Biểu tượng tôn giáo bị đánh cắp khi nhà thờ được trùng tu
Trong lúc trùng tu nhà thờ ở Christchurch, New Zealand, giáo phận Công giáo nơi đây phát hiện ra một cặp tượng thiên thần đã bị đánh cắp, theo Guardian.
Trong quá trình tu sửa công trình Chính tòa Thánh Thể tọa lạc trên đường Barbadoes, một số tài sản của nhà thờ đã biến mất, trong đó có hai tượng thiên thần được đúc bằng đồng, đặt ở mỗi đầu bàn thờ trong nhà nguyện, có niên đại từ năm 1905.
Công trình này vốn bị hư hại nghiêm trọng trong trận động đất năm 2011. Bà Triona Doocey, nhân viên lưu trữ của Giáo phận, cho biết ngoài ra nhiều tài sản và biểu tượng tôn giáo cũng đã “bị lấy mất”.
Chính tòa Thánh Thể ở Christchurch, New Zealand trong quá trình trùng tu. Ảnh: ABC.
Đặc biệt, trong số 14 đài Thánh giá của nhà điêu khắc Llew Summers tạo tác dành riêng cho nhà thờ vào năm 2000, một cái đã bị phá huỷ trong khi một cái bị hư hại một phần, số còn lại vẫn được cất giữ an toàn.
Trước đó, giám mục Paul Martin là người đã đưa ra quyết định phá dỡ công trình này, vốn đã được xếp hạng là vương cung thánh đường vào năm 2019. Việc phá dỡ được tiến hành vào tháng 10/2020 với sự chứng kiến của nhiều nhà khảo cổ học.
Dù vậy, quá trình thi công cũng đã tìm thấy nhiều tài sản của nhà thờ được cho là bị mất trước đó. Số còn lại đã được di dời để bảo quản an toàn trước trận động đất xảy ra vào tháng 2/2011.
Theo bà Doocey, các tài sản và biểu tượng này có thể sẽ được làm sạch, phục hồi và tái sử dụng. “Tại đây, những đồ vật này có ý nghĩa hơn nhiều – chúng không dành để cất giấu”.
Các đồ vật bị hư hại nặng nề hoặc tốn nhiều chi phí sửa chữa sẽ được trao cho Bảo tàng Canterbury hoặc cộng đồng giáo dân với sự tham vấn của giám mục, hoặc được trưng bày trong nhà thờ mới thiết kế bởi kiến trúc sư Francis Petre, nhằm mục đích tôn vinh.
Ba thi hài giám mục được chôn cất dưới sàn sẽ được hỏa thiêu vào tháng 5, trong khi công việc phá dỡ dự kiến hoàn thành một tháng sau đó. Một địa điểm cho một nhà thờ mới đã được đánh dấu trên đường Armagh.
Dù vậy, bà Doocey vẫn hy vọng rằng cặp tượng thiên thần sẽ quay trở lại nhà thờ, nơi chúng vốn thuộc về.
Phát hiện đấu trường La Mã cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Đấu trường mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ giống như Đấu trường La Mã ở Rome, nơi tổ chức các trận đấu của đấu sĩ với sức chứa khoảng 20.000 người.
Đấu trường La Mã nổi tiếng ở Italia
Nhắc đến đấu trường La Mã người ta thường hay nói đến khu vực rộng lớn có sức chứa hàng chục nghìn người với thiết kế cổ kính, đẹp mắt ở Italia. Nhưng mới đây các nhà khảo cổ phát hiện ra một đấu trường La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ, rất giống ở đấu trường nổi tiếng ở Roma nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.
Đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ từng tổ chức các trận đấu của đấu sĩ khoảng 1.800 năm trước với sức chứa 20.000 người.
Trong khi đó, đấu trường La Mã ở Rome bắt đầu xây dựng vào năm 70 sau Công nguyên, thời hoàng đế Vespasian, có sức chứa tổng cộng khoảng 50.000 đến 80.000 khán giả.
Các nhà khảo cổ xác định vị trí đấu trường giữa đống đổ nát của thành phố cổ Mastaura, tỉnh Aydin. Đấu trường đã bị chôn vùi một phần và bị che khuất bởi thảm thực vật.
Khu vực phát hiện đấu trường La Mã cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Tòa nhà có các phòng chờ dành cho những đấu sĩ và phòng dành cho du khách. Toàn bộ di tích được bảo quản trong tình trạng tốt.
Cũng giống như đấu trường La Mã ở Italia, đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ xây theo dạng hình tròn, thay vì hình bán nguyệt đặc trưng của nhiều công trình cổ đại.
Nhà khảo cổ học Sedat Akkurnaz thuộc Đại học Adnan Menderes, người đứng đầu nghiên cứu cho biết phát hiện lần này có một không hai.
Sedat Akkurnaz nói: "Đây là ví dụ duy nhất tồn tại rất vững chắc như vậy ở Anatolia. Công trình kiến trúc rất khó phát hiện vì bị cây bụi, cây dại che khuất nhiều. Phần lớn diện tích đấu trường nằm dưới mặt đất, được bảo quản tốt. Đấu trường rất chắc chắn như thể vừa được xây dựng. Trong khi đó, phần còn lại của công trình ở trên mặt đất, bao gồm một số hàng ghế của đấu trường và những bức tường chống đỡ bên ngoài. Kỹ thuật xây dựng mái vòm của kiến trúc La Mã trông rất ổn".
Nhà khảo cổ học Sedat Akkurnaz cũng giải thích rằng đấu trường là nơi tổ chức những trận đấu của đấu sĩ và cả động vật hoang dã. Gần thành phố cổ Mastaura, có nhiều thành phố lớn ở phía tây Anatolia như Aphrodisias, Miletus, Priene, Magnesia và Ephesus. Do vậy, người dân từ các thành phố lân cận cũng hay đến Mastaura để được tận mắt chứng kiến các cuộc đấu.
Một phần bức tường của đấu trường cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Các chuyên gia tin rằng đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng dưới thời của vương triều Severan, trong đế chế La Mã.
Dòng dõi hoàng gia này gồm có Caracalla khét tiếng, cha của ông là Septimius Severus, người đã chết ở York sau khi chiến dịch chinh phục Scotland.
Nhà khảo cổ Sedat Akkurnaz nói: "Chúng tôi không biết chính xác vị hoàng đế là ai. Nhưng qua kỹ thuật xây bằng đá, cách xây dựng của tòa nhà, tôi cho rằng cùng thời với triều đại Severus. Trong triều đại này, thành phố Mastaura rất phát triển và giàu có. Cũng trong giai đoạn này các quản trị viên La Mã giúp đỡ thành phố rất nhiều. Đó là sự gia tăng đáng kể về số lượng và sự đa dạng tiền xu Mastauran trong thời kỳ này".
Mặc dù đấu trường ở Mastaura không thể sánh ngang với công trình ở Rome về quy mô nhưng đây vẫn là khu vực đáng chú ý.
Sedat Akkurnaz cho biết: "Ở giai đoạn này, rất khó để xác định chính xác hoặc gần đúng lượng khán giả. Ước tính ban đầu của chúng tôi có khoảng 15.000 đến 20.000 người. Các đấu sĩ có phòng chờ riêng, khán giả ưu tiên có phòng giải trí".
Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, họ sẽ tiến hành phương pháp bảo tồn những phần có nguy cơ hỏng cao nhất. Theo Sedat Akkurnaz, có những vết nứt trên các bức tường của công trình, một số viên đá đang rơi ra.
Phát hiện mới về cuộn giấy Biển Chết ở 'Hang Rùng rợn' Hàng chục mẫu vật - một phần của các cuộn giấy Biển Chết - được các nhà khảo cổ Israel phát hiện trong một hang động phía nam Jerusalem. Chính quyền Israel cho biết các nhà khảo cổ nước này vừa phát hiện hàng chục mẫu vật là một phần của các cuộn giấy Biển Chết. Chúng được tìm thấy trong cuộc khai...