Biểu tình tại Anh có nguy cơ tiếp diễn trong những ngày tới
Quốc vụ khanh phụ trách cảnh sát và phòng chống tội phạm của Anh, bà Diana Johnson, ngày 8/8 cảnh báo các cuộc biểu tình có khả năng tiếp tục diễn ra trong những ngày tới, mặc dù lo ngại về bạo lực vào đêm 7/8 đã không diễn ra như dự kiến.
Một cửa hàng bị đốt cháy trong cuộc biểu tình bạo lực tại Sunderland, Anh, ngày 2/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phát biểu trên kênh Sky News, bà Johnson cho biết cần thận trọng sau những diễn biến đêm 7/8 khi mức độ bạo loạn và tội phạm trên đường phố không nghiêm trọng như những ngày trước.
Tuy nhiên, bà Johnson cho rằng đây chỉ là sự khởi đầu và hiện có thêm thông tin tình báo về các sự kiện được lên kế hoạch trong những ngày tới, song không nêu cụ thể số lượng và địa điểm dự kiến của các cuộc biểu tình này.
Cảnh sát Anh ngày 7/8 đã triển khai chiến dịch quy mô lớn sau khi có thông tin về khoảng 100 cuộc biểu tình của các nhóm cực hữu được lên kế hoạch trên khắp Vương quốc Anh, với việc triển khai gần 4.000 cảnh sát chuyên về trật tự công cộng sẵn sàng ứng phó với bất ổn trong khi 2.000 cảnh sát khác được đặt trong tình trạng trực chiến.
Lực lượng cảnh sát hùng hậu cùng số lượng áp đảo người biểu tình chống phân biệt chủng tộc khiến những người biểu tình cực hữu chùn bước. Theo ước tính của tổ chức chống kỳ thị chủng tộc “Stand up to Racism”, ngày 7/8 đã có khoảng 25.000 người xuống đường phản đối nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực ở nhiều thành phố trên cả nước, trong đó có London, Birmingham, Sheffield, Liverpool, Newcastle, Bristol và Brighton. Trong khi đó, những người biểu tình cực hữu chỉ xuất hiện thành các nhóm nhỏ ở các thành phố như London, Southamption, Portsmouth, Belfast… trong đó những kẻ quá khích đụng độ cảnh sát, ném chai lọ, pháo sáng vào lực lượng này.
Bà Johnson cho rằng những người biểu tình cực hữu không xuất hiện số lượng lớn là nhờ sự hiện diện của cảnh sát cũng như việc bắt giữ và nhanh chóng truy tố những đối tượng gây bạo loạn.
Kể từ khi cuộc bạo loạn đầu tiên diễn ra ở Southport vào ngày 30/7, trên 400 người đã bị bắt với trên 120 người đã bị buộc các tội danh như bạo loạn, gây rối và sử dụng lời lẽ đe dọa trực tuyến để kích động thù hận, phân biệt chủng tộc. Cảnh sát đang tiếp tục xử lý các video và bằng chứng thu thập được trong tuần qua về các cuộc bạo loạn để nhanh chóng truy quét tội phạm. Theo Cảnh sát trưởng thủ đô London (Met Police), ông Mark Rowley, khoảng 70% trong số những kẻ phạm tội bạo lực nhất đều có tiền án.
Làn sóng bạo loạn tại Anh bùng phát sau vụ đâm dao tại thị trấn Southport, Tây Bắc England vào ngày 29/7, khiến 3 bé gái thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Nguyên nhân do các thông tin sai lệch lan truyền trên mạng về nhân thân và tôn giáo của nghi phạm, cho rằng kẻ tấn công là người Hồi giáo, đến Anh bất hợp pháp bằng thuyền hơi vào năm 2023 và nằm trong danh sách theo dõi khủng bố. Thực tế, nghi phạm là Axel Muganwa, 18 tuổi, sinh tại Cardiff, xứ Wales, trong một gia đình có bố mẹ là người Rwanda đến Anh vào năm 2002, và sống tại làng Banks, cách Southport khoảng 10 km.
Cảnh sát Israel bắt giữ hàng chục người biểu tình quá khích
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 11/7, cảnh sát Israel cho biết đã bắt giữ ít nhất 42 người biểu tình do gây rối trật tự công cộng hoặc tấn công lực lượng chức năng, trong bối cảnh người dân nước này phát động một cuộc biểu tình quy mô lớn trên cả nước để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi.
Người biểu tình tập trung tại quốc lộ 443, gần thành phố Modiin, Israel, ngày 11/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài các vụ bắt giữ, một số trường hợp người biểu tình bị thương do vòi rồng hoặc đụng độ với cảnh sát. Từ sáng 11/7, người biểu tình đã xuống đường chặn các phương tiện giao thông tại các tuyến đường lớn của các thành phố Tel Aviv, Jerusalem, Haifa... đồng thời tổ chức tụ tập và biểu tình tại nhiều địa điểm khác. Dự kiến chiều 11/7 (theo giờ địa phương), người biểu tình sẽ kéo đến sân bay quốc tế Ben Gurion nhằm cản trở hành khách đi lại.
Trước đó, sáng 11/7, Quốc hội Israel (Knesset) tại phiên thảo luận đầu tiên đã nhất trí thông qua dự luật tước bỏ quyền của Tòa án Tối cao can thiệp vào các quyết sách của chính phủ. Đây là nội dung cốt lõi trong gói cải cách do chính phủ liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu thúc đẩy. Hiện tại, tòa án có thể bác bỏ một quyết định của bộ máy hành pháp nếu cho rằng nó "thiếu hợp lý" hoặc chưa được cân nhắc đầy đủ, kể cả trường hợp quyết định đó không vi phạm pháp luật.
Làn sóng biểu tình phản đối cải cách tư pháp tại Israel kể từ đầu năm nay diễn ra liên tục vào các tối thứ Bảy hằng tuần và một số ngày trong tuần nếu có diễn biến quan trọng.
Telegram bị cáo buộc thúc đẩy bạo loạn tại Anh Theo phóng viên TTXVN tại London, ứng dụng nhắn tin bảo mật Telegram đang bị cáo buộc là đóng vai trò thúc đẩy các cuộc biểu tình bạo loạn tại Anh sau khi một số nhóm cực hữu đã sử dụng ứng dụng này để trao đổi thông tin nhằm tổ chức và kích động biểu tình. Biểu tượng của Telegram trên màn...