Bike Intermodal – Xe đạp điện xếp gọn nhất thế giới
Khi xếp gọn lại, Bike Intermodal chiếm 30 lít không gian và có kích thước chỉ 50×40x15cm.
Dự án Bike Intermodal được bắt đầu thực hiện cách đây 4 năm bởi công ty Technologie Urbane và 7 đối tác khác ở châu Âu.
Về cơ bản, Bike Intermodal là một mẫu xe đạp xếp với tùy chọn động cơ điện. Tuy nhiên những nhà sáng chế đã áp đặt thêm các yêu cầu chặt chẽ khi sản xuất mẫu xe này, điều đáng chú nhất trong số đó chính là các linh phụ kiện của xe đều phải được làm bằng các chất liệu có khả năng tái chế.
Về cấu trúc, mọi thiết kế của Bike Intermodal đều thể hiện rằng đây không phải là một chiếc xe đạp với khung truyền thống. Xe được trang bị rất nhiều câu nghệ hiện đại sử dụng trong ngành công nghiệp xe hơi, thêm vào đó là cơ chế xếp gập giống với càng hạ cánh của một chiếc máy bay.
Khi được mở ra, Bike Intermodal có cấu trúc rất chắc chắn nhờ vào những sợi cáp chịu lực, nhờ đó mà xe hoàn toàn có thể chịu được sức nặng của một người lớn một cách dễ dàng.
Dù có cấu trúc chắc chắn nhưng xe có trọng lượng rất nhẹ, chỉ 7,5 kg. Có được điều đó là nhờ ứng dụng các vật liệu nhẹ như nhôm và magiê. Theo nhà sản xuất thì chiếc xe thậm chí sẽ còn nhẹ hơn khi họ sử dụng các loại vật liệu nano như grapheme.
Để đảm bảo an toàn, xe được trang bị phanh đĩa phía trước. Thay vì sử dụng xích như xe truyền thống, Bike Intermodal sử dụng dây curoa răng nhằm loại bỏ việc bảo trì bảo dưỡng xích, đồng thời giúp xe nhẹ hơn.
Video đang HOT
Technologie Urbane cho biết hãng đã kiểm tra và so sánh Bike Intermodal với 13 mẫu xe đạp xếp khác về độ nhỏ gọn khi chỉ chiếm 30 lít không gian, kích thước của xe khi gấp lại là 50×40x15cm.
Dự kiến khi được bán ra, xe sẽ có giá là 800 EUR, tương đương 1.090 USD. Bên cạnh đó xe sẽ có thêm tùy chọn mô-tơ điện lắp ở bánh sau. Giá bán lẻ cho phiên bản chạy điện Bike Intermodal sẽ là 1.300 EUR, hay 1.770 USD.
Theo Trí thức trẻ
Xe Tàu vẫn đi đầy đường
Xe máy Tàu đã dần "biến" khỏi Việt Nam. Xe ôtô Trung Quốc cũng chẳng còn đất sống. Giờ đây, người ta đang hướng sự quan tâm đến những chiếc xe đạp điện "made in China" vẫn đang chạy nhan nhản trên đường.
Bài cũ: Xe nhái
Người Việt chắc hẳn vẫn chưa thể quên được câu chuyện về những chiếc xe máy Trung Quốc "nhái" từng hoành hành một thời tại thị trường Việt Nam. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná.
Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.
Bài cũ xe nhái lại được soạn ra để dùng với những chiếc xe đạp điện (Ảnh minh họa)
Giờ đây, khi xe máy Tàu đã dần "biến" khỏi Việt Nam thì bài cũ lại được soạn ra để dùng với những chiếc xe đạp điện.
Qua khảo sát tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và Tp.HCM cho thấy, phần lớn xe đạp điện nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay đều được gắn các thương hiệu nổi tiếng thế giới của Đức, Nhật Bản như: Honda, Yamaha, Bridgestone... nhưng thực chất rất nhiều sản phẩm là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc được phù phép bằng cách dán nhãn mác hoặc chỉ một vài chi tiết nhỏ là hàng chính hãng.
Theo chia sẻ của một số chủ kinh doanh xe đạp điện, xe máy điện lớn tại Hà Nội, có tới 95% người dùng đến tìm mua đều chọn các sản phẩm của 3 thương hiệu Honda, Yamaha và Bridgestone. Nhưng thực chất là đang mua xe đạp điện của Tàu làm nhái vì cả 3 hãng trên đều chưa phân phối chính hãng xe đạp điện, xe máy điện tại Việt Nam.
Xe đạp điện Honda chưa có đại lý phân phối chính thức tại VN, do đó, rất khó xác định nguồn gốc
Để trấn an khách hàng, chủ một cửa hàng trên phố Bà Triệu (Hà Nội) cho biết, không thể nói là "xe nhái" vì các hãng như Yamaha, Honda họ đều có nhà máy ở Trung Quốc. Do vậy, khi hàng hoá xuất đi bắt buộc phải ghi xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện Công ty Honda Sundiro tại Thượng Hải (Trung Quốc) chỉ sản xuất 3 mẫu xe đạp điện và Yamaha Motor Trung Quốc sản xuất 13 mẫu. Nhưng tại thị trường Việt Nam đang bày bán trên 13 mẫu xe Honda và 30 mẫu xe Yamaha. Do vậy, nếu khách hàng mua ở những cửa hàng nhỏ lẻ bán hàng không chính hãng thì chắc chắn sẽ "dính" hàng nhái.
"Chất lượng xe Trung Quốc"
Theo một chủ cửa hàng trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội), hiện xe đạp điện đang có 2 cách làm giả chính là làm giả giống hệt từ kiểu dáng đến nhãn hiệu của xe thật và chỉ giả về nhãn hiệu còn kiểu dáng tự thiết kế. Chất lượng xe đạp điện giả rất kém ở 3 bộ phận quan trọng đó là ắcquy (hoặc pin sạc), động cơ và bộ điều khiển. Ắcquy kém chất lượng sẽ nhanh bị sụt điện, nhanh hết điện, làm cho quãng đường đi ngắn hơn. Nếu động cơ điện chất lượng kém làm cho xe có công suất yếu hay trục trặc, dễ bị ngấm nước khi gặp trời mưa to, đường ngập sâu; bộ điều khiển sử dụng các thiết bị điện tử thiếu chính xác, không đáng tin cậy, lúc đi nhanh, khi đi chậm không theo sự điều khiển của người sử dụng.
Hàng nhái, hàng giả lắm thì chỉ khổ người tiêu dùng (Ảnh minh họa)
Do vậy tuổi thọ của loại xe này rất thấp và điều quan trọng là không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Giá nhập khẩu xe đạp điện giá rẻ chỉ bằng 2/3 so với xe đạp điện thật. Tuy nhiên về Việt Nam, xe đạp điện giả được lập lờ và đôi khi còn được bày lẫn với xe chính hãng và giá bán gần sát giá xe chính hãng. Mua phải xe đạp giả thiệt hại vô cùng, không những chi tiền bằng xe thật mà tuổi thọ lại kém hơn, hay gặp trục trặc trong vận hành, thường xuyên phải thay đồ và nhất là mất an toàn cho người điều khiển.
Theo ghi nhận, đa số người đi mua xe đạp điện, xe máy điện đều không phân biệt được hàng chính hãng và hàng giả, hàng nhái. Những câu trả lời nước đôi, mập mờ của hầu hết các chủ cửa hàng xe đạp điện, như "đây là hàng chính hãng nhập khẩu Đài Loan", hoặc "mua linh kiện về lắp chứ không thể nhập khẩu nguyên chiếc"... càng làm khách hàng thêm bối rối.
Thêm một vấn đề nữa là giá cả. Dường như những điểm bán xe đạp điện Trung Quốc gán mác thương hiệu lớn đều nhìn nhau để ra giá, không hề có chuẩn giá nào được đưa ra dù cùng loại xe, cùng tên thương hiệu. Chính vì thế, giá bán luôn ở mức cao so với giá trị của xe chứ không hề rẻ như mọi người tưởng.
Hàng nhái, hàng giả lắm thì chỉ khổ người tiêu dùng. Họ bỏ tiền ra mua xe Đức, xe Nhật nhưng có khi lại đang đi xe Trung Quốc không biết chừng.
Thế Đạt (TTTĐ)
Khai mạc Saigon Autotech 2014 "Sân chơi" của riêng Subaru đã chính thức khai mạc tại trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC). Tuy vậy, triển lãm quốc tế Ôtô-Xe máy-Xe đạp điện và Công nghiệp phụ trợ lần thứ 10 này diễn ra trong bối cảnh có nhiều xáo trộn do sự vắng mặt của nhiều nhà cung cấp vào phút cuối. Đầu tiên...