nhưng nước rút khá chậm, hàng nghìn người vẫn đang sống chung với lũ. Ông Nguyễn Văn Chung (61 tuổi, xã Tuy Phước) cho biết nhà không còn chăn gối nào để nằm, đêm về rất lạnh.
Người dân phải lội nước ra tận thị xã để mua gạo. Nhiều gia đình do bị cô lập trong nước thậm chí không còn gạo để ăn.
Gia đình bà Dung, 68 tuổi bị nước ngập hỏng hết đường điện và máy làm bánh tráng, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế.
Video đang HOT
Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua cộng với xả lũ khiến cho hàng chục nghìn nhà dân, ruộng đồng, hoa màu chìm trong biển nước.
Trường Tiểu học Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước sau lũ đã sập mất cổng, hiện nay còn ngập gần một mét.
Hai cha con anh Tuấn đang chơi trước cửa nhà. Do ngập nước nên anh không thể đi làm còn con gái cũng không thể tới lớp.
Trường mẫu giáo Huỳnh Mai thuộc xã Tuy Phước ngổn ngang sau trận lũ. Cô giáo Hoàng Anh cho biết, còn khá lâu nước mới rút hết để các em đi học trở lại.
Cụ bà Trần Thị Dung do chạy lũ đã bị ngã gãy chân.
Gia đình ông Lê Thuận, 50 tuổi bị chết 170 con gà đợt lũ này. Ông cho biết chỉ còn lại 15 con và Tết sẽ không còn tiền sắm sửa.
Tại huyện Phù Cát, Tuy Phước…, các cánh đồng của bà con hầu như bị ngập hoàn toàn. Theo người dân, nước hiện tại đã rút bớt, xuống thấp hơn mặt đường nhưng vùng nước ngập vẫn còn khá sâu, có nơi trên 1,5m.
(Theo Soha News)
Ngân hàng thế giới hỗ trợ chống thiên tai, lũ lụt cho Việt Nam
Thời gian qua, việc lũ lụt thiên tai, hạn hán ở Việt Nam diễn ra rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân cả nước. Ngoài sự hỗ trợ tương thân tương ái của người dân cả nước thì chúng ta cũng nhân được sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài mà tiêu biểu là Ngân hàng Thế giới.
Theo đánh giá của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, trong 20 năm qua, trung bình mỗi năm, Việt Nam phải hứng chịu khoảng 650 các hiện tượng thiên tai lớn nhỏ, khoảng 500 người tử vong, thiệt hại hơn 14.000 tỷ VND. Số tiền để khắc phục hậu quả của mưa lũ, sạt lở khoảng 11.000 tỷ VND. Đánh giá của ngân hàng thế giới cho biết, hàng năm, tổn thất kinh tế trực tiếp bình quân do bão và lũ lụt ước bằng khoảng 0,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đứng thứ 3 (sau Myanmar và Philippines) trong các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bao mồ hôi công sức tằn tiện, chắt chiu nhiều năm của người miền Trung đã bị "cơn hồng thủy" cuốn phăng ra sông, ra biển.
Cách đây khoảng 10 năm, đã có những cảnh báo từ ngân hàng thế giới về việc nước ta sẽ là một trong hai quốc gia sẽ bị tác hại nặng nề nhất tại vùng Đông Á vào năm 2100 do hiện tượng trái đất bị hâm nóng làm cho mực nước biển dâng cao. Nếu không kịp thời có chính sách khắc phục, khoảng 11 % dân số Việt Nam, tức là khoảng 9 triệu người sẽ bị ảnh hưởng, tỷ lệ cao nhất thế giới.
10 năm sau, cơn bão dữ từ lời cảnh báo ấy vẫn đều đều tới và ngày càng hung tợn hơn, trút vào vùng tâm lũ cả nước - miền Trung. Vết thương do thảm họa môi trường vẫn chưa hết nhức nhối, những người dân nghèo ở miền Trung lại nếm chịu thảm cảnh thiên tai từ những cơn lũ chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Thương sao đứa trẻ mới chào đời chưa tới mười ngày đã phải cùng mẹ đi lánh lũ tại một ngôi trường, trong cảnh chen chúc, chật chội, bức bối. Xót xa thay những người mẹ, người cha từ trên xó nhà nhìn xuống dòng nước mà bất lực: ngày mai gia đình sẽ sống sao đây khi hoa màu, cây cối, gia súc, gia cầm, vật dụng chẳng còn chi?
Xót xa thay những người mẹ, người cha từ trên xó nhà nhìn xuống dòng nước mà bất lực: ngày mai gia đình sẽ sống sao đây khi hoa màu, cây cối, gia súc, gia cầm, vật dụng chẳng còn chi?
Thường thì khi nói về nguyên nhân gây ra lụ lụt, câu trả lời trước tiên vẫn liên quan đến lượng mưa - tức do "ông trời". Tuy nhiên, một nguyên nhân mà ít khi được đề cập đến khi xảy ra thiệt hại này là do nạn phá rừng và thủy điện - tức do con người. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của những diễn biến thất thường này là do biến đổi khí hậu bởi nạn phá rừng và phát triển thủy điện.
Còn nhớ, hiện tượng El Nino được cho là nguyên nhân chính gây nên cơn hạn lịch sử cho Tây Nguyên vừa qua nhưng con người không thể rũ bỏ hết trách nhiệm cho tự nhiên. Trên toàn vùng cao nguyên đất đỏ, có đến 485 nhà máy thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ được quy hoạch xây dựng. Để thực hiện dự án, gần 100 nghìn ha rừng sẽ bị "chuyển đổi", hay nói thẳng ra là tuyệt diệt. 7 năm qua, Tây Nguyên mất gần 360 nghìn ha rừng. Rừng không còn, không có gì giữ nổi nước.
Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện... làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn. Và đợt mua lũ vừa qua có lẽ cũng không năm ngoài nguyên nhân này - nạn chặt phá rừng đầu nguồn.
Thủy điện Hố Hô, góp một phần không nhỏ vào thiệt hại của người dân miền Trung trong cơn lũ tháng 10, nhưng nó vẫn được đánh giá "xả lũ đúng quy trình".
Cùng với nạn phá rừng là tình trạng phát triển tràn lan các thủy điện. Và một thực trạng rất đáng báo động, trong đợt mưa lũ lớn các hồ thủy điện, đặc biệt là các hồ lớn hoàn toàn không có tác dụng cắt lũ. Do mưa lớn ở thượng nguồn nên lượng nước lũ về các hồ thủy điện tăng đột biến, các hồ thủy điện buộc phải xả lũ. Tuy "xả đúng quy trình" nhưng hạ du vẫn ngập nặng là vì các hồ chứa thủy điện không có tác dụng trữ nước cắt lũ. Nguyên nhân gây ra đợt lũ lớn là do hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên đa phần dung tích nhỏ nên xả dồn dập gây ra tình trạng lũ chồng lũ...
Chi cục Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên cho biết, đến sáng nay 17/12, có 13 hồ thủy điện xả qua tràn. Mưa dai dẳng kết hợp hàng chục thủy điện cùng xả lũ khiến 6 tỉnh miền Trung kiệt quệ.
Có thể nói, ứng phó biến đổi khí hậu luôn là chủ đề được nhắc tới trong tất cả cuộc hội nghị, diễn dàn trên thế giới. Trên cương vị đối nội và đối ngoại, trong mỗi chuyến công du của mình, Chủ tịch nước luôn kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức toàn cầu giúp đỡ Việt Nam trong việc ứng phó về biến đổi khí hậu. Như mới đây, trong bài phát biểu tại Hội nghị APEC 2016, Chủ tịch nước đã kêu gọi các nước chung tay giúp đỡ Việt Nam chống biến đổi khí hậu và nhận được sự đồng thuận của rất nhiều nước. Trước đó, nhờ mối quan hệ tốt đẹp của Việt Nam và ngân hàng thế giới mà chúng ta đã nhận được gói hỗ trợ 560 triệu USD để giải quyết việc xâm thực mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mới đây, trong cuộc gặp gỡ ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh tình trạng biến đổi khí hậu kéo dài ở Việt Nam đang trở thành vấn đề nóng, gây thiệt hại lớn cho người dân, do vậy mong muốn phía Ngân hàng Thế giới quan tâm và cũng như tìm giải pháp để hỗ trợ người dân Việt Nam khắc phục thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Ông Osumane Dione khẳng định, cá nhân ông trên cương vị mới sẽ làm hết sức mình để củng cố và phát triển quan hệ hợp tác giữa World Bank và Việt Nam.
Rất tin tưởng vào lời hứa của giám đốc ngân hàng thế giới, bởi thời gian qua với mối quan hệ tốt đẹp của lãnh đạo hai bên, ngân hàng thế giới đã đưa ra những dự đoán và hỗ trợ kịp thời cho Viêt Nam trong viêc ứng phó và biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ này như lời hứa của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, các cán bộ ngành, địa phương cần phải xem xét lại việc quy hoạch rừng đầu nguồn và xây dựng đập thủy điên. Chỉ có quyết tâm cải cách thì mới thay đổi được tương lai. Không có gì là quá muộn.
Thu An
Theo NTD
Bình Định đề nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 500 tỷ đồng Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh 500 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa lũ. Trong đó, hỗ trợ khôi phục hạ tầng giao thông là 180 tỷ đồng; hỗ trợ khôi phục hạ tầng đê điều, thủy lợi, nước...