Biểu tình chống G20 ở Pháp
Hàng ngàn người biểu tình nhằm yêu cầu công bằng xã hội hơn nữa, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Cannes, Pháp.
Hàng ngàn người biểu tình “chống G20″ tuần hành tại Nice. Ảnh: AFP.
Đám đông người biểu tình bắt đầu tụ tập vào lúc 15h30 ngày hôm thứ hai tại Nice, sau đó tuần hành gần một vòng khắp khu vực phía đông bắc của thành phố, trên những tuyến đường quy định, cách xa các khu vực trung tâm.
Một nguồn tin cảnh sát cho hay con số người biểu tình ước tính là khoảng từ 4.500 tới 5.000, tuy nhiên những người khởi xướng phong trào nói rằng con số này là khoảng 12.000 người.
Sự kiện này bị đặt dưới sự giám sát an ninh cao độ: Các hiến binh lưu động, cảnh sát quốc gia và nhân viên an ninh sở tại, tổng cộng, 2.000 người chịu trách nhiệm giám sát cuộc tuần hành và ngăn chặn những người có khả năng kích động bạo loạn.
Dẫn đầu đoàn tuần hành, tổ chức Action contre la Faim (Hành động chống lại nạn đói) giơ cao khẩu khẩu hiệu: “G20, tôi đói”. Khẩu hiệu “Mỗi người, một mái nhà,” được giăng lên trên những chiếc xe tải nhỏ đi giữa đoàn người.
Video đang HOT
Đông nhất là hàng trăm nhà hoạt động của tổ chức Oxfam, đến từ Tây Ban Nha, Bỉ, Mexico, Anh. Họ đội mũ của Robin Hood và mang theo một túi vải tượng trưng cho thị trường chứng khoán, họ yêu cầu đánh thuế đối với các giao dịch tài chính, nhằm phân chia của cải tốt hơn.
“Chúng tôi hài lòng khi những ý tưởng về đánh thuế các giao dịch tài chính nhận được những phản hồi tích cực từ phần lớn các chính trị gia châu Âu, tuy nhiên việc này vẫn chỉ dừng lại ở những phát ngôn”, ông Aurelie Trouvé, đồng chủ tịch của Attac France nói với AFP.
Phó chủ tịch công đoàn KCTU, Jeong Eia-Hun, đến từ Seoul cho biết rằng “các công nhân Hàn Quốc phản đối giải pháp đối phó khủng hoảng của G20, trong đó ưu tiên lĩnh vực tài chính, còn chúng tôi thì mất việc”.
Trong buổi sáng, cảnh sát đã bắt giữ 3 người Tây Ban Nha mang theo bu lông, rìu đá, mũ, mặt nạ phòng khí và áo phông có dòng chữ “black cross”. “Có thể người ta nghĩ rằng họ thuộc phong trào black blocs”, nhóm các phần tử vô chính phủ, theo ông Pierre-Henry Brandet, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ.
Trong tuần này, 12.000 thành viên của lực lượng an ninh đã được triển khai tại khu vực Alpes-Maritimes, bao gồm thành phố Cannes của Pháp, nơi 25 vị nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế lớn toàn cầu. Các nhân viên an ninh của Italy cũng được huy động, nhằm kiểm soát tuyến đường cao tốc nối với Pháp, và tại vùng Ventimiglia.
Trong tháng 6 năm ngoái, các vụ cuộc đụng độ đã nổ ra tại Toronto trong các cuộc biểu tình “chống G20″. Năm 2009, một người qua đường đã thiệt mạng tại London sau khi bị một cảnh sát đánh trong một cuộc biểu tình tương tự.
Theo VNExpress
Tạp chí Pháp bị đốt vì biếm họa Hồi giáo
Văn phòng của tạp chí biếm họa Pháp Charlie Hebdo ở Paris, vừa bị một quả bom xăng thiêu rụi sau khi đưa hình ảnh nhà tiên tri Muhammad lên trang bìa.
Tổng biên tập tạp chí Charlie Hebdo, Stephane Charbonnier, cầm ấn phẩm có hình biếm họa nhà tiên tri Muhammad đứng trước văn phòng đã bị thiêu rụi. Ảnh: AFP
Cảnh sát Paris cho hay vụ tấn công bằng bom xăng xảy ra ở văn phòng của tạp chí Charlie Hebdo sáng sớm qua. Hiện chưa có báo cáo về thương vong nhưng toàn bộ cơ sở vật chất của văn phòng đã hoàn toàn thành tro.
Vụ tấn công xảy ra một ngày sau khi bìa tạp chí Charlie Hebdo in chân dung biếm họa của nhà tiên tri Muhammad kèm một bình luận khôi hài "100 roi nếu bạn không chết vì cười".
Charlie Hebdo còn "phiêu" tên của tạp chí thành Charia Hebdo, ám chỉ luật Hồi giáo Sharia. Họ sử dụng ý tưởng này để nói đến chiến thắng của đảng Hồi giáo trong cuộc bầu cử ở Tunisia cuối tháng trước và sự lo ngại về việc chính phủ mới Libya xây dựng pháp luật dựa trên luật Sharia.
Bên trong tạp chí còn có một bài xã luận và rất nhiều hình họa, trong đó có hình nhà tiên tri với chiếc mũi đỏ của một chú hề. Việc sử dụng hình ảnh thần thánh làm tranh biếm họa là điều cấm kỵ trong đạo Hồi. Tuy nhiên, tạp chí này phủ nhận hành động trên là cố tình khiêu khích.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi bị tấn công như thế này, nhưng chúng tôi sẽ không để vụ việc này làm ảnh hưởng đến hoạt động của tạp chí", Stephane Charbonnier, tổng biên tập nói.
Theo BBC, trước vụ tấn công, tạp chí cũng đã nhận được một số lời đe dọa trên Twitter và Facebook. Trang web của Charlie Hebdo bị tin tặc tấn công với một thông điệp bằng tiếng Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã lên tiếng chỉ trích vụ đánh bom này là sự tấn công vào quyền tự do báo chí.
"Tự do ngôn luận là quyền không thể tách rời trong nền dân chủ của chúng tôi và tất cả các cuộc tấn công vào quyền tự do báo chí phải bị lên án mạnh mẽ nhất ", ông nói. "Không có lý do nào có thể biện minh cho một hành vi bạo lực".
Tổng biên tập Charbonnier cho biết ông không nghĩ vụ tấn công là "tác phẩm" của cộng đồng Hồi giáo Pháp. Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Pháp, Mohammed Moussaoui, cũng lên án vụ tấn công.
Năm 2007, Charlie Hebdo đã tái bản 12 biếm họa gây tranh cãi về nhà tiên tri Muhammad, từng được đăng lần đầu tiên trên một tờ báo Đan Mạch và gây ra sự phẫn nộ cho thế giới Hồi giáo. Tạp chí này sau đó bị kiện vì tội kích động phân biệt chủng tộc giữa hai nhóm Hồi giáo ở Pháp, nhưng được xử tòa án Paris xử trắng án.
Theo VNExpress
Air France hủy 20% chuyến bay vì đình công Vào ngày thứ hai của cuộc đình công dự kiến còn kéo dài đến ngày 2-11, Hãng hàng không Pháp Air France chỉ hi vọng có thể đảm bảo không đến 80% các chuyến bay. 20% chuyến bay đã bị hủy bỏ - Ảnh: airlineberg AFP ngày 31-10 cho biết Air France đã phải hoãn 20% trong số 1.000 chuyến bay thường nhật...