Big Tech Trung Quốc chứng kiến làn sóng cắt giảm việc làm mới
Làn sóng cắt giảm việc làm mới đang tấn công các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, khi áp lực pháp lý và việc phong tỏa dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của họ.
Theo những nguồn tin giấu tên được South China Morning Post và các phương tiện truyền thông địa phương khác phỏng vấn, việc cắt giảm nhân sự đang diễn ra tại nhiều bộ phận khác nhau ở Tencent và Alibaba. Báo cáo cuối tuần từ Thepaper.cn cũng cho thấy gã khổng lồ truyền thông xã hội Tencent đang sa thải khoảng 100 nhân viên khỏi các kênh thể thao.
Việc cắt giảm nhân sự đang diễn ra tại nhiều bộ phận khác nhau ở Tencent và Alibaba. Ảnh BLOOMBERG
Quy mô cắt giảm việc làm giữa các bộ phận là khác nhau, tùy thuộc vào lợi nhuận và tính chất kinh doanh. Mảng kinh doanh thua lỗ nặng, bao gồm điện toán đám mây và video, là những bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Tencent, vốn đã phải chịu ít nhất hai đợt cắt giảm việc làm kể từ tháng 4.2022. Theo một nguồn tin tiết lộ, có trường hợp toàn bộ đội ngũ hơn 20 nhân viên đều bị sa thải. Hiện Tencent không trả lời yêu cầu bình luận, nhưng Giám đốc điều hành Pony Ma Huateng hôm 18.5 cho biết công ty sẽ điều chỉnh một số bộ phận kinh doanh không hoạt động tốt, sau báo cáo tăng trưởng doanh thu trì trệ trong quý đầu tiên.
Trong khi đó, đối với trường hợp của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, thay vì giảm nhân sự trong một lần, công ty sẽ cho nhân viên nghỉ việc theo nhiều đợt cắt giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các đơn vị bao gồm DingTalk, Alibaba Cloud, Taobao và Taobao Deals, theo báo cáo của Economics Weekly.
Các công ty công nghệ Trung Quốc thường miễn cưỡng chính thức thừa nhận cắt giảm việc làm, một phần vì luật lao động của nước này yêu cầu cơ quan quản lý lao động phải có sự tham vấn và can thiệp của công đoàn nếu việc cắt giảm nhân sự liên quan đến hơn 20 công việc. Làn sóng cắt giảm lần này được cho là sâu hơn những lần trước, diễn ra giữa lúc quy định trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc không chắc chắn và nền kinh tế bị tổn thương vì lệnh phong tỏa dịch Covid-19 nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Trang truyền thông Caixin dẫn lời giáo sư Đại học Bắc Kinh Lu Feng cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4.2022 của những người từ 16 đến 24 tuổi ở Trung Quốc là 18,2%, cao hơn so với 13,9% ở châu Âu và 8,6% ở Mỹ. Theo nghiên cứu của ông Lu, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng lên kể từ giữa năm ngoái, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ và châu Âu đang giảm dần.
Một số công ty công nghệ khác của Trung Quốc cũng đang điều chỉnh để cải thiện hoạt động kinh doanh. Xiaohongshu, nền tảng thương mại điện tử xã hội giống Instagram của Trung Quốc, tháng trước cho biết đã loại bỏ 9% nhân viên. Trong khi đó, Giám đốc điều hành nền tảng phát trực tuyến video Bilibili Chen Rui nói rằng công ty sẽ tận dụng chi tiêu từng đồng.
Để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ tăng trưởng trở lại, chính quyền Bắc Kinh dường như đang giảm bớt sự giám sát của mình đối với ngành. Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nước này, hôm 17.5 đã tổ chức một hội nghị chuyên đề đặc biệt với các nhà lãnh đạo các công ty công nghệ lớn, để thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số, gửi đi tín hiệu ủng hộ ngành công nghiệp đã phải trải qua 18 tháng sóng gió.
Từ COVID-19 tới Ukraine, dấu hiệu phi toàn cầu hóa có thể là tương lai kinh tế thế giới
Các chuyên gia cho rằng xu thế trong những năm 2020 có thể là phi toàn cầu hóa khi nhiều quốc gia cảm thấy cần phải từ bỏ lợi ích của việc phụ thuộc lẫn nhau để trở nên tự chủ hơn.
Người dân xếp hàng bên ngoài siêu thị tại Arlington, Virginia, Mỹ ngày 4/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang Axios, ông Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, đã ví hiện tượng này là "xói mòn toàn cầu hóa" trong một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs.
Ông nói: "Có vẻ như bây giờ nền kinh tế thế giới thực sự sẽ chia thành các khối. Mỗi bên đều cố gắng tách khỏi nhau và sau đó giảm bớt ảnh hưởng của khối kia. Khi có ít mối liên kết kinh tế hơn, thế giới sẽ chứng kiến xu hướng tăng trưởng thấp hơn và ít đổi mới hơn. Các công ty và ngành công nghiệp nội địa sẽ có nhiều quyền lực hơn để yêu cầu các biện pháp bảo hộ đặc biệt. Nhìn chung, lợi nhuận thực tế từ các khoản đầu tư của các hộ gia đình và tập đoàn sẽ giảm xuống".
Trong nhiều năm nay, các công ty Mỹ có chuỗi cung ứng đa quốc gia phức tạp đã phải vất vả vì gánh những chi phí bất ngờ. Đầu tiên là các mức thuế cao áp lên hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động. Các mức thuế cao này ảnh hưởng tới nhiều sản phẩm và nguồn nhập khẩu khác nhau.
Tiếp đó là đại dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại nghiêm trọng. Các gián đoạn do COVID-19 khiến Mỹ thiếu ô tô và hàng hóa.
Hiện nay, giá dầu và các mặt hàng nông nghiệp đã tăng vọt do cuộc chiến ở Ukraine. Khi Nga bị cắt đứt khỏi nền kinh tế thế giới, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt các vật liệu công nghiệp quan trọng như niken, paladi và neon.
Điều này đang khiến các doanh nghiệp buộc phải có kế hoạch đề phòng. Có nghĩa là, họ ngày càng sẵn sàng hy sinh hiệu quả để đổi lấy độ tin cậy.
Các nhà đầu tư hàng đầu cũng có cùng quan điểm. Giám đốc BlackRock, ông Larry Fink, đã viết trong một bức thư mới gửi cho các cổ đông rằng cuộc chiến Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong những thập kỷ gần đây.
Ông Howard Marks thuộc công ty Oaktree Capital viết trong một lá thư cho các nhà đầu tư mới, nói rằng kỷ nguyên toàn cầu hóa này mang lại lợi ích cho GDP toàn cầu, nhưng tránh xa toàn cầu hóa có thể an toàn hơn cho các nhà nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước và số lượng việc làm ngành sản xuất trong nước.
Tóm lại, nền kinh tế toàn cầu của những năm 2020 sẽ khá khác so với thế giới ba thập kỷ trước.
Đối với những khó khăn mà chính sách kinh tế phải đối mặt trong những năm 2010, có một biện pháp cứu vãn. Hai vấn đề mà Mỹ và các quốc gia tiên tiến khác phải đối mặt là tỷ lệ thất nghiệp quá cao và lạm phát quá thấp đều có chung một giải pháp: các biện pháp kích thích.
Tuy nhiên, thời đại đó có thể đã qua. Ông Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Canada lập luận rằng các vấn đề như đổ vỡ toàn cầu hóa có nghĩa là phải đánh đổi.
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Nếu nhận định của ông Carney đúng, lãi suất và lạm phát sẽ liên tục cao hơn trong thập kỷ tới.
Khi nhu cầu suy giảm trong nền kinh tế, chẳng hạn như do cuộc khủng hoảng tài chính, nó có xu hướng làm giảm cả lạm phát và việc làm cùng một lúc. Do đó, kích thích kinh tế sẽ giúp ích cho cả hai vấn đề cùng lúc.
Trong thực tế, theo mô hình của các ngân hàng trung ương, cùng chính sách đó sẽ tạo ra cả việc làm và giúp lạm phát ổn định ở mức 2%.
Nhưng khi vấn đề là cú sốc đối với phía cung của nền kinh tế, chẳng hạn như đại dịch gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, thì việc kích thích nhiều hơn nhằm giúp đưa mọi người có việc làm cũng có xu hướng làm trầm trọng thêm lạm phát.
Ông Carney cho biết trong một bài phát biểu tại Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia tuần này: "Cũng giống như toàn cầu hóa tạo ra giảm phát, thì phi toàn cầu hóa sẽ tạo ra lạm phát".
Ông cho rằng thích ứng với khí hậu trong thập kỷ tới cũng sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và lãi suất. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ cần phải tăng trong khoảng 2% GDP toàn cầu mỗi năm cho đến năm 2050 để ngăn chặn những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu. Điều này sẽ làm tăng lạm phát trong ngắn hạn và tăng lãi suất trung gian trong dài hạn.
Người trẻ tuổi thất nghiệp ở Trung Quốc tăng đột biến Tỷ lệ người trẻ tuổi thất nghiệp của Trung Quốc đã tăng đến mức cao nhất trong năm nay, trong bối cảnh sinh viên vừa tốt nghiệp chưa xin đượcc việc làm và nền kinh tế phục hồi chậm do ảnh hưởng của COVID-19. Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra hơn 11 triệu việc làm ở vùng thành thị trong năm nay....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào sân bay quốc tế Israel khiến 8 người bị thương

Israel nói Qatar 'chơi trò 2 mặt' khi trung gian đàm phán, Qatar phản ứng gắt

Tỉ phú Warren Buffett bất ngờ tuyên bố sắp nghỉ hưu, đã chọn người kế nhiệm

Biển Đông giữa chuỗi sóng ngầm căng thẳng mới

Nội các Israel ủng hộ mở rộng chiến dịch Gaza

Trung Quốc thăm dò Mỹ về vấn đề fentanyl

Thông tin mới về vũ khí không gian của Trung Quốc

Ông Trump muốn có 'Ngày chiến thắng' cho nước Mỹ

Ông Trump dọa tước quyền miễn thuế, Đại học Harvard phản pháo
Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn khu phố nổi tiếng nhờ rác ở Ai Cập
Du lịch
08:18:42 05/05/2025
Bom tấn hay nhất năm 2025 bất ngờ bị "phốt" lỗi không ngờ, game thủ đặt ra vô số giả thuyết
Mọt game
08:17:47 05/05/2025
Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

Sao Việt 5/5: Quang Minh khoe quý tử, Phương Trinh Jolie gợi cảm sau sinh lần 3
Sao việt
08:04:14 05/05/2025
Sao nhí Gia Đình Là Số 1 bản Việt dậy thì xuất sắc sau 6 năm: Đẹp như Hoa hậu còn hát nhảy cực đỉnh
Hậu trường phim
08:01:00 05/05/2025
Nghe thấy tiếng ô tô va chạm, người dân chạy tới thì chứng kiến cảnh tượng lạ đời chưa từng có
Lạ vui
08:00:33 05/05/2025
Mỹ nhân Hàn Quốc bị ghét nhất hiện tại: Đã thảo mai còn dối trá, chỉ giỏi đổ lỗi cho người khác
Phim châu á
07:58:47 05/05/2025
Quên iPhone 17 đi, mẫu iPhone này sẽ khiến người dùng ngây ngất
Đồ 2-tek
07:58:00 05/05/2025
Lời khai tiết lộ nguyên nhân nghi phạm sát hại nữ chủ quán cà phê
Pháp luật
07:51:44 05/05/2025
Phim hay xuất sắc nhưng khán giả Việt muốn xem cũng khó: Mãn nhãn đến từng khung hình, nữ chính diễn quá đỉnh
Phim âu mỹ
07:39:48 05/05/2025