Big_Trends: Vẫn nên tự tin giải ngân
TTCK Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng điểm cho dù đã có phiên điều chỉnh mạnh trong tuần.
Tâm lý nhà đầu tư đã có dấu hiệu lo ngại về vùng đỉnh ngắn hạn của thị trường trong phiên giảm điểm hôm thứ Năm khi lực bán ra áp đảo lực mua vào nhưng sự phục hồi mạnh ngay sau đó lại khiến mọi thứ quay lại quỹ đạo.
Câu hỏi đặt ra đó là TTCK đã rơi vào vùng nguy hiểm chưa? Cơ hội đầu tư trên thị trường còn không hay nhà đầu tư cần phải hành xử như thế nào trong 2 tuần cuối tháng 12 khi hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo chỉ số đã cận kề, sự biến động khó lường của nhóm cổ phiếu VN30 là điều không thể tránh khỏi.
Thực tế khi quan sát diễn biến giao dịch, thanh khoản trên TTCK hiện nay thì điều chúng ta có thể nói đó là TTCK vẫn đang trong giai đoạn tăng điểm lớn. Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật, VN-Index hoàn toàn có thể vượt qua vùng 1100 điểm hoặc thậm chí vùng đỉnh 1200 điểm trong thời gian tới.
TTCK Việt Nam chưa bao giờ có những cơ hội tốt để vượt đỉnh mới như hiện nay nếu triển vọng kinh tế vĩ mô vẫn diễn ra theo kịch bản mà chúng ta đang phân tích và dự báo cũng như sự duy trì thanh khoản cao trên TTCK.
Tất nhiên, khi các chỉ số chứng khoán leo lên các điểm cao mới, nhiều cổ phiếu lớn, vừa và nhỏ đã tăng giá nhiều cũng sẽ lại điều chỉnh (có thể điều chỉnh ngắn hoặc điều chỉnh kéo dài 1 – 2 tuần) thì thị trường chung cũng sẽ theo xu thế để điều chỉnh tích lũy để có thể lấy đà tiếp tục tăng điểm tiếp.
Video đang HOT
Xuyên suốt quá trình tăng điểm của thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng, xây dựng, cảng biển, tiêu dùng, dầu khí, dệt may… cũng đã tăng tốc bước vào giai đoạn 2, 3 hoặc thậm chí giai đoạn 4 của quá trình tăng điểm.
Trong lịch sử, nhiều trường hợp mà các cổ phiếu của một số nhóm ngành đặc biệt như ngân hàng, bất động sản, hóa chất, dầu khí tăng điểm liên tục trong nhiều tháng. Diễn biến tăng điểm xoay vòng diễn ra và các cổ phiếu chủ chốt tiếp tục neo giữ chỉ số VN-Index/VN30 lên các điểm cao mới.
Bối cảnh hiện tại cũng không khác mấy, duy nhất chỉ có điều hoàn cảnh kinh tế vĩ mô khác biệt hơn và dòng tiền mới tham gia vào thị trường tăng mạnh hơn. Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục lên các điểm cao mới – câu chuyện đặt ra chỉ là vấn đề về thời gian cũng như các cổ phiếu đặt mặt bằng giá cao có thể lên mức cao mới hoặc thậm chí không tưởng.
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà đầu tư cũng sẽ vẫn thận trọng để đưa ra các quyết định giải ngân phù hợp, quản trị danh mục hợp lý hơn là theo đổi các chiến thuật giao dịch liên tục với tốc độ nhanh.
Việc mua và nắm giữ cổ phiếu thường đạt hiệu quả cao hơn so với các hoạt động trading ngắn hạn. Thà mua bán tập trung ở vài cổ phiếu tiềm năng nhất để giữ đến cuối sóng hơn là việc lướt, đảo danh mục, cổ phiếu theo các nhịp tăng/giảm/điều chỉnh của thị trường.
Cuối cùng thì hiệu quả đầu tư trong giai đoạn cụ thể sẽ quyết định xem chiến lược đầu tư nào sẽ hiệu quả hơn. Chiến lược mà chúng ta sẽ ưu tiên áp dụng trong suốt giai đoạn thăng/trầm của TTCK trong 1 thời gian dài.
Như vậy, cho dù có thể điều chỉnh (nếu khả năng này xẩy ra cũng sẽ không kéo dài) thì thị trường sẽ vẫn quay trở lại xu hướng đi lên. Việc nắm giữ cổ phiếu gì, quản trị danh mục hợp lý thế nào quan trọng hơn.
Một khi thị trường vào giai đoạn tăng điểm thì chúng ta vẫn cứ nên tự tin giải ngân giai đoạn hiện tại mà không có gì quá lo lắng – thị trường vẫn chưa ở giai đoạn nguy hiểm – cơ hội vẫn còn nhiều.
IMF: Việt Nam cần nâng cao năng lực tiếp cận thị trường và nhà đầu tư
Thiếu thông tin hoặc thông tin không chuẩn xác có thể làm nhà đầu tư, các bên cho vay hiểu sai lệch, dẫn tới đánh giá tiêu cực về mức rủi ro hay thậm chí có thể dẫn tới việc rút vốn hàng loạt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Theo các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), mục tiêu và nguyên tắc của quan hệ nhà đầu tư là sự minh bạch các thông tin dữ liệu và quyết định, khả năng tiếp cận với Chính phủ cũng như khả năng dự đoán được mức độ công khai thông tin và hành vi nhất quán của Chính phủ cũng như tính chính xác của dữ liệu. Tiếp đến là các hình thức của quan hệ nhà đầu tư, bao gồm trang web quản lý nợ, bài thuyết trình với nhà đầu tư, tham vấn thị trường...
Trong bối cảnh đó, đại diện IMF cho rằng Việt Nam cần xây dựng được một đội ngũ cán bộ nắm vững về nghiệp vụ và thông lệ của thị trường vốn quốc tế, chủ động trong việc tiếp cận thị trường và có thể tiến hành các giao dịch ngay vào các thời điểm thuận lợi nhất.
Đây cũng chính là nội dung cuộc hội thảo diễn ra ngày 7/12, tại Hà Nội, do Bộ Tài chính phối hợp cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các chuyên gia quốc tế tổ chức.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Hùng Long-Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, cho hay vai trò và vị thế của Việt Nam ở "cửa ngõ" của giai đoạn 2021-2025 có nhiều biến chuyển tích cực. Cụ thể, Việt Nam đã "tốt nghiệp" ODA, gia nhập nhóm quốc gia thu nhập trung bình là dấu mốc quan trọng, mở ra nhiều khả năng mới để quản lý nợ chủ động, hiệu quả.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Và để bù vào phần vốn ODA đang thu hẹp dần, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn thương mại rộng lớn, cho phép chủ động, linh hoạt hơn về huy động và sử dụng vốn, chi phí vay dự kiến cũng sẽ phù hợp hơn khi vươn lên về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, công tác tiếp xúc với nhà đầu tư là khái niệm khá mới với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Việc tăng cường tiếp xúc và duy trì mối liên hệ với nhà đầu tư là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo chuyển tải kịp thời, chuẩn xác các thông tin vĩ mô, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và quyết sách của Chính phủ đến với cộng đồng nhà đầu tư. Thiếu thông tin hoặc thông tin không chuẩn xác có thể làm nhà đầu tư, các bên cho vay hiểu biết sai lệch, dẫn tới đánh giá tiêu cực về mức rủi ro khi cho vay, đầu tư, thậm chí có thể dẫn tới việc rút vốn hàng loạt khỏi quốc gia đó," ông Long nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Long cũng thừa nhận kinh nghiệm của Việt Nam tiếp xúc với các nhà đầu tư hiện nay còn khá hạn chế, chủ yếu thông qua các đoàn quảng bá không kèm phát hành hoặc các hội nghị xúc tiến đầu tư. Mặt khác, các hoạt động này chưa được duy trì thường xuyên và hình thức tiếp cận với nhà đầu tư chưa đa dạng. Chưa kể, các cán bộ thuộc cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi về cân đối kinh tế vĩ mô chưa được đào tạo về phương pháp, cách thức tiếp cận với nhà đầu tư cũng như việc phối hợp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong quá trình đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia.
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia đến từ IMF sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho cán bộ từ các cơ quan Chính phủ có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo, công khai các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, chỉ tiêu giám sát vĩ mô... để cải thiện việc tiếp cận cũng như quan hệ với nhà đầu tư . Các hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ khung tổng thể cải cách công tác quản lý nợ của Bộ Tài chính.
Cũng tại hội thảo, đại diện các cơ quan, bộ, ngành đã thảo luận về thực tiễn triển khai mối quan hệ với nhà đầu tư hiện nay, quy trình phối hợp giữa các cơ quan và các quy định về công khai báo cáo, số liệu.../.
Mục tiêu VN-Index sẽ là vùng giá 1.025 1.040 điểm VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 2/12/2020. Theo đánh giá của BSC, VNIndex sẽ tiếp tục có những phiên giằng co trong tuần này. Kêt thuc phiên giao dich ngày 1/12, chi sô VnIdnex tăng 5,79 điêm - tương đương tăng 0,58%, đong cưa ơ mưc...