Sai lầm khiến Thủ tướng Bangladesh phải từ chức và bỏ trốn sau 15 năm cầm quyền
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, 76 t.uổi đã từ chức hôm 5-8 và chạy trốn khỏi đất nước trên một chiếc trực thăng của quân đội và hướng đến là Ấn Độ.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh bất ổn và các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng, dẫn đến cả trăm người t.hiệt m.ạng. Nhưng đâu là sai lầm khiến nữ Thủ tướng đã kết thúc 15 năm cầm quyền một cách đột ngột như vậy?
Thủ tướng Sheikh Hasina đột ngột từ chức và bỏ trốn dù là nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất ở Bangladesh
Là con gái của ông Sheikh Mujibur Rahman, cựu Tổng thống và là nhà sáng lập Bangladesh, bà Hasina từ trẻ đã là lãnh đạo nổi bật của sinh viên trường Đại học Dhaka. Vụ á.m s.át cha bà và hầu hết người thân trong một cuộc đảo chính quân sự năm 1975 khiến bà và em gái trở thành những người duy nhất sống sót, vì họ đang ở nước ngoài vào thời điểm đó. Sau một thời gian lưu vong ở Ấn Độ, bà Hasina trở về Bangladesh vào năm 1981 và nắm quyền lãnh đạo Liên đoàn Awami, đảng do cha bà sáng lập. Bà đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ chống lại chính quyền quân sự của Tướng Hussain Muhammad Ershad vào năm 1990 và lên nắm quyền lần đầu tiên vào năm 1996.
Năm 2008, bà Hasina được bầu lại làm Thủ tướng trong một chiến thắng vang dội và sau đó lãnh đạo chính phủ Bangladesh tới nay. Nữ Thủ tướng Bangladesh đã giúp đất nước đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng, chèo lái một quốc gia có 170 triệu dân và đông dân thứ 8 thế giới. Với tư cách là nữ nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất ở Bangladesh, bà Hasina cũng khét tiếng bởi sử dụng lực lượng an ninh và truyền thông để củng cố sức mạnh chính trị, gây áp lực với phe đối lập, coi họ là tàn dư của các phe phái phản quốc và “cực đoan”.
Video đang HOT
Nhưng mọi chuyện xấu đi, bắt đầu chỉ bằng một từ duy nhất: “Razakar”. Trong ngôn ngữ Bangladesh, “Razakar” là từ cực kỳ xúc phạm, ám chỉ những người ủng hộ chiến dịch của quân đội Pakistan nhằm dập tắt cuộc chiến tranh giải phóng Bangladesh năm 1971 và bị b.uộc t.ội phạm tội tày đình. Thông thường, bà Sheikh Hasina sử dụng từ này với bất kỳ ai mà bà coi là mối đe dọa hoặc người bất đồng chính kiến trong hơn 15 năm cầm quyền vừa qua. Lần này, bà Hasina đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi dán nhãn sinh viên biểu tình đòi cải cách hạn ngạch việc làm là “Razakar”, qua đó vượt qua ranh giới chịu đựng của họ.
Cụ thể, trong một cuộc họp báo vào ngày 14-7, Thủ tướng Hasina đã được một phóng viên hỏi về tình hình biểu tình diễn ra trong hơn một tuần mà chưa thấy hồi kết. Đáp lại, bà Hasina nói: “Nếu con cháu của những người đấu tranh giành tự do không nhận được phúc lợi, thì ai sẽ nhận được? Con cháu của Razakar chăng?”. Bình luận của Thủ tướng gần như ngay lập tức châm ngòi cho các cuộc biểu tình.
Phản ứng của Thủ tướng Hasina rất mạnh tay, bà chỉ thị cảnh sát dập tắt các cuộc biểu tình. Hậu quả, bạo lực ngày càng leo thang. Ban đầu, vào ngày 16-7, 6 người t.ử v.ong. Trong 4 ngày tiếp theo, hơn 200 người đã t.hiệt m.ạng, phần lớn là sinh viên và người dân thường, khi cảnh sát và lực lượng vũ trang b.ắn đạn thật vào người biểu tình.
Thay vì lên án bạo lực, nguyên thủ quốc gia chỉ tập trung vào thiệt hại đối với tài sản của chính phủ, chẳng hạn như đường sắt đô thị và các tòa nhà truyền hình do Nhà nước sở hữu.
Nhà phân tích chính trị Zahed Ur Rahman cho rằng, thiệt hại đáng kể nhất mà bà Hasina gây ra cho đất nước là nạn tham nhũng trong các thể chế quan trọng như tư pháp, ủy ban bầu cử, phương tiện truyền thông và thực thi pháp luật. Bà Hasina từng nói rằng đang trấn áp nạn tham nhũng, nhưng nhiều người chỉ trích là không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ từng nghiêm túc giải quyết vấn đề này.
Tóm lại, giới sinh viên biểu tình rất tức giận khi bị Thủ tướng Hasina gọi họ là “Razakar”. Đến nỗi, họ bắt đầu sử dụng thuật ngữ này như một hình thức phản đối các chiến thuật gây chia rẽ của bà. “Cuối cùng, điều này đã góp phần vào sự sụp đổ của Thủ tướng Bangladesh”, ông Zahed Ur Rahman nhận định.
Hàng loạt diễn biến mới sau khi Thủ tướng Bangladesh từ chức
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/8, các nguồn tin sở tại cho biết chuyến bay chở Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã hạ cánh tại căn cứ không quân Hindon gần thủ đô New Delhi của Ấn Độ để tiếp nhiên liệu trên đường đến London, Anh.
Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ chưa xác nhận thông tin trên.
Đụng độ xảy ra giữa hàng chục nghìn người biểu tình và những người ủng hộ Chính phủ Bangladesh ngày 4/8/2024 làm ít nhất 91 người t.hiệt m.ạng và hàng trăm người bị thương. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ đưa tin, bà Hasina tới Ấn Độ trên chiếc máy bay C-130 của không quân Bangladesh.
Một sĩ quan cho biết cảnh sát cũng đã thắt chặt an ninh bên ngoài Sân bay quốc tế Indira Gandhi, đề phòng trường hợp bà Hasina hạ cánh xuống thủ đô của nước này. Trong khi đó, sân bay quốc tế Hazrat Shahjalal của Bangladesh đã thông báo đóng cửa từ 16h45 (giờ địa phương) và hiện vẫn chưa có hướng dẫn nào về việc nối lại các chuyến bay.
Trong diễn biến mới nhất tại Bangladesh, cảnh sát sở tại cho biết ít nhất 20 người đã t.hiệt m.ạng trong vụ bạo lực ở thủ đô Dhaka. Những người biểu tình đã xông vào các tòa nhà sau khi Thủ tướng Hasina tuyên bố từ chức.
Trước tình hình diễn biến phức tạp ở quốc gia láng giềng, người phát ngôn của Bộ Đường sắt Ấn Độ cho biết nước này đã đình chỉ mọi dịch vụ đường sắt với Bangladesh. Hãng hàng không tư nhân Air India cũng thông báo hủy tất cả các chuyến bay đến và đi từ Bangladesh.
Trong khi đó, Lực lượng an ninh biên giới (BSF) của Ấn Độ đã đưa ra cảnh báo cao độ cho tất cả các đơn vị dọc theo biên giới dài 4.096 km giữa nước này với Bangladesh.
Quyền Chỉ huy BSF Daljit Singh Chawdhary và các quan chức cấp cao đã đến Kolkata, bang Tây Bengal (giáp Bangladesh) để xem xét các biện pháp an ninh biên giới.
Cùng ngày, cựu Cao ủy Ấn Độ tại Bangladesh Pinak Ranjan Chakravarty cho biết Ấn Độ sẽ theo dõi những diễn biến ở quốc gia láng giềng Bangladesh sau khi Thủ tướng Hasina từ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình ngày càng lan rộng; đồng thời lưu ý rằng New Delhi mong muốn được hợp tác với chính phủ mới ở Bangladesh.
Trước đó, cũng trong ngày 5/8, phát biểu trên truyền hình quốc gia, Tổng tham mưu trưởng quân đội Bangladesh, Tướng Waker-Uz-Zaman xác nhận bà Hasina đã từ chức va rời khỏi đất nước. Quân đội nước này đã nắm quyền và thành lập chính phủ lâm thời. Tướng Waker cũng kêu gọi những người biểu tình hợp tác và chấm dứt mọi hành động bạo lực.
Mỹ khuyến cáo công dân không đến Bangladesh Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nâng mức cảnh báo đi lại tới Bangladesh lên cấp độ 4, kêu gọi người dân không đến quốc gia Nam Á này, do "tình trạng bất ổn dân sự" trong bối cảnh các cuộc biểu tình đang diễn ra. Người dân tham gia biểu tình phản đối chế độ hạn ngạch việc làm nhà...