Big_Trends: Kiên trì nắm giữ hơn là lướt sóng
Niềm tin nhà đầu tư có thể thay đổi, nhưng bản chất giá trị của doanh nghiệp không thay đổi nhiều. Hãy chọn lựa cổ phiếu với thái độ nắm giữ phù hợp mới là hợp lý trong giai đoạn này.
Tuần giao dịch vừa qua có những điểm khá đặc biệt khi chỉ số VN-Index vượt qua ngưỡng 980 điểm để tiếp cận khu vực kháng cự mạnh 995 – 1.000 điểm. Chúng ta cũng đã đúng về xu hướng khi việc chinh phục mốc 1.000 điểm “thần thánh” cũng sẽ xảy ra và dòng tiền tham gia đã có sự cải thiện tích cực.
Tâm điểm của thị trường vẫn là những cái tên quen thuộc. Nhóm cổ phiếu Vingroup (VRE, VHM, VIC) hay nhóm cổ phiếu Viettel (VGI, CTR, VTK, VTP), nhóm cổ phiếu ngân hàng (VCB, ACB, BID, CTG), nhóm dầu khí (GAS, PVS, PVD, PVB, PXS).
Cho dù thị trường tăng điểm tiến sát mốc 1.000 điểm, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng có lãi cũng như có thể kiên nhẫn chịu đựng được những phiên rung lắc của thị trường trong quá trình đi lên. VN-Index một lần nữa khẳng định xu hướng tăng điểm rõ nét hơn khi dòng tiền cũng đã bắt nhịp, tham gia vào những cổ phiếu lớn hàng đầu, những cổ phiếu cơ bản của mỗi nhóm ngành và điều này được coi là bình thường của khi thị trường đi vào đợt tăng giá mới.
Điều chúng ta có thể cùng kiểm chứng và theo dõi thêm diễn biến vận động của thị trường thời gian tới cũng như phán đoán nhóm cổ phiếu nào, cổ phiếu riêng lẻ nào sẽ được thị trường quan tâm và cơ hội nào sẽ phù hợp với trường phái đầu tư giá trị hay đầu cơ ngắn hạn.
Những phỏng đoán đầu tiên có thể đến từ mức đo độ rộng của thị trường khi thống kê số lượng cổ phiếu tăng điểm vượt đỉnh, những cổ phiếu bắt đầu vượt đường MA200 hay bước vào đợt uptrend lớn khi so sánh với vận động của VN-Index trong cùng một thời gian.
Video đang HOT
Ngoài ra, thước đo chân thực hơn về mức tăng điểm thực tế có bền vững không khi kiểm tra việc thị trường tăng lên mốc 1.000 rồi điều chỉnh về 980 điểm luôn hay sẽ tiếp tục tiếp tới mốc 1.020 hoặc thậm chí 1.040 điểm trước khi đảo về vùng 980 – 990 điểm hay điều chỉnh tích lũy ngay tại mốc 990 – 1.000 điểm thêm 1 – 2 tuần trước khi tăng tốc mạnh lên 1.100 điểm.
Có quá nhiều khả năng, xu hướng VN-Index có thể có diễn biến bất ngờ trong giai đoạn hiện nay. Nhưng điều mà chúng ta có thể tự tin đó là xu thế chung của thị trường đang là xu thế tăng điểm lớn trong trung hạn giai đoạn 8/2019 – 8/2020 và chúng ta nên bỏ qua mức độ nhiễu của thị trường khi dao động quá nhiều ở vùng 980 – 1.000 điểm như hiện nay.
Nếu đa số giai đoạn 9 tháng cuối năm 2018 là giai đoạn điều chỉnh đi xuống thì giai đoạn 2019 có thể nói là hồi phục và điều chỉnh tích lũy và tất niên là chuẩn bị cho đợi tăng giá tốt hơn vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
Dù chúng ta lạc quan như thế nào trong giai đoạn sắp tới, thì chiến lược tiếp cận thận trọng đối với thị trường vẫn sẽ luôn được tuân thủ. Chỉ có phương pháp lựa chọn cổ phiếu dựa trên các tiêu chí cẩn trọng mới tránh cho chúng ta khỏi mọi phiền toái, mọi dự báo sai lầm về hướng đi của thị trường cũng không bị trả giá, không bị tổn hại gì khi danh mục đầu tư có kết quả tốt.
Chỉ khi chúng ta hiểu được doanh nghiệp, hiểu được cổ phiếu trước khi chúng ta “xuống tiền” thì cũng là lúc chúng ta đang kiểm soát rủi ro.
VN-Index trong tuần tới có thể điều chỉnh tại vùng kháng cự 995 ( /- 5 điểm) nhưng dòng tiền sẽ luân phiên chảy qua nhiều nhóm cổ phiếu khác nhau từ nhóm ngân hàng, nhóm chứng khoán, nhóm dệt may, khu công nghiệp, nhóm Viettet hay vật liệu xây dựng, tiện ích – giai đoạn này có thể nói là thích hợp cho việc kiên trì nắm giữ cổ phiếu triển vọng hơn là các hoạt động giao dịch ngắn.
Thị trường rất có thể đang cổ vũ cho một số cổ phiếu đang vào phom hoặc đang tăng nhanh, nhưng lại không ưu ái với những cổ phiếu tốt nhưng giá lại thấp khác. Niềm tin nhà đầu tư có thể thay đổi, nhưng bản chất giá trị của doanh nghiệp không thay đổi nhiều. Hãy chọn lựa cổ phiếu với thái độ nắm giữ phù hợp mới là hợp lý trong giai đoạn này.
Big_Trends
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Để 5% người dân đầu tư chứng khoán
Với 2,2 triệu tài khoản được mở trên TTCK Việt Nam (trong đó có gần 30.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài), tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia TTCK hiện khoảng 2%. Tỷ lệ này, theo chỉ đạo của Chính phủ tại ề án Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm 2020 - 2025 mới đây, cần tăng lên mức 3% vào năm 2020 và 5% vào năm 2025.
Hai mục tiêu quan trọng nhất mà ề án đặt ra là tăng quy mô (thị trường cổ phiếu lên 100% GDP vào năm 2020; 120% GDP vào 2025) và tăng lượng nhà đầu tư tham gia thị trường.
ề án cũng yêu cầu phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK Việt Nam.
ể tăng quy mô thị trường, ề án yêu cầu thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa và phải xử lý kịp thời các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về việc niêm yết/đăng ký giao dịch sau khi cổ phần hóa. Cùng với đó, đến hết năm 2020, tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ đều phải niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK chính thức.
Nhiều sản phẩm mới, không gian phát triển mới cho trái phiếu doanh nghiệp, phái sinh, trái phiếu xanh... cũng được lên kế hoạch trong đề án này, để góp sức tăng quy mô TTCK Việt Nam.
Nếu mục tiêu tăng quy mô được hỗ trợ bởi nhiều giải pháp cụ thể, vậy mục tiêu tăng lượng nhà đầu tư tham gia TTCK sẽ phải thực hiện như thế nào? Theo ề án trên, sau 1 năm nữa, TTCK cần phải có thêm 1 triệu nhà đầu tư mới. Câu chuyện đưa chứng khoán đến gần với người dân hơn, đến với dân không phải bằng tư duy chơi chứng khoán mà là tham gia một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả, như thông điệp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ đầu năm 2019, đang chờ đợi những giải pháp hiệu quả để thực thi.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, quảng bá TTCK thì giải pháp mới được ề án nêu ra là nhà quản lý sẽ xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động giao dịch chứng khoán, dựa trên công nghệ tài chính mới. Theo đó, các hoạt động giao dịch tự động, quản lý danh mục đầu tư tự động, tư vấn tự động... sẽ được mở đường phát triển trong thời gian tới.
Công cụ hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ nhiều hơn, nhưng yếu tố quan trọng nhất giúp TTCK lớn về lượng và bền với thời gian, theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCK, phải là chất lượng hàng hóa. ây là điểm TTCK Việt Nam cần phải có nhiều sự cải tổ trên thực tế 1.500 doanh nghiệp trên sàn nhưng mức độ minh bạch, chất lượng quản trị công ty, khả năng phát triển bền vững mới loanh quanh điểm trung bình.
Thủ tướng Chính phủ từng đánh giá: "Nếu TTCK chỉ có đầu tư lướt sóng thì không bao giờ thực hiện được sứ mệnh là kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế".
Trên con đường tương lai, với sự hỗ trợ của công nghệ, số tài khoản tham gia TTCK chắc chắn sẽ tăng mạnh. Mục tiêu 3% hay 5% dân số tham gia TTCK có thể sẽ đạt được, nhưng cái lõi của thị trường là chất lượng hàng hóa, là niềm tin, là sự minh bạch cũng cần đạt được thì TTCK mới lành mạnh, mới mang lại giá trị thực cho nền kinh tế Việt Nam.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
PV Drilling (PVD) ước lãi ròng 111 tỷ đồng trong quý 2, dự báo năm 2020 đầy "bận rộn" PV Drilling cho biết doanh thu ước thực hiện đạt 1.941 tỷ đồng, tăng 116 tỷ đồng (6,3%) so với kế hoạch 6 tháng và đạt 50,4% kế hoạch năm 2019. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất thuộc về cổ đông Công ty mẹ lũy kế 6 tháng ước đạt khoảng 24 tỷ đồng. Sáng ngày 25/7/2019, Tổng Công ty cổ phần Khoan...