Big Tech Trung Quốc rớt khỏi top 10 thế giới theo vốn hóa thị trường
Tencent Holdings, Alibaba Group Holding đã biến mất khỏi top 10 công ty toàn cầu về giá trị vốn hóa thị trường, và đặc biệt là không có công ty Trung Quốc nào trong danh sách này.
Không có hãng công nghệ lớn nào của Trung Quốc có mặt trong top 10, những gã khổng lồ công nghệ Mỹ thống trị danh sách mới
Nikkei dẫn dữ liệu mới nhất từ QUICK-Factset cho thấy, Tencent đã tụt xuống vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu. Cuối năm 2020, hãng này đứng thứ 7 và Alibaba ở vị trí thứ 9. Tencent đạt đỉnh ở vị trí thứ 6 vào tháng 2.2021, trước khi vốn hóa thị trường của công ty giảm 40%.
Điều đáng chú ý là không hãng công nghệ lớn nào của Trung Quốc có mặt trong top 10, những gã khổng lồ công nghệ Mỹ thống trị danh sách mới. Cụ thể, Apple, Microsoft và Alphabet chiếm ba vị trí hàng đầu. Saudi Aramco đứng thứ 4, tiếp theo là Amazon, Tesla và Meta. Hãng thiết kế chip Nvidia đứng thứ 8. Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffet đứng thứ 9. Nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC) ở vị trí thứ 10, trở thành công ty châu Á có giá trị nhất thế giới.
Video đang HOT
Chỉ số Shanghai Composite Index từng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2007, đưa đến hy vọng cao đối với nền kinh tế Trung Quốc. Vào thời điểm đó, bốn trong số 10 công ty hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường là của Trung Quốc. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc, vốn hóa thị trường tăng lên nhờ mô hình kinh doanh mới và khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, việc tăng cường kiểm soát lĩnh vực công nghệ của chính quyền Bắc Kinh và căng thẳng với Mỹ đã đảo ngược vận may đó.
Công ty nền tảng gọi xe lớn nhất Trung Quốc Didi Global đã quyết định hủy niêm yết khỏi Sở Giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) vào đầu tháng này, chỉ 5 tháng sau khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt việc giám sát các công ty niêm yết ở nước ngoài, vì lo ngại cơ quan quản lý nước ngoài sẽ tiếp cận được dữ liệu nhạy cảm. Mặt khác, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tăng cường áp lực lên các doanh nghiệp Trung Quốc.
Mỹ hôm 16.12 công bố lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất máy bay không người lái DJI và hàng chục thực thể khác của Trung Quốc, với cáo buộc tham gia vào hoạt động vi phạm nhân quyền hoặc phát triển quân sự. Động thái này có hiệu lực ngăn cản người Mỹ đầu tư vào một số công ty Trung Quốc, và áp đặt lệnh cấm vận thương mại trên thực tế đối với phần còn lại.
Theo ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Phòng Nghiên cứu kinh tế tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, triển vọng đối với chứng khoán Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào “mức độ nghiêm trọng của việc Mỹ muốn ngăn chặn dòng tiền vào Trung Quốc”.
Big Tech Trung Quốc tăng cường sa thải nhân viên
Các công ty công nghệ Trung Quốc được cho là đã sa thải nhiều nhân viên hơn bình thường vào thời điểm này trong năm, gây ra "sự hoảng loạn cho rất nhiều người".
Theo South China Morning Post, một làn sóng cắt giảm việc làm mới đang làm rung chuyển các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc khi năm 2021 sắp kết thúc. Gã khổng lồ video ngắn Kuaishou, đối thủ của ByteDance, và nền tảng phát trực tuyến iQiyi thuộc sở hữu của Baidu đều được cho là đang cắt giảm nhân sự.
Thắt chặt quy định của Bắc Kinh đối với lĩnh vực internet và sự cạnh tranh gia tăng đang gây áp lực tài chính lên các gã khổng lồ công nghệ
Mặc dù việc các công ty công nghệ ở đại lục sa thải nhân viên hoạt động kém hiệu quả vào cuối năm là điều bình thường, nhưng đợt cắt giảm việc làm lần này có vẻ sâu rộng hơn, đặc biệt sau một năm chính quyền Bắc Kinh thắt chặt quy định nghiêm ngặt đối với lĩnh vực công nghệ.
Công ty ứng dụng di động chia sẻ video Kuaishou được niêm yết tại Hồng Kông bắt đầu sa thải nhân viên nhận được điểm thấp trong các bài đánh giá hiệu suất. Những nhân viên bị sa thải được đề nghị nhận bồi thường dựa trên số năm họ đã phục vụ, cộng với một tháng lương, ba nguồn thạo tin cho biết. "Điều này đã gây ra sự hoảng sợ cho rất nhiều người trong công ty vì việc sa thải dường như bắt đầu với các trưởng nhóm được trả lương cao", một trong ba nguồn tin nói.
Theo trang Yicai và cổng thông tin Sina của Trung Quốc, iQiyi được niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) cũng đã khởi động làn sóng sa thải vào đầu tháng này, cắt giảm hơn 30% công việc tại các bộ phận chi phí cao như tiếp thị và phân phối. Nhân viên bị sa thải tại iQiyi được cho là đã được đề nghị mức bồi thường tương tự như đồng nghiệp ở Kuaishou. Tình trạng sa thải của iQiyi có thể tiếp tục kéo dài đến Tết Nguyên đán, khi các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc thường chia tiền thưởng hằng năm. Hiện cả iQiyi và Kuaishou đều không trả lời yêu cầu bình luận.
Làn sóng sa thải mới diễn ra sau khi ByteDance cho thôi việc hơn 1.000 nhân viên trong đơn vị giáo dục trực tuyến, đây là kết quả khi chính phủ Trung Quốc buộc các công ty dạy thêm phải trở thành tổ chức phi lợi nhuận. Tình trạng cắt giảm việc làm đã mở rộng đến Guagualong, dịch vụ gia sư hỗ trợ trí tuệ nhân tạo hàng đầu của ByteDance hướng đến trẻ từ 2 đến 12 tuổi được tạo ra vào năm ngoái. Ngay cả các nhóm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách mới của Bắc Kinh, như dịch vụ học tiếng Anh cho người lớn OpenLanguage và nền tảng chia sẻ kiến thức Xuelang, cũng phải trải qua cắt giảm việc làm.
Việc các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc sa thải nhân viên được coi là dấu hiệu cho thấy triển vọng việc làm trong lĩnh vực internet của nước này đang giảm sút. Bên cạnh những khó khăn về quy định kiểm soát của Bắc Kinh, những công ty như Kuaishou và iQiyi còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và áp lực dòng tiền.
Hoạt động của iQiyi kém hơn trong quý trước, với khoản lỗ ròng tăng 41,6% lên 1,7 tỉ nhân dân tệ, mặc dù doanh thu tăng 6% lên 7,6 tỉ nhân dân tệ. Giám đốc điều hành iQiyi Tim Gong Yu tháng trước cho biết thách thức lớn nhất đối với ngành là "nguồn cung cấp" video trực tuyến thiếu hụt, do dịch Covid-19 và "sự kiểm duyệt mạnh mẽ hơn".
Việc làm mới tại các hãng Big Tech Trung Quốc suy giảm Việc làm mới tại các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang bị thu hẹp do động thái gia tăng kiểm soát của Bắc Kinh và tình trạng tiền lương trì trệ. South China Morning Post dẫn dữ liệu từ 51job.com cho thấy, cơ hội việc làm tại các công ty internet ở Trung Quốc dành cho sinh viên mới tốt...