Bình chọn nhà lãnh đạo ảnh hưởng nhất toàn cầu 2020
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin “chiếm sóng” vũ đài chính trị thế giới.
Tờ Welt am Sonntag (Đức) dẫn tin cuộc khảo sát của Viện Yougov cho thấy, Tổng thống Vladimir Putin, Thủ tướng Angela Merkel đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu trong năm tới.
Người Đức bình chọn Thủ tướng Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Những người Đức tham gia khảo sát phải chọn một chính trị gia mà theo ý kiến của họ trong năm 2020 sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết các thách thức quốc tế.
Bà Angela Merkel nhận được sự ủng hộ của 22% số người được hỏi, còn ông Vladimir Putin là 20%. Đối với ông Emmanuel Macron là 19%. Tiếp đến là ông Donald Trump (16%) và bà Ursula von der Leyen (12%), ông Tập Cận Bình (10%) và ông Boris Johnson (9%).
Người Đức cũng cho rằng, Tổng thống quốc gia đồng minh với Đức là ông Donald Trump còn nguy hiểm hơn Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
41% số người Đức được hỏi ý kiến đã chỉ ra rằng, ông Trump là mối đe dọa đối với thế giới. 17% số người được hỏi nêu tên mối nguy hiểm đến từ ông Kim Jong-un. Có 8% số người tham gia cuộc thăm dò ý kiến bày tỏ nỗi e sợ về những hành động của ông Putin, còn chỉ có 7% cư dân Đức lên tiếng chống lại nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Năm ngoái ông Trump bị tới 48% số người Đức coi là mối đe dọa, ông Kim Jong-un là 21%, còn chỉ có 15% số người được hỏi chống lại nhà lãnh đạo Nga Putin.
Video đang HOT
Ông Putin là nhà lãnh đạo Nga khá giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Đức. Ông từng hoạt động trong vai trò là điệp viên KGB ở Đức và vốn tiếng Đức của ông rất phong phú dù hiện nay đã không sử dụng thường xuyên.
Hôm 7/12 vừa qua, Tổng thống Nga đã có cuộc họp gặp những thương nhân Đức tại Sochi. Khi ông phát biểu, thông dịch viên đã mắc lỗi và ông đã hỏi người thông dịch viên bằng tiếng Đức: “Was ist los?” (Có gì sai vậy?). Việc này khiến cả phòng họp và nhà lãnh đạo Nga cùng cười.
Khả năng ngoại ngữ của nhà lãnh đạo Nga đã gây ấn tượng với không ít người Đức. Ông từng nhiều lần sử dụng tiếng Đức với những nhà lãnh đạo từ các quốc gia nói tiếng Đức.
Ngoài việc nói tiếng Đức với Thủ tướng Angela Merkel, ông Putin cũng trao đổi tiếng Đức với Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen. Ông Putin được cho là có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Những khoảnh khắc ông đùa vui hay tặng hoa cho bà Merkel được truyền thông ghi lại như một minh chứng của tình bạn đẹp xuyên biên giới.
Năm 2019 được coi là một năm ấn tượng của nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin. Nga không chỉ thể hiện vị thế “ông chủ” ở Trung Đông, quay trở lại hợp tác ở châu Phi, ủng hộ các quốc gia ở Nam Mỹ mà còn tự đứng lên trong trừng phạt của châu Âu và đồng minh Mỹ, mở rộng bờ cõi ở phương Bắc.
Tổng thống Putin đã đưa nước Nga lên vị thế quân sự hàng đầu thế giới, uy hiếp mọi nỗ lực chống phá và can thiệp vào quốc gia khác cũng như thể hiện sự tử tế trong ngoại giao và ứng xử với các nước láng giềng.
Trước đó, tờ Financial Times của Anh cũng đã đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin vào bảng xếp hạng những nhân vật quyết định “diện mạo của thập kỷ”. Tổng cộng có 50 người trong danh sách 19 chính trị gia, 22 đại diện doanh nghiệp và 9 người thuộc các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giải trí và thể thao.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Thủ tướng Ethiopia giành giải Nobel Hòa bình 2019
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed giành giải Nobel Hòa bình 2019 vì những đóng góp trong chấm dứt xung đột với nước láng giềng Eritrea.
"Thủ tướng Ahmed được vinh danh vì những nỗ lực của ông trong việc đạt được hòa bình và hợp tác quốc tế, và đặc biệt là sáng kiến mang tính quyết định của ông nhằm giải quyết xung đột biên giới với Eritrea", Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Berit Reiss-Andersen hôm nay thông báo.
Thủ tướng Ahmed gây chú ý vào năm 2018 sau khi xúc tiến chấm dứt 20 năm xung đột giữa Ethiopia và Eritrea. Chiến tranh hai nước bắt đầu từ tranh chấp biên giới năm 1998, 5 năm sau khi Eritrea giành độc lập khỏi Ethiopia.
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed. Ảnh: AP.
Ít nhất 70.000 người đã thiệt mạng trước khi hai bên ký thỏa thuận hòa bình vào tháng 12/2000, nhưng căng thẳng vẫn ở mức cao khi Ethiopia từ chối công nhận biên giới giữa hai nước. Khi Ahmed nhậm chức Thủ tướng Ethiopia vào tháng 4/2018, ông đã trả tự do cho các tù nhân chính trị và tiếp tục ký thỏa thuận hòa bình với người đồng cấp Eritrea Isaias Afwerki.
Ahmed cũng tăng cường vai trò của phụ nữ trong hoạt động chính trị. Phụ nữ chiếm một nửa trong số 20 bộ trưởng của chính phủ Ethiopia, bao gồm nữ bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của đất nước.
Bà Reiss-Andersen nói trong cuộc họp báo ở Oslo hôm nay rằng một số người nghĩ giải Nobel Hòa bình năm nay "được trao quá vội vàng" bởi nhiều thách thức ở Ethiopia chưa được giải quyết, dù ông Abiy với vai trò Thủ tướng đã tìm cách thúc đẩy hòa giải, đoàn kết và công bằng xã hội.
Tuy nhiên, bà khẳng định Ủy ban "tin rằng những nỗ lực hiện tại của Abiy Ahmed xứng đáng được công nhận và cần được khuyến khích". Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy hy vọng giải thưởng có thể "khích lệ Thủ tướng Ahmed khi thực hiện sứ mệnh quan trọng của mình".
Vị trí Ethiopia và nước láng giềng Eritrea ở vùng Sừng châu Phi. Đồ họa: BBC.
"Thành Rome không thể xây trong một ngày", Reiss-Andersen nói thêm, cho biết sự phát triển của dân chủ và hòa bình không thể đạt được trong một sớm một chiều.
Bà cho hay Ủy ban Nobel vẫn chưa liên hệ được với Thủ tướng Ahmed qua điện thoại để thông báo rằng ông đã được trao giải Nobel Hòa bình. "Nếu ông ấy đang xem truyền hình, tôi xin chuyển lời chúc mừng nồng nhiệt nhất", Reiss-Andersen nói.
Khi một phóng viên hỏi rằng bà có thông điệp gì cho những người ủng hộ nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg vì không được trao giải Nobel Hòa bình năm nay hay không, Reiss-Andersen khẳng định Ủy ban Nobel không bao giờ bình luận về quyết định của mình.
"Vào ngày công bố giải thưởng, chúng tôi không bình luận về việc ai được giải và ai không được", bà nhấn mạnh.
Theo Ngọc Ánh (VNE)
Thần đồng Hàn Quốc IQ 210 hạnh phúc với cuộc đời 'thất bại' Trong mắt truyền thông Hàn Quốc, Kim Ung-yong là một thất bại vì IQ tới 210 mà chọn cuộc sống bình thường. Thế nhưng, đối với Kim Ung-yong, cuộc sống bình thường mới là cuộc sống hạnh phúc. "Tôi coi cuộc sống của mình là thành công. Không nhiều người làm được những gì mình muốn như tôi", Kim, hiện là giảng viên...