Big-Trends: Thị trường đang có nhiều kịch bản tăng trưởng tốt
Nhiều cổ phiếu đang có những diễn biến tốt hơn ngay cả khi trước đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng. TTCK đang ở trong trạng thái bình thường mới với nhiều kịch bản tăng trưởng tốt hơn.
TTCK điều chỉnh đi ngang trong tuần đầu tiên của tháng 7. Kể từ khi thị trường chạm mốc 900 điểm thời điểm đầu tháng 6 cho đến nay – đây là tuần điều chỉnh thứ 3 liên tiếp.
Nhà đầu tư cũng không ngạc nhiên về diễn biến sideway của chỉ số VN-Index là chủ đạo trong tuần giao dịch vừa qua khi giao động trong khu vực 825 – 850 điểm.
Thị trường sẽ cần thêm vài tuần tích lũy để trước khi bước vài đợt tăng điểm mới với những gì cũng ta đang chứng khiến hiện nay thông qua bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam, thực trạng giao dịch trên các sàn HSX, HNX và UPCoM cũng như tín hiệu mua ròng trở lại của khối ngoại.
Có lẽ đại bộ phận các nhà đầu tư đang mong đợi giai đoạn giảm điểm sớm qua đi và đợi chờ cho một con sóng mới bắt đầu từ quý III/2020.
Thực tế cho thấy, cho dù thanh khoản giao dịch chung trên toàn bộ TTCK đã sụt giảm 5 – 7% qua từng phiên giao dịch nhưng chúng ta có thể hiểu được việc VN-Index điều chỉnh với biên độ không lớn, thanh khoản suy giảm cũng không chỉ mang hàm ý tiêu cực mà đôi khi có những điểm tích cực.
Đặc điểm của các giai đoạn điều chỉnh của thị trường chung hay của từng cổ phiếu riêng lẽ đó là giá trị giao dịch có thể xuống thấp, nhiều cổ phiếu giữ giá hoặc không giảm sâu, đặc biệt là vẫn nhiều cổ phiếu mạnh vẫn tăng ngược xu hướng.
Video đang HOT
Lý thuyết Dow cũng đã giải thích về xu hướng chính và các giai đoạn tích lũy. Sau xu hướng chính tăng điểm mạnh từ mốc 660 đến 900 điểm thì pha điều chỉnh từ 900 về 824 điểm vừa qua với đặc điểm giá giảm và khối lượng giao dịch giảm theo.
VN-Index đã giảm điểm chạm đáy sâu nhất năm về vùng 823 – 824 điểm trong phiên ngày 30/06 và tính từ thời điểm này ta có thể dự đoán về 1 giai đoạn tạo nền giá hồi phục kèm theo các phiên tăng điểm.
Nếu kịch bản của chúng ta là đúng thì tuần giao dịch tới, VN-Index sẽ phải tăng điểm hồi phục là chủ yếu cho dù xác suất tăng mạnh có thể nói là thấp. Rất có thể VN-Index sẽ chỉ giao động ở khu vực 850 – 865 điểm.
Thị trường sẽ vẫn gặp khó khi chưa thể bứt phá được, áp lực bán tháo hoặc chốt lời ở nhiều cổ phiếu lớn, vừa và nhỏ vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Rất nhiều ngưỡng điều chỉnh “tâm lý” mà thị trường đang phải đối mặt cũng sẽ khiến nhà đầu tư chưa thể hào hứng với xu hướng thị trường trong tuần tới.
Dù thế nào đi nữa, nếu thị trường không tệ thì cơ hội giao dịch ngắn hạn hoặc đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ có lại có thể nhiều hơn. Nhiều cổ phiếu có những câu chuyện riêng như CTD, IMP, GTN, VNM, KDC, MSN, FPT, HPG… lại có cơ hội tăng giá khiến thị trường có thể hồi phục bất cứ lúc nào.
Cho dù diễn biến khó lường của TTCK khu vực, thế giới nhưng chúng ta vẫn có thể hoàn toàn tự tin vào diễn biến và xu hướng thị trường trong hiện tại.
Giai đoạn tích lũy sẽ rất thích hợp cho việc nghiên cứu và chọn lựa ra những cổ phiếu tốt nhất để đầu tư chứ chưa muốn nói là có thể giao dịch ngắn hạn được trong tháng 7 này.
Các tổ chức quốc tế, chính phủ Việt Nam đều hoàn toàn tin tưởng và triển vọng kinh tế giai đoạn Hậu covid thì đương nhiên, TTCK sẽ không nên duy trì ở mức điểm thấp như hiện nay.
TTCK sẽ cần phải tăng trưởng về quy mô và điểm số hơn nữa. Hãy hướng tới giai đoạn hồi phục của thị trường trong tháng 7.
Nhiều cổ phiếu đang có những diễn biến tốt hơn ngay cả khi trước đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng. TTCK đang ở trong trạng thái bình thường mới với nhiều kịch bản tăng trưởng tốt hơn.
Big-Trends: Cơ hội đầu tư ngắn hạn vẫn còn
Một số những nhận định đã dự báo rằng mốc kháng cự 900 điểm là mốc điểm cứng của thị trường và rất khó có thể vượt qua nhất là trong bối cảnh VN-Index hồi phục mạnh mẽ từ mốc đáy 660 điểm kể từ 2 tháng vừa qua.
Điều gì đến cũng đã đến khi thị trường chưa xuất hiện các phiên điều chỉnh lớn nếu tính đến trước ngày hôm thứ 5 (ngày 11/6). 2 phiên điều chỉnh mạnh đã diễn ra trong 2 ngày cuối tuần đã mang đến những cảm giác trái chiều.
Nếu phiên thứ 5, khi VN-Index điều chỉnh mạnh hơn 32 điểm với lực bán sàn mạnh ở rất nhiều cổ phiếu thì phiên ngày thứ 6, đánh dấu mức hồi phục từ mốc đáy sâu nhất 840 điểm trong phiên để quay ngưỡng 863,52 điểm.
Nếu diễn biến điều chỉnh mạnh của chỉ số DJ trong ngày thứ 5 đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu lo lắng thì các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Việt Nam như VN-Index giảm sâu khi áp lực bán lớn diễn ra ở rất nhiều cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư đã lo lắng về khả năng chuỗi điều chỉnh dài của TTCK trong tháng 6 cũng như lo lắng về triển vọng vĩ mô của kinh tế Việt Nam giai đoạn cuối năm 2020.
Cho dù đã có nhiều thông tin tích cực liên quan đến sự phục hồi tốt của kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu Covid; những thông tin liên quan đến chuyển dịch nhà máy, dây chuyền sản xuất của các công ty đa quốc gia thế giới sang Việt Nam hay số lượng tài khoản chứng khoán mở mới, số lượng các nhà đầu tư F0 tăng mạnh... Tuy nhiên, TTCK đã hồi phục tốt thì cũng cần thêm thời gian điều chỉnh, tích lũy thêm.
Điểm công đối với TTCK trong tháng 6 đó là khối ngoại đã giảm mạnh tốc độ bán ròng và đã gia tăng giá trị mua ròng trong bối cảnh khối nhà đầu tư nội lại gia tăng tốc độ giải ngân.
Có thể nói, điểm tích cực trên TTCK hiện nay đó là dòng tiền lớn đang giải ngân trên thị trường là rất đáng chú ý khi thanh khoản trung bình các phiên giao dịch chỉ tính trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) đã là 6000 - 7000 tỷ đồng, lớn hơn 13 - 15% so với giá trị trung bình của thanh khoản năm 2019. Điều này có thể thấy thị trường sẽ không thể điều chỉnh sâu và chỉ có thể điều chỉnh về mốc 840 điểm là tối đa như chúng ta đã chứng kiến diễn biến giao dịch ở phiên thứ 6 tuần trước.
Ngoài ra, diễn biến giao dịch tích cực ở các cổ phiếu lớn, các cổ phiếu bluechips đầu ngành cũng đã phát đi thông điệp "Điều chỉnh là tạm thời và thị trường chứng khoán sẽ quay trở lại xu hướng lên". Duy chỉ có điều, hành động của các nhà đầu tư hiện nay làm sao thể hiện được không chỉ ngoài sự thận trọng mà còn thể hiện được phong cách đầu tư với tầm nhìn dài hơi.
Thông qua 2 chỉ số quan trọng liên quan đến giá và khối lượng của thị trường thì chúng ta vẫn phải nên có niềm tin vào xu hướng khởi sắc của thị trường thời gian tới hơn là diễn biến điều chỉnh tiêu cực.
Dòng tiền lớn đang chảy vào không chỉ ở các cổ phiếu đầu cơ mang tính dẫn sóng mà còn cả các cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc các nhóm tài chính, ngân hàng, tài nguyên cơ bản, công nghệ như HPG, HSG, SSI, STB, SHB, SSI, MWG, SHS...
Cho 2 khả năng liên quan đến kịch bản của thị trường đó là thị trường sẽ điều chỉnh tích lũy thêm khu vực 860 - 880 điểm 3 -5 phiên hay sẽ điều chỉnh sideway về khu vực 840 điểm một lần nữa nhưng nếu tính các trường hợp bi quan nhất thì thị trường sẽ vẫn đang ở trạng thái tích cực hơn là tiêu cực.
Không có gì phải bi quan quá về thị trường sắp tới khi mà kinh tế vĩ mô hay diễn biến giao dịch trên thị trường đang ủng hộ quan điểm thị trường cuối cùng cũng sẽ vượt khó đi lên.
Cơ hội đầu tư hay giao dịch ngắn hạn vẫn còn đối với các nhà đầu tư kiên nhẫn đợi thời điểm.
Big-Trends: Cơ hội đang xuất hiện nhiều Một lần nữa - các ngưỡng điều chỉnh dự báo của thị trường lại không thể khiến thị trường điều chỉnh sâu mà ngược lại TTCK vẫn trụ vững trên mốc 880 điểm và đã sẵn sàng hướng tới mốc 890 - 900 điểm trong tuần thứ 2 của tháng 6. Các nhà đầu tư vừa mới thực hiện chốt lời mới đây...