Big_Trends: Cơ hội sẽ xuất hiện
Cơ hội sẽ lại xuất hiện trong làn sóng bán tháo và sau bão tố, mua giông – Một ngày mới tốt đẹp hơn sẽ lại bắt đầu, triển vọng trong bối cảnh mới lại xuất hiện.
Diễn biến thị trường đã trở nên tồi tệ hơn khi số lượng ca lây nhiễm Covid-19 mới tại Việt Nam tiếp tục gia tăng.
Kịch bản xấu hơn rất có thể sẽ diễn ra trong tuần tới khi số lượng thương vong được công bố sẽ là thông tin khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn. Phiên giảm điểm mạnh ngày 27/7 đã đánh dấu xu hướng điều chỉnh tiêu cực hơn của thị trường trong bối cảnh dịch bệnh đã chuyển sang diễn biến mới và khó kiểm soát hơn. VN-Index rơi về vùng hỗ trợ mạnh 780 điểm và bỏ ngỏ khả năng điều chỉnh tiếp về khu vực 740 – 750 điểm trong tuần tiếp theo.
Rõ ràng, trong kịch bản tiêu cực trước đây khi chúng ta kiểm soát được tình hình cũng đã không tính đến làn sóng Covid-19 đã tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam như hiện nay. Nếu số liệu vĩ mô cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết quý II đã giảm sút, thì quý III tiếp theo chúng ta cũng đã tiên lượng được những tín hiệu khó khăn hơn. Chúng ta vẫn cần những kế hoạch để chuẩn bị cho những điều xấu hơn đang đến.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán có khả năng vẫn vận động theo xu thế điều chỉnh dài hơn. Giai đoạn phục hồi sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn. Cơ hội cho giải ngân ngắn hạn ngày trở nên xa vời hơn, rủi ro hơn và dường như nghịch lý là diễn ra, cơ hội cho việc tìm kiếm và săn cổ phiếu giá rẻ lại tiếp tục bắt đầu. Thị trường chứng khoán là nơi có những người chê và vẫn có những người ham muốn tìm kiếm các cơ hội giá hời.
Kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng mạnh, mọi cổ phiếu tốt xấu sẽ giảm theo và sẽ một lúc nào đó thị giá sẽ phản ánh quá đà tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Cơ hội mua với tầm nhìn lại lại xuất hiện. Cho dù chiến lược mua và nắm giữ không phải phù hợp với nhiều nhà đầu tư cũng như nó cũng thử thách mức độ kiên nhẫn với sự kiên định của họ.
Nếu không có những phẩm chất kể trên chắc chắn các nhà đầu tư hay các nhà giao dịch ngắn hạn nên chọn việc đứng ngoài thị trường để đợi cơ hội. Thị trường xuống, xuống tiếp hoặc điều chỉnh nhẹ đi ngang một thời gian, thậm chí thời gian gian hơn, nhưng thị trường sẽ hồi phục trở lại. Việc tồn tại, khả năng giữ được vốn để tiếp tục hành trình đầu tư mới lại là điều quan trọng.
Trên thị trường chứng khoán, đúng hay sai không quan trọng bằng việc giữ được tiền và không nên mạo hiểm với những tình huống mà chúng ta không có khả năng kiểm soát hoặc lường trước. Covid-19 là yếu tố bất định và rất khó lường. Tâm lý nhà đầu tư cùng với động thái giải ngân thiếu thận trọng cũng sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái bất an, lỗ trạng thái của danh mục ngày trả nên nghiêm trọng.
Như vậy, đại dịch sẽ tiếp tục khó lường trong thời gian tiếp theo và nằm ngoài khả năng tiên liệu của chúng ta. Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán cũng sẽ biến động đồng pha với tình hình dịch bệnh.
Chúng ta cùng mong chờ tai ương sớm đi qua nhưng sẽ không vì thế mà quá bi quan để lại tiếp tục hành xử theo cảm tích. Hãy phân tích kỹ lưỡng tình hình, giữ tỷ trọng tiền mặt/cổ phiếu và/hoặc các tài sản khác hợp lý để tránh ảnh hưởng bởi những diễn biến bất lợi tiếp theo.
Cơ hội sẽ xuất hiện trong làn sóng bán tháo và sau bão tố, mua giông – Một ngày mới tốt đẹp hơn sẽ lại bắt đầu, triển vọng trong bối cảnh mới lại xuất hiện. Nhà đầu tư thành công sẽ là người có thể sống sót được và trở nên mạnh hơn sau những biến cố thiên nga đen Covid-19 năm 2020 này.
Thị trường phản ứng nhanh, nhà đầu tư cần thận trọng
Trong 4 phiên giao dịch từ ngày 24 đến 29/4, khi thông tin liên quan đến những ca nhiễm Covid-19 quay trở lại cộng đồng sau 100 ngày, VN-Index đã giảm từ hơn 856 điểm xuống hơn 790 điểm.
Thông lệ và ẩn số
Như vậy, VN-Index đã mất khoảng 66 điểm, tương ứng với 8,7%, và câu hỏi đặt ra là liệu pha điều chỉnh này của thị trường chứng khoán khi nào sẽ kết thúc? Trước tiên, cần tham khảo thông lệ của một số thị trường quốc tế như Mỹ, Hàn Quốc, và một số thị trường châu Á khác: khi thông tin về làn sóng dịch Covid-19 thứ hai bùng phát, hoặc tái phát những ca nhiễm bệnh tại cộng đồng sau một thời gian không lây nhiễm, thì thị trường chứng khoán đều giảm, nhưng phần lớn đều không vượt quá 10% điểm số và sau đó có những phiên phục hồi. Kịch bản này liệu có thể lặp lại với thị trường chứng khoán Việt Nam hay không? Với những cách làm khác biệt trong chống dịch, Việt Nam đã có 100 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng và thị trường chứng khoán cũng đã phục hồi một cách rất ngoạn mục. Thế nên với những ca nhiễm mới xuất hiện trong vài ngày qua, điều mà nhà đầu tư quan tâm và kỳ vọng cũng chính là khả năng khoanh vùng, dập dịch một cách nhanh chóng để đảm bảo dịch bệnh không lây lan, và điều này cũng sẽ phản ánh thực vào diễn biến của thị trường chứng khoán.
Yếu tố giá rẻ cũng đang xuất hiện, và đây là cơ hội để có thể kích thích dòng tiền mới quay trở lại mạnh mẽ hơn
Về thông lệ, tất nhiên với sự phát triển và hòa nhập của thị trường Việt Nam sau 20 năm, chắc chắn sẽ có những điểm tương đồng với thế giới. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam cũng sẽ lại có những biến số riêng của mình. Biến số đầu tiên nằm ở nhóm nhà đầu tư mới khi thống kê lượng tài khoản mở mới trong giai đoạn tháng 3 tháng 4 tăng mạnh. Chính dòng tiền "không sợ hãi" này là động lực giúp nhiều cổ phiếu hồi phục tính bằng "lần" và tạo nên sự bứt phá ngoạn mục cho thị trường chung. Một thống kê chỉ ra rằng, đã có nhiều cổ phiếu hiện đang điều chỉnh giảm về khá sát với giá giai đoạn cuối tháng 3 - là lúc VN-Index giảm về khoảng 650 điểm. Điều này có nghĩa là yếu tố giá rẻ cũng đang xuất hiện, và đây là cơ hội để có thể kích thích dòng tiền mới quay trở lại mạnh mẽ hơn.
Dò đáy
Phiên ngày 27/7, VN-Index giảm mạnh với gần 44 điểm xuống còn 785 điểm, nhưng đến phiên ngày 28/7 đã phục hồi khá tốt khi tăng hơn 28 điểm để đạt hơn 813 điểm. Điều này phần nào phản ánh "thông lệ" của thị trường trong nước với một số thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc thị trường lại điều chỉnh tiếp trong phiên ngày 29/7 khi mất gần 23 điểm, xuống còn 790 điểm lại gợi mở những khả năng cho các diễn biến trong thời gian tới.
VN-Index sẽ lại dò về những vùng đáy như khu vực 800 điểm hoặc 750 điểm để có sức bật hồi phục trở lại vì lực bán ra lúc này chưa hẳn đã do lo ngại mà xuất phát từ những hoạt động giải chấp thường thấy khi thị trường có từ 2 phiên giảm mạnh trở lên. Theo đó, khi lượng giải chấp kết thúc thì cũng là thời điểm VN-Index có thể tạo đáy. Cũng cần biết là thanh khoản của thị trường đã lên mức hơn 4.000 tỷ đồng/phiên, thậm chí là 5.000 tỷ đồng/phiên những tháng trước khi có sự đóng góp từ dòng tiền margin. Vì vậy, khi dòng tiền giải chấp kết thúc, cộng với những ngưỡng kháng cự đủ mạnh thì cơ hội để bật trở lại sẽ xuất hiện.
Những bối cảnh của thị trường hiện nay cũng khác với giai đoạn cuối tháng 3 và đầu tháng 4, khi đó hoạt động kinh doanh, cũng như khả năng có thể vượt khó liên quan đến dịch vẫn còn là ẩn số. Trong khi đó, đây lại là mùa báo cáo tài chính quý II/2020 cũng như báo cáo bán niên có soát xét. Nghĩa là tình hình của các doanh nghiệp đã được nhìn nhận một cách rõ ràng, tính phân hóa chắc chắn sẽ cao hơn trước rất nhiều. Như vậy, sẽ có những cổ phiếu có khả năng chống chịu tốt hơn trong biến động chung, thậm chí đi ngược thị trường nếu có cơ hội. Nhưng với đặc tính biến động mạnh của VN-Index, nhà đầu tư cá nhân cũng cần thận trọng để theo dõi diễn biến chung của thị trường trước khi giải ngân vào những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt nhất.
VDSC: Rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn cao, VN-Index có thể về 630 điểm trong tháng 4 Tâm lý nhà đầu tư đang chịu ảnh hưởng từ biến động của các thị trường lớn, trong khi sự lây lan của dịch bệnh vẫn còn là ẩn số. Do đó, VDSC dự báo vùng điểm dao động của VN-Index trong tháng 4 được kỳ vọng ở mức 630-750 điểm. Theo báo cáo triển vọng TTCK tháng 4 mới được công bố,...