Anh huy động 6.000 cảnh sát đặc nhiệm ứng phó với tình trạng bạo loạn
ANgày 6/8, Chính phủ Anh cho biết đã huy động 6.000 cảnh sát đặc nhiệm để ứng phó với tình trạng bạo loạn cực hữu xảy ra sau vụ đ.âm dao làm 3 t.rẻ e.m t.hiệt m.ạng hồi tháng trước.
Người dân tuần hành phản đối nhập cư bất hợp pháp sau vụ tấn công bằng dao ở Southport, Anh, ngày 4/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Làn sóng biểu tình bạo lực chống nhập cư bùng phát trên khắp nước Anh bắt đầu từ ngày 30/7 sau vụ đ.âm dao tại Southport, phía Tây Bắc England, làm 3 t.rẻ e.m t.hiệt m.ạng, do thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội về danh tính và tôn giáo của nghi phạm.
Từ đó, bạo loạn đã bùng phát tại nhiều thành phố và thị trấn dẫn đến hàng trăm vụ bắt giữ. Đám đông đã ném gạch và pháo sáng, tấn công cảnh sát, đ.ốt p.há và cướp bóc các cửa hàng, đ.ập vỡ cửa sổ ô tô và nhà cửa.
Phát biểu trên đài phát thanh BBC Radio 4, Bộ trưởng Tư pháp Heidi Alexander cho biết Chính phủ Anh đã chuẩn bị nhà tù để giam giữ những kẻ gây bạo loạn và mất trật tự, đồng thời huy động 6.000 cảnh sát đặc nhiệm để giải quyết tình trạng bạo lực đang xảy ra. Cảnh sát cho biết đến nay đã bắt giữ 378 người và sẽ đưa ra xét xử các đối tượng liên quan.
Video đang HOT
Ngày 5/8, Thủ tướng Keir Starmer đã triệu tập cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp Cobra để bàn biện pháp đối phó với tình trạng bất ổn lan rộng. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper, Tham mưu trưởng các Lực lượng Vũ trang Anh Tony Radakin, Cảnh sát trưởng khu vực Đại London Mark Rowley. Phát biểu sau cuộc họp, ông Starmer nhấn mạnh chính phủ sẽ tăng cường tư pháp hình sự nhằm bảo đảm các biện pháp trừng phạt được thực hiện nhanh chóng.
Anh trải qua làn sóng bạo loạn tồi tệ nhất trong hơn thập kỷ
Các cuộc biểu tình và đụng độ đã lan rộng từ Southport đến nhiều thành phố khác của Anh, với sự gia tăng của bạo lực chống Hồi giáo và cộng đồng dân tộc thiểu số.
Chính phủ và cảnh sát Anh đang nỗ lực kiểm soát tình hình và bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh bất ổn này.
Xe cảnh sát bị đốt cháy trong cuộc biểu tình bạo lực sau vụ đ.âm dao ở Southport, Anh ngày 30/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 5/8, Anh đang chứng kiến làn sóng bạo loạn tồi tệ nhất trong 13 năm qua, khi các cuộc biểu tình cực hữu chống lại người xin tị nạn và các cộng đồng dân tộc thiểu số bùng phát mạnh mẽ. Tình hình trở nên căng thẳng sau vụ tấn công bằng dao khiến 3 b.é g.ái t.hiệt m.ạng tại thị trấn ven biển Southport vào ngày 29/7. Sự việc đã dẫn đến một "cơn bão" bạo lực cực hữu, với hàng loạt các cuộc biểu tình và đụng độ trên khắp cả nước.
Diễn biến bất ổn
Ngày 29/7, vụ tấn công bằng dao ở Southport đã g.ây s.ốc cho cả nước Anh. Nghi phạm, một thanh niên 17 t.uổi sinh ra tại Cardiff, đã khiến 3 b.é g.ái sáu, bảy và chín t.uổi t.ử v.ong. Ngay sau đó, thông tin sai lệch được lan truyền trên mạng xã hội, khẳng định rằng nghi phạm là người Hồi giáo và di cư. Những thông tin sai lầm này đã kích động làn sóng bạo lực chống Hồi giáo từ các nhóm cực hữu.
Ngày 30/7, bạo loạn bùng phát ở Southport, với một đám đông lên đến 300 người, bao gồm thành viên của Liên đoàn Tự vệ Anh (EDL), nhắm vào nhà thờ Hồi giáo, tấn công cảnh sát, đốt xe và phá hoại tài sản. Hơn 50 cảnh sát bị thương trong các cuộc đụng độ, và cảnh sát đã bắt giữ bốn người.
Ngày 31/7, tình hình bất ổn lan rộng đến Newton Heath, phía bắc Manchester, nơi những kẻ bạo loạn tấn công một khách sạn Holiday Inn nghi ngờ chứa những người xin tị nạn. Tại Hartlepool, hơn 100 người đụng độ với cảnh sát và là hét chống Hồi giáo. Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở London, với hơn 100 vụ bắt giữ và đụng độ với cảnh sát.
Ngày 2/8, Sunderland chứng kiến một cuộc bạo loạn kéo dài, với việc đốt cháy một chiếc xe và một văn phòng tư vấn công dân, làm bị thương một số cảnh sát. Ngày 3/8, bạo lực tiếp tục lan rộng đến nhiều thành phố khác trên khắp nước Anh cũng như ở Bắc Ireland, với hơn 100 người bị bắt.
Ngày 4/8, tình hình trở nên căng thẳng hơn tại Rotherham, khi hàng trăm người biểu tình cực hữu phá hoại một khách sạn Holiday Inn Express nơi đang chứa những người xin tị nạn. Các cuộc đụng độ với cảnh sát dẫn đến ít nhất 10 cảnh sát bị thương, trong đó có một người bất tỉnh.
Tình trạng bất ổn không chỉ dừng lại ở Rotherham. Các cuộc biểu tình tiếp tục nổ ra tại Bolton, Greater Manchester, Middlesbrough và nhiều thị trấn khác. Tại Bolton, hàng trăm người biểu tình đụng độ với cảnh sát, làm gia tăng căng thẳng. Ở Middlesbrough, 300 người phá vỡ hàng rào cảnh sát và phá hoại các phương tiện và một số tòa nhà.
Trước tình trạng bạo loạn đang lan rộng, cảnh sát Anh đã triển khai thêm 4.000 nhân viên trên toàn quốc để đối phó với tình hình. Thủ tướng Anh Keir Starmer đã lên án hành vi bạo lực nhắm vào cộng đồng Hồi giáo và các cộng đồng dân tộc thiểu số, đồng thời chỉ trích các hành vi bạo lực vô cớ của những kẻ cực đoan.
Cảnh sát Nam Yorkshire cũng lên án mạnh mẽ các hành vi bạo lực ở Rotherham, nhấn mạnh rằng những người phát tán thông tin sai lệch trực tuyến cần phải chịu trách nhiệm về việc kích động bạo lực.
Như vậy, tình hình hiện tại ở Anh đang rất bất ổn, với hơn 140 người bị bắt kể từ đêm 3/8. Các cơ quan chức năng đang trong tình trạng báo động cao để ngăn chặn bạo lực tiếp tục bùng phát.
Thủ tướng Starmer thị sát hiện trường vụ tấn công bằng dao làm 3 t.rẻ e.m t.ử v.ong Ngày 30/7, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã thị sát hiện trường vụ tấn công bằng dao một ngày trước đó tại Southport, phía Bắc vùng England, làm 3 t.rẻ e.m t.hiệt m.ạng và 7 người trong tình trạng bị thương nặng. Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ đ.âm dao tại Southport, Anh, ngày 29/7/2024. Ảnh: Sky News/TTXVN Thủ tướng Starmer đã...