Big Tech Trung Quốc trải qua quý tồi tệ nhất lịch sử
Do chính sách zero-Covid của Trung Quốc, các hãng công nghệ lớn nước này trải qua quý tăng trưởng tồi tệ chưa từng có.
Trong quý II, hãng thương mại điện tử (TMĐT) Alibaba ghi nhận doanh thu quý gần như không tăng trưởng, trong khi công ty mạng xã hội Tencent lần đầu sụt giảm doanh thu. Tăng trưởng của JD.com, nền tảng TMĐT lớn thứ hai Trung Quốc, chậm nhất lịch sử, còn hãng xe điện Xpeng lỗ sâu hơn dự kiến.
Vốn hóa thị trường của các công ty này là hơn 770 tỷ USD.
Các hãng công nghệ Trung Quốc, bao gồm Alibaba, tăng trưởng chậm lại so với trước đây. (Ảnh: Getty Images)
Từ tháng 3 tới tháng 6, số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc tăng đột biến. Trung Quốc áp dụng chính sách zero-Covid nghiêm ngặt, đặt ra hàng loạt biện pháp như phong tỏa, xét nghiệm đại trà để khống chế dịch bệnh. Các thành phố lớn, bao gồm Thượng Hải, bị đóng cửa nhiều tuần.
Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,4% trong cùng kỳ, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng cũng như chi tiêu từ các công ty vào quảng cáo hay điện toán đám mây. Những cơn gió chướng không buông tha ngay cả các “ông lớn” công nghệ.
Video đang HOT
Tại cuộc điện đàm sau khi báo cáo kết quả kinh doanh tháng này, Daniel Zhang – CEO Alibaba – thừa nhận doanh số bán lẻ giảm so với năm trước do Covid-19. Mạng lưới hậu cần của công ty bị ảnh hưởng, một số dự án điện toán đám mây bị ngưng trệ.
Tencent, chủ sở hữu WeChat, cũng cảm nhận ảnh hưởng của chính sách zero-Covid. Doanh thu từ dịch vụ tài chính tăng trưởng chậm hơn các quý trước vì ít người ra ngoài và sử dụng dịch vụ thanh toán di động WeChat Pay hơn. Mảng quảng cáo trực tuyến giảm mạnh khi các công ty thắt chặt ngân sách.
JD.com khá hơn vì kiểm soát nhiều chuỗi cung ứng hậu cần và hàng tồn kho. Song, chi phí thực hiện đơn hàng và hậu cần gia tăng vì phong tỏa. Xpeng kỳ vọng giao 29.000 đến 31.000 xe điện trong quý III, kém hơn mong đợi. Chủ tịch Brian Gu cho biết, số khách ghé thăm các cửa hàng thấp hơn trước do tình hình hậu Covid.
Khi dịch bệnh bùng phát, các “gã khổng lồ” Internet Trung Quốc tận hưởng tăng trưởng bùng nổ do mọi người chuyển sang các dịch vụ trực tuyến như mua sắm, chơi game. Chính điều này khiến rất khó so sánh số liệu giữa hai năm. Khi kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức hơn phía trước, môi trường kinh tế vĩ mô càng khắc nghiệt.
Trong khi đó, môi trường quản lý cũng ngày một nghiêm khắc. Trong 2 năm qua, chính phủ ban hành các chính sách quản lý khắt khe trong mọi lĩnh vực, từ game đến bảo vệ dữ liệu.
Với việc tỉ lệ tăng trưởng rơi mạnh so với các năm trước, các nhà đầu tư trở nên cảnh giác về triển vọng của công nghệ trong nước. Trước đây, Tencent, Alibaba và JD.com thường duy trì tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 25%. Theo Tariq Dennison, Quản lý tài sản tại hãng GFM Asset Management, nếu quý II là dấu hiệu cho thấy họ sẽ trở về mức tăng trưởng một chữ số hơn là tình thế tạm thời, nó chắc chắn ảnh hưởng lớn đến việc định giá cổ phiếu.
Thế khó của Trung Quốc trên đường tự chủ bán dẫn
Tham vọng độc lập bán dẫn của Trung Quốc khó thành hiện thực do thiếu vắng nhân tài kỹ thuật và khoa học.
Vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngành công nghiệp non trẻ phát triển khi thiếu thốn các chuyên gia cao cấp. Ông Zhang Wei, Hiệu trưởng trường vi điện tử thuộc Đại học Phục Đán, phát biểu tại một hội thảo gần đây: "Nếu công nghệ thúc đẩy đổi mới, con người là chìa khóa để phát triển công nghệ hiện đại. Trình độ của họ sẽ quyết định sức mạnh của chúng ta".
Vấn đề với Trung Quốc là đội ngũ nhân tài nước này không theo kịp với tham vọng của quốc gia.
Theo báo cáo công bố năm nay của Viện Nghiên cứu Tài chính Giáo dục thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc thiếu khoảng 300.000 nhân tài trong ngành bán dẫn vào năm 2019, tăng gấp đôi năm 2015. Dù đây không phải vấn đề của riêng Trung Quốc, nó ngày càng gây bất lợi cho mong muốn giành tự chủ trong ngành công nghiệp bán dẫn để giảm thiểu rủi ro của quốc gia.
Còn theo một báo cáo khác của ngân hàng đầu tư CICC, vấn đề không chỉ nằm ở số lượng mà còn là chất lượng. Các kỹ sư đào tạo trong nước còn trẻ, đồng nghĩa với thiếu vắng bóng dáng lãnh đạo, đặc biệt trong sản xuất chip.
Những năm gần đây, số lượng chuyên gia làm trong ngành bán dẫn Trung Quốc đã tăng lên nhờ mức lương hấp dẫn và hỗ trợ hào phóng từ Chính phủ. Báo cáo của CICC chỉ ra hỗ trợ năm 2016 từ nhà nước cho ngành bán dẫn, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và miễn giảm thuế nghiên cứu, phát triển, chiếm 0,12% GDP.
Vài năm trước, thiết kế và sản xuất chip không phải ngành nghề hấp dẫn đối với sinh viên Trung Quốc, theo một quan chức cấp cao tại một công ty chip lớn của Mỹ. Trước năm 2015, rất khó tuyển cử nhân từ Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Phục Đán hay Đại học Thượng Hải - bốn trường hàng đầu trong nước. Lựa chọn hàng đầu của nhiều tân cử nhân truyền thông và vi điện tử là các doanh nghiệp Internet.
Tính đến cuối năm 2019, Trung Quốc có khoảng 510.000 người đang làm trong ngành bán dẫn, tăng 11% theo năm, 350.000 người trực tiếp liên quan tới thiết kế hoặc sản xuất. Để so sánh, Mỹ có khoảng 280.000 chuyên gia trong thiết kế và sản xuất bán dẫn.
Tỷ lệ người có bằng cấp trong lĩnh vực bán dẫn tại Trung Quốc cao hơn tại Mỹ vào năm 2019, song các trường học lại xếp hạng thấp hơn. Là nơi khai sinh công nghệ bán dẫn hiện đại, ngành công nghiệp chín muồi của Mỹ có khả năng đào tạo nhiều chuyên gia hơn.
Ông Peng Hu, Giám đốc Phòng nghiên cứu tại CICC, cựu lãnh đạo Huawei, nhận định Trung Quốc không thiếu nhân tài thiết kế bán dẫn. Chẳng hạn, bộ phận thiết kế chip của Huawei - HiSilicon - có khả năng đe dọa vị trí thống trị của các công ty bán dẫn Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại thiếu nhân tài trong sản xuất, đặc biệt là những người làm chủ được công nghệ vì nó liên quan đến nhiều môn học như vật lý, hóa học. "Bất kỳ ai có dưới 20 năm kinh nghiệm sẽ thấy khó làm chủ nó", ông nói.
Lãnh đạo đất nước đã nhận ra vấn đề và đưa ra nhiều biện pháp khắc phục. Vào tháng 8/2020, ba tháng sau khi chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm Huawei mua chip từ các nhà máy bán dẫn, Trung Quốc ban hành chính sách số 8, là hướng dẫn chi tiết để thúc đẩy ngành bán dẫn với ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính, chương trình đào tạo tốt hơn, kết hợp giữa học thuật và thực nghiệm.
Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa đã thành lập các trường vi mạch vào tháng 4 và tháng 7 năm nay. Theo ông Zhang, chương trình đào tạo mới sẽ giúp cung ứng người lao động cần thiết khi ngành công nghiệp ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi cả kiến thức trong lớp học lẫn kinh nghiệm thực tế.
Các chuyên gia nhận xét học tập tại trường mới dừng ở dạy ý tưởng và lý thuyết mà chưa cung cấp kỹ năng thực hành. Vì vậy, đưa cả hai xích lại gần nhau, tương tự những gì Đài Loan đã làm, có thể là chìa khóa thành công.
Richard Chen, một kỹ sư wafer Đài Loan đang làm việc tại Đại lục, cho rằng cần doanh nghiệp đào tạo tay nghề, trường học không phải nơi làm điều này tốt nhất. Một giải pháp khác là đưa lao động lành nghề từ nước ngoài sang, song mức lương và môi trường làm việc có có thể là một trở ngại. Mức lương trung bình hàng năm trong ngành bán dẫn Trung Quốc là 30.000 USD vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức 170.000 USD tại Mỹ.
Redmi Smart TV X 2022 xác nhận có màn hình 120Hz Xiaomi đã xác nhận rằng họ sẽ ra mắt các mẫu TV thông minh mới mang thương hiệu Redmi tại Trung Quốc vào ngày 20 tháng 10, được gọi là Redmi Smart TV X 2022. Thông qua hình ảnh teaser mới đây, Xiaomi đã tiết lộ rằng thế hệ TV mới nhất của họ mang tên Redmi Smart TV X 2022 sẽ có...