Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ sau chiến thắng của ông Trump
Người biểu tình đã đổ xuống đường ở các thành phố trên khắp nước Mỹ để phản đối chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Cuộc diễu hành “Bảo vệ tương lai của chúng ta” tại thành phố New York (Ảnh: Getty).
Theo báo Guardian (Anh), hàng nghìn người ở các thành phố lớn của Mỹ, trong đó có New York và Seattle, đã xuống đường biểu tình để bày tỏ sự thất vọng về việc ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống.
Người biểu tình phản đối các chính sách mà ông Trump cam kết sẽ thực hiện khi trở lại Nhà Trắng, bao gồm các chính sách về quyền sinh sản và trục xuất hàng loạt người nhập cư.
Tại thành phố New York, vào ngày 9/11, người biểu tình từ các nhóm vận động bảo vệ quyền của người lao động và công lý cho người nhập cư đã tụ tập bên ngoài Khách sạn và Tòa nhà Trump International trên Đại lộ số 5.
Họ cầm những tấm biển có dòng chữ: “Chúng tôi bảo vệ chính mình” và “Thưa Tổng thống, phụ nữ phải chờ đợi tự do bao lâu nữa?”. Những người khác cầm những tấm biển có dòng chữ: “Chúng tôi sẽ không lùi bước”, trong khi hô vang: “Chúng tôi ở đây và chúng tôi sẽ không rời đi!”
Các cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra tại thủ đô Washington DC, nơi các thành viên của tổ chức Women’s March biểu tình bên ngoài Heritage Foundation, tổ chức tư vấn cánh hữu đứng sau Dự án 2025.
Những bức ảnh được đăng trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình cầm những tấm biển có dòng chữ: “Phụ nữ hành xử đúng đắn không làm nên lịch sử” và “Bạn không bao giờ đơn độc”. Những người biểu tình cũng hô vang: “Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng!” và cầm những tấm biển khác có dòng chữ: “Tự do của tôi ở đâu khi tôi không có lựa chọn?”
Đám đông biểu tình cũng tụ tập bên ngoài tòa tháp Space Needle của Seattle vào ngày 9/11. Các biểu ngữ có dòng chữ: “Diễu hành và tuần hành để phản đối Donald Trump và cỗ máy chiến tranh hai đảng”; “Xây dựng phong trào của người dân và chống lại chiến tranh, đàn áp và diệt chủng!”.
Người biểu tình đi qua Khách sạn và Tòa nhà Trump International. (Ảnh: Getty).
Phát biểu trước đám đông người biểu tình, một số người mặc áo mưa trong khi những người khác đội khăn để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine trong bối cảnh cuộc chiến của Israel đang diễn ra ở Dải Gaza. Một người biểu tình cho biết: “Bất kỳ tổng thống nào lên nắm quyền cũng đều khiến người lao động thất vọng”.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 8/11, đám đông cũng tụ tập bên ngoài tòa thị chính ở Portland, Oregon, trong cuộc biểu tình tương tự phản đối ông Trump. Những biểu ngữ do những người biểu tình mang theo bao gồm các thông điệp có nội dung: “Chống chủ nghĩa phát xít” và “Biến nỗi sợ hãi thành chiến đấu”.
“Chúng tôi ở đây vì chúng tôi đã đấu tranh trong nhiều năm cho các vấn đề y tế, nhà ở và giáo dục. Dù là ông Trump hay ông Biden trước đây, chúng tôi vẫn chưa đạt được điều đó và chúng tôi muốn thúc đẩy để hiện thực hóa các mục tiêu đó”, Cody Urban, Chủ tịch chi nhánh Mỹ của Liên đoàn Đấu tranh Nhân dân Quốc tế, nói.
Hàng chục người biểu tình ở Pittsburgh, Pennsylvania đã tập trung tại công viên Point Start để phản đối chiến thắng của ông Trump. Mọi người cầm biểu ngữ có nội dung: “Chúng tôi sẽ không quay lại” và “Cơ thể tôi, sự lựa chọn của tôi”.
Ông Trump sẽ thoát các rắc rối pháp lý sau khi thắng cử?
Với chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử năm nay, ông Donald Trump không chỉ đảm bảo nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, mà còn có khả năng thoát khỏi các vấn đề pháp lý đang đè nặng trên vai.
Ông Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ (Ảnh: Reuters).
Trên thực tế, vào ngày 20/1/2025, ông Trump sẽ là tổng thống đầu tiên nhậm chức khi đang phải đối mặt với một loạt các cáo buộc pháp lý chưa được giải quyết.
Việc ông Trump nắm giữ vị trí quyền lực nhất của nước Mỹ khi đang phải đối diện với hàng chục cáo buộc hình sự đã đẩy nước này vào một tình huống chưa từng xảy ra. Và theo một cựu công tố viên, chiến thắng chính là "lá bài" giúp Tổng thống đắc cử Donald Trump thoát khỏi các vấn đề pháp lý.
"Một khi bước vào Nhà Trắng, ông Trump sẽ thoát khỏi nhiều rắc rối pháp lý", cựu công tố viên này cho biết.
Theo các nguồn tin, đội ngũ của ông Trump đã bắt đầu thảo luận với cơ quan giám sát các vụ án liên bang nhằm tìm cách thu xếp những vụ án này. "Hãy tạm biệt tất cả các vụ án hình sự", Karen Friedman Agnifilo, người trước đây từng là trưởng phòng xét xử của công tố viên quận Manhattan, cho biết.
Bản thân Tổng thống đắc cử Trump, vốn luôn phủ nhận mọi cáo buộc và gọi các vụ án là có động cơ chính trị, đã tuyên bố sẽ sa thải công tố viên đặc biệt Jack Smith, người đứng sau nhiều vụ án chống lại ông, "trong vòng 2 giây", và nhấn mạnh sẽ trừng phạt các công tố viên và thẩm phán giám sát các vụ án.
Hai vụ án liên bang của ông Trump, một vụ can thiệp bầu cử và một vụ án về tài liệu mật, cũng có khả năng sẽ sớm bị loại bỏ. Trong khi đó, 2 vụ án cấp tiểu bang của ông sẽ rơi vào tình trạng pháp lý chưa từng có, có thể bị chậm trễ xử lý trong ít nhất 4 năm, theo các chuyên gia pháp lý.
"Các vụ án hình sự đã kết thúc, dù là về mặt pháp lý hay thực tế", ông Agnifilo nói thêm và xác định, chiến thắng của ông Trump sẽ là "lá bài miễn phí ra khỏi tù" đối với cựu tổng thống.
Sau đây là những dự đoán sẽ xảy ra trong mỗi vụ án hình sự của Tổng thống đắc cử Trump.
Vụ án chi tiề.n bịt miệng ở New York
Vấn đề pháp lý cấp bách nhất của ông Trump sau cuộc bầu cử là bản án về 34 tội danh trọng tội làm giả hồ sơ kinh doanh liên quan đến khoản tiề.n bịt miệng trả cho ngôi sao phi.m ngườ.i lớ.n Stormy Daniels trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Ông Trump trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị buộ.c tộ.i hình sự nhưng đã kháng cáo phán quyết trên. Việc tuyên án đối với ông Trump ban đầu được lên lịch chỉ vài ngày trước Đại hội Toàn quốc của đảng Cộng hòa hồi tháng 7 rồi lại lùi sang tháng 9. Sau đó, một lần nữa thẩm phán Juan Merchan của New York đã quyết định trì hoãn việc tuyên án cho đến ngày 26/11 để đảm bảo phán quyết của bồi thẩm đoàn sẽ "được tôn trọng và giải quyết theo cách không bị làm loãng bởi ảnh hưởng của cuộc bầu cử tổng thống".
Ngay khi ông Trump vừa tuyên bố thắng cử, nhiều nhân vật cấp cao trong chính trường Mỹ đã lên tiếng kêu gọi hủy bỏ các vụ án liên quan đến ông. Cựu Tổng chưởng lý Mỹ Bill Barr, từng làm việc dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump năm 2016, tuyên bố Tổng chưởng lý Mỹ Merrick Garland và các công tố viên bang New York nên tôn trọng quyết định của nhân dân, hủy bỏ mọi vụ kiện chống lại ông Trump ngay lập tức.
Theo cựu công tố viên Brooklyn Julie Rendelman, thẩm phán Merchan vẫn có thể tiến hành tuyên án như đã định bất chấp chiến thắng của ông Trump. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng, việc ông Trump phải ngồi tù là điều khó xảy ra, vì ông là người phạm tội lần đầu và đã lớn tuổ.i.
Bà Rendelman cho rằng nếu có án tù, các luật sư của ông sẽ ngay lập tức kháng cáo, lập luận rằng thời gian ở tù sẽ cản trở ông thực hiện nhiệm vụ chính thức và rằng ông nên được tại ngoại trong thời gian chờ kháng cáo. "Quá trình kháng cáo trong bối cảnh đó có thể kéo dài hàng năm trời", bà nói.
Vụ người biểu tình tấ.n côn.g tòa nhà Quốc hội
Năm ngoái, công tố viên đặc biệt Jack Smith đã đệ đơn cáo buộc hình sự đối với ông Trump liên quan đến những nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 khi để thua Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.
Ông Trump đã tuyên bố vô tội. Vụ án đã rơi vào tình trạng pháp lý bất định kể từ mùa hè năm nay khi Tòa án Tối cao phán quyết rằng ông Trump được miễn trừ truy tố hình sự một phần đối với những hoạt động công vụ.
Công tố viên Smith sau đó đã điều chỉnh cáo trạng, lập luận rằng những nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử không liên quan đến nhiệm vụ chính thức của ông. Nhưng theo các nguồn tin, công tố viên Smith được cho là đang xem xét hủy vụ truy tố cấp liên bang ông Trump, vì Bộ Tư pháp có chính sách không truy tố tổng thống đương nhiệm.
"Một tổng thống đương nhiệm rõ ràng là sẽ không thể bị truy tố, nên vụ án gian lận bầu cử sẽ bị hủy bỏ", cựu công tố viên liên bang Neama Rahmani nói. Theo ông Rahmani, nếu công tố viên Smith từ chối hủy bỏ vụ án, ông Trump chỉ cần sa thải ông Smith, như điều tổng thống đắc cử đã tuyên bố.
Vụ án tài liệu mật
Công tố viên Smith cũng đang phụ trách một vụ án khác cáo buộc ông Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi đã rời nhiệm sở. Ông bị cáo buộc lưu trữ tài liệu nhạy cảm trong ngôi nhà Mar-a-Lago và cản trở nỗ lực thu hồi tài liệu của Bộ Tư pháp. Ông Trump cũng đã phủ nhận những cáo buộc này.
Hồi tháng 7, thẩm phán đảm nhiệm vụ án là ông Aileen Cannon, người do ông Trump bổ nhiệm, đã hủy bỏ các cáo buộc, lập luận rằng Bộ Tư pháp làm sai quy trình khi bổ nhiệm công tố viên Smith phụ trách vụ án. Ông Smith đã kháng cáo phán quyết này, nhưng với việc ông Trump chuẩn bị nhậm chức, các bên đang thảo luận để khép lại vụ án.
Cựu công tố viên Rahmani cho rằng vụ án tài liệu mật sẽ có cùng số phận với vụ án gian lận bầu cử. "Bộ Tư pháp sẽ dừng việc kháng cáo tới Tòa phúc thẩm Khu vực 11 về việc bác bỏ vụ án tài liệu mật", ông nói.
Vụ án bầu cử ở Georgia
Ông Trump cũng đang đối mặt với những cáo buộc hình sự ở Georgia về việc đã cố lật ngược kết quả bầu cử ở bang này vào năm 2020.
Vụ án đã gặp phải hàng loạt trở ngại, bao gồm những nỗ lực loại bỏ công tố viên hạt Fulton, bà Fani Willis, vì mối quan hệ cá nhân với một luật sư mà bà đã thuê để tham gia vụ án.
Một tòa án phúc thẩm đang xem xét liệu bà Willis có nên được phép tiếp tục đảm nhiệm vụ án này hay không. Nhưng giờ đây, với việc ông Trump sẽ trở thành tổng thống kế nhiệm, vụ án này có thể bị trì hoãn thêm nữa, hoặc bị hủy bỏ hoàn toàn.
Theo các chuyên gia pháp lý, vụ án dự kiến sẽ bị đóng băng trong thời gian ông Trump làm tổng thống.
Ông Steve Sadow, luật sư của ông Trump, đã nói tương tự như vậy khi thẩm phán hỏi rằng liệu ông Trump có tiếp tục hầu tòa nếu đắc cử hay không. "Câu trả lời là tôi tin rằng theo Điều khoản Tối thượng và nghĩa vụ của ông ấy với tư cách là tổng thống Mỹ, phiên tòa này sẽ không diễn ra tới khi ông ấy kết thúc nhiệm kỳ", ông Sadow nói.
Ông Trump có thể tự ân xá không?
Về lý thuyết thì có. Với tư cách là tổng thống, ông Trump sẽ có quyền ban lệnh ân xá theo Điều II, Chương 2 của Hiến pháp Mỹ. Nhưng trong lịch sử Mỹ, chưa từng có một tổng thống nào tự ân xá cho mình, vì vậy nếu xảy ra, động thái này sẽ là chưa từng có.
Ngoài ra, trong trường hợp này, ông Trump cũng không có quyền xóa bỏ hoàn toàn bản án của mình với tư cách là tổng thống vì đây là bản án của tòa án tiểu bang chứ không phải toàn liên bang vì ân xá của tổng thống chỉ áp dụng cho các vụ án liên bang.
Ông Trump chỉ bị kết án 34 tội danh trọng tội của tiểu bang, vì vậy ông sẽ không thể tự ân xá trong vụ án chi tiề.n bịt miệng ở New York. Chỉ có Thống đốc bang mới có thẩm quyền ân xá bản án do tòa án của tiểu bang đưa ra.
Do đó, đầu năm 2024, một số đại diện đảng Cộng hòa ở bang New York đã yêu cầu Thống đốc New York Kathy Hochul ân xá cho ông Trump.
Nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 Cựu Tổng thống Donald Trump đã tái đắc cử để quay lại làm chủ nhân Nhà Trắng một lần nữa, liệu chính sách của Mỹ trong thời gian tới sẽ như thế nào? Trước mắt, giới quan sát đang hướng mắt về kế hoạch bộ máy sắp tới của ông Trump. Nhiều ý kiến của các chuyên gia về chính trị Mỹ ở...