Biểu tượng của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ bắt nguồn từ đâu?
Bất kỳ ai quan tâm tới hệ thống chính trị Mỹ đều không còn xa lạ với biểu tượng con lừa của đảng Dân chủ và con voi của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, ít người biết rằng những hình ảnh này đã xuất hiện trên chính trường Mỹ từ cách đây gần 200 năm và ẩn chứa những câu chuyện thú vị đằng sau đó.
Hình ảnh con lừa và con voi đã trở thành biểu tượng của đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ từ thế kỷ 19 (Ảnh: NYT)
Biểu tượng con lừa của đảng Dân chủ và biểu tượng con voi của đảng Cộng hòa đã xuất hiện trên chính trường Mỹ từ thế kỷ 19. Các đảng viên của đảng Dân chủ ngày nay cho rằng lừa thì thông minh và can đảm, còn các đảng viên của đảng Cộng hòa thì lập luận rằng voi là loài mạnh mẽ và có phẩm chất cao quý.
Theo History, biểu tượng con lừa của đảng Dân chủ có nguồn gốc từ năm 1828, gắn liền với chiến dịch tranh cử tổng thống của chính trị gia Andrew Jackson. Trong mùa bầu cử năm 1828, đối thủ của Andrew Jackson đã gọi ông là “jackass” – với nghĩa đen là con lừa đực, còn nghĩa bóng là gã ngốc. Tuy nhiên, thay vì gạt bỏ tên gọi khó nghe này, Jackson, vốn là một anh hùng trong cuộc Chiến tranh năm 1812 và sau này trở thành nghị sĩ trong cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ, lại cảm thấy hứng thú với tên gọi đó và quyết định đưa hình ảnh con lừa lên các tấm áp phích kêu gọi tranh cử của mình.
Andrew Jackson sau đó đã giành chiến thắng trước Tổng thống đương nhiệm lúc bấy giờ là John Quincy Adams và trở thành tổng thống thuộc đảng Dân chủ đầu tiên của nước Mỹ. Sau đó, vào thập niên 1870, Thomas Nast, một họa sĩ người Mỹ gốc Đức chuyên vẽ tranh biếm họa chính trị đã giúp đưa hình ảnh con lừa trở nên nổi tiếng, được công chúng chấp nhận và trở thành biểu tượng của đảng Dân chủ như ngày nay.
Trong khi đó, đảng Cộng hòa được thành lập từ năm 1854 nhưng 6 năm sau đó, Abraham Lincoln mới trở thành thành viên đầu tiên của đảng này giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng và trở thành tổng thống Mỹ. Hình ảnh con voi được dùng làm biểu tượng của đảng Cộng hòa trong ít nhất một bức họa chính trị và một bức tranh minh họa trên báo trong cuộc nội chiến Mỹ. Khi đó, những người lính thường sử dụng cụm từ “nhìn thấy voi” như ám chỉ việc đánh trận. Tuy nhiên, mãi đến khi Thomas Nast, người được xem là cha đẻ của tranh biếm họa chính trị hiện đại, sử dụng hình ảnh con voi trong bức biếm họa trên tạp chí Harper’s Weekly vào năm 1874 thì nó mới trở thành biểu tượng của đảng Cộng hòa tại Mỹ.
Video đang HOT
Bức biếm họa mang tên “Sự hoảng loạn của nhiệm kỳ thứ ba” của Thomas Nast (Ảnh: Rferl)
Bức biếm họa của Thomas Nast có tiêu đề “Sự hoảng loạn của nhiệm kỳ thứ ba”. Nó được vẽ để chế giễu tờ New York Herald, tờ báo mà trước đó đã chỉ trích Tổng thống Ulysses Grant vì xuất hiện tin đồn rằng ông Grant muốn tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba. Bức biếm họa của Thomas Nast còn vẽ nhiều nhóm lợi ích dưới hình dạng của các con vật khác nhau, trong đó có một con lừa khoác áo da sư tử và khiến mọi con vật trong sở thú kinh hãi, cùng với đó là một con voi đứng bên một miệng hố và có gắn mác “Lá phiếu của đảng Cộng hòa” trên lưng. Thomas Nast còn sử dụng hình ảnh con voi để tượng trưng cho đảng Cộng hòa trong các bức biếm họa khác được vẽ vào những năm 1870. Sau đó, đến năm 1880, nhiều họa sĩ biếm họa khác cũng sử dụng hình ảnh này để làm biểu tượng cho đảng Cộng hòa.
Chân dung họa sĩ Thomas Nast (Ảnh: Wikipedia)
Như vậy, cả biểu tượng con lừa và con voi của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều gắn liền với tên tuổi của họa sĩ Thomas Nast (1840-1902). Tuy nhiên, không phải mọi tác phẩm của họa sĩ này đều liên quan đến chính trị. Thomas Nast cũng được cho là người đã tạo ra hình ảnh ông già Noel được mọi người biết đến rộng rãi ngày nay.
Thành Đạt
Theo Dantri
Ông Duterte đòi 'quăng cướp biển cho cá mập ăn'
Chỉ vài ngày sau khi đòi "ăn tươi nuốt sống" nhóm khủng bố Au Sayyaf, nhà lãnh đạo Philippines tiếp tục phát ngôn gây sốc khi cảnh báo sẽ quăng cướp biển "cho cá mập ăn".
Trong chuyến công du đến Jakarta (Indonesia), ông Duterte đã tuyên bố các lực lượng của Indonesia được phép đi vào vùng biển Philippines để đuổi bắt cướp biển. Ông còn khuyến khích các lực lượng của Indonesia cứ việc "bắn tan nát chúng đi".
Theo trang tin IBTimes, ông Rodrigo Duterte đã gặp gỡ người đồng cấp Joko Widodo. Hai người đã bàn thảo về vấn đề cướp biển trên biển Đông. Ông Duterte bày tỏ quan ngại về các chuyến tàu chở than từ Indonesia đi Philippines bị cướp biển tấn công, cũng như vụ nhóm khủng bố Abu Sayyaf liên tục tiến hành bắt cóc tại các đảo phía tây nam Philippines.
Ông Duterte gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AP
Khi trả lời họp báo về cuộc hội đàm, ông Duterte cho biết quân đội Indonesia có thể tiến vào vùng biển Philippines để đuổi bắt cướp biển. "Cứ việc vào và bắn chúng tan nát. Đó là điều tôi đã nói với ông Widodo. Tôi bảo là "hãy bắn chúng tan nát đi"" - ông Duterte cho biết.
Ngay sau đó, vị tổng thống Philippines còn bổ sung thêm: "Nhưng nếu ở đó có cá mập thì các anh cứ thoải mái quăng chúng cho cá mập ăn hết đi", theo hãng tin AP.
Theo IBTimes, nhà lãnh đạo Philippines đã trở về nước vào ngày 10-9 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, ông Rodrigo Duterte đã kêu gọi truyền thông nên tiếp tục "chỉ trích" những gì ông làm sai. "Đừng ngại tấn công tôi. Cứ chỉ trích thoải mái nếu như tôi làm sai. Đó là nghĩa vụ của các bạn đối với đất nước. Giống như tôi có nghĩa vụ phục vụ các bạn" - trang GMA News dẫn lời ông Duterte.
Tuyên bố được đưa ra tại một buổi họp báo. Một PV hỏi liệu ông Duterte có tức giận khi báo chí đưa tin liên tiếp về lần "lỡ miệng" sỉ nhục ông Obama hay không. "Tôi không quá quyền được giận ai cả. Các bạn có nghĩa vụ phải đặt ra câu hỏi, thế thôi" - ông Duterte cho biết ông không thù hằn gì với báo giới.
THANH DANH
Theo PLO
10 điều ít biết về Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima Cây trúc đào trở thành biểu tượng của thành phố Hiroshima sau sự kiện quân đội Mỹ ném nom nguyên tử xuống nơi đây. Có 12 viên thuốc xyanua cực độc được để trong cabin buồng lái của chiếc Enola Gay làm nhiệm vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima . Chỉ 3 trong 12 thành viên phi hành đoàn chiếc...