Biểu tình ‘Áo vàng’ kêu gọi Hà Lan rời khỏi EU
Khoảng 800 người theo phong trào “Áo vàng” đã xuống đường biểu tình trong ngày 2/2 tại thành phố Maastricht, miền Nam Hà Lan, nhằm kêu gọi quốc gia Tây Âu này tiếp bước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Người biểu tình “Áo vàng” tập trung tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 26/1/2019. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Những người biểu tình tại Hà Lan mặc áo vàng, tương tự phong trào “Áo vàng” ở Pháp, mang theo quốc kỳ cùng biểu ngữ với nội dung phản đối EU đã tuần hành trên quãng đường dài 6 km nhằm kêu gọi Hà Lan ra khỏi EU tương tự như Vương quốc Anh.
Theo những người biểu tình, lý do chủ yếu họ tổ chức cuộc tuần hành là vì Hiệp ước Maastricht được ký tại thành phố này, sự kiện đặt nền móng cho sự ra đời của EU và đồng tiền chung châu Âu (euro). Một số người biểu tình đến từ Bỉ, Đức và Pháp cũng tham gia.
Cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình dù một số đối tượng đốt bom khói và pháo hoa, khiến một người biểu tình bị thương nhẹ. Trong khi đó, lực lượng an ninh cũng bắt giữ một người đàn ông 63 tuổi do có lời lẽ xúc phạm một cảnh sát.
Hồi năm 2016, sau cuộc trưng cầu ý dân về việc rời khỏi EU tại Anh, một số tiếng nói tại Hà Lan cũng đã kêu gọi tổ chức trưng cầu ý dân về việc rời khỏi EU, còn gọi là Nexit.
Video đang HOT
Phương Oanh (TTXVN)
Theo Tintuc
Cảnh sát Pháp dùng vòi rồng và hơi cay trấn áp người biểu tình Áo Vàng
Phong trào biểu tình Áo Vàng bước sang tuần thứ 9 đã bùng phát bạo loạn buộc lực lượng cảnh sát phải dùng hơi cay và vòi rồng trấn áp người biểu tình quá khích.
Hôm 12-1 đã là tuần thứ 9 liên tiếp những người theo phong trào Áo Vàng xuống đường biểu tình vào cuối tuần. Những cuộc biểu tình diễn ra trên khắp nước Pháp giữa lúc Tổng thống Emmanuell Macron chuẩn bị đặt cược cả tương lai chính trị của mình vào một bức thư ngỏ gửi công chúng Pháp và một cuộc tranh luận quốc gia.
Những cuộc biểu tình của Phong trào Áo Vàng bước sang tuần thứ 9 với nhiều nơi xảy ra đụng độ và bạo loạn. Ảnh: Guardian.
Đã có ít nhất 84.000 người biểu tình xuống đường trên khắp nước Pháp trong ngày cuối tuần 12-1, nhiều hơn vài ngàn người so với con số cuối tuần trước. Trong đó ở Paris có khoảng 8.000 người. Những cuộc biểu tình phán đối Tổng thống Macron ở Paris được cho là đã trôi qua mà "không có sự cố nghiêm trọng nào". Phía Phong trào Áo Vàng nói rằng số người biểu tình thực tế còn cao hơn nhưng không công bố con số cụ thể.
Sau những vụ bạo loạn trong những tuần trước, Chính phủ Pháp đã huy động 80.000 cảnh sát trên khắp quốc gia để kiểm soát bạo động, trong đó riêng Paris có 7.000 cảnh sát. Khi trời tối, lực lượng an ninh đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để trấn áp những người biểu tình Áo Vàng ở Khải Hoàn Môn.
Vòi rồng và hơi cay đã được cảnh sát sử dụng để trấn áp người biểu tình quá khích. Ảnh: Guardian.
Ở quận Bourges, tỉnh Cher với dân số 66.000 người, đã có 6.700 người tập họp biểu tình bất chấp lệnh cấm tụ tập tại trung tâm lịch sử của nơi này. Con số người biểu tình ở Bordeaux và Toulouse lần lượt là 4.500 người và 5.500 người.
Cảnh sát cho biết 156 người đã bị bắt ở Paris, 108 người trong số họ vẫn bị tạm giam. Tính trên toàn quốc thì đã có 244 người đã bị bắt, trong đó 201 người vẫn bị giam giữ.
Các cuộc khảo sát ý kiến gần nhất cho thấy một sự sụt giảm nhẹ trong tỉ lệ ủng hộ của công chúng đối với Phong trào Áo Vàng sau những vụ bạo loạn vào cuối tuần trước và cùng với đó là sự tăng nhẹ trong tỉ lệ ủng hộ đành cho Tổng thống Pháp Macron. Mặc dù vậy, tỉ lệ ủng hộ ông Macron vẫn còn thấp và chưa đến 30%.
Nhà phân tích Bruno Cautrès thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học chính trị CEVIPOF nhận định rằng Phong trào Áo Vàng hiện nay giống như đang đứng giữa "ngã tư đường".
"Mặc dù tỉ lệ ủng hộ Phong trào Áo Vàng vẫn còn cao nhưng trong những nghiên cứu của mình, chúng tôi thấy rằng vấn đề bạo động sẽ gây phân cực giữa những người biểu tình cho rằng bạo lực như vậy là chấp nhận được và những người biểu tình cho rằng bạo lực như vậy là đã đi quá xa, giống như sự khác biệt quan điểm giữa Đảng cánh tả La France Insoumise và Đảng cánh hữu Mặt Trận Quốc gia Pháp vậy" - nhà phân tích này lý giải.
Phong trào Áo Vàng bắt đầu từ tháng 11 năm 2018 dưới hình thức biểu tình rầm rộ nhắm phản đối thuế sinh thái mới đối với xăng và dầu diesel. Mặc dù chính phủ đã giảm thuế và nhượng bộ nhất định đối với người biểu tình nhưng gần đây phong trào đã mở rộng thêm với những đòi hỏi khác đối với chính phủ, bao gồm cả yêu cầu cho công dân Pháp tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề chính sách thông qua các cuộc trưng cầu dân ý.
Tổng thống Macron đã cố gắng "hạ nhiệt" các cuộc biểu tình bằng cách tuyên bố sẽ tổ chức một "cuộc tranh luận quốc gia" để thăm dò ý kiến công chúng xoay quanh 4 chủ đề: thuế, thể chế nhà nước, dân chủ và quyền công dân. Tuy nhiên, hình thức thực hiện cuộc tranh luận này vẫn chưa được xác định rõ trong khi chỉ còn ít ngày nữa là diễn ra (theo dự kiến cuộc tranh luận - tham vấn này sẽ diễn ra vào ngày 15-1).
Tổng thống Macron sẽ công bố một bức thư ngỏ gửi đến công chúng Pháp vào ngày 14-1 để giải thích những gì ông dự định thực hiện. Ông cho biết cuộc tranh luận sẽ là "một khoảnh khắc quan trọng và hữu ích cho đất nước".
"Đó là một cơ hội tuyệt vời và mọi người đều phải tham gia... Tôi muốn một cuộc tranh luận thật sự"- ông Macron nói.
N. Thương (theo The Guardian)
Theo nld.com.vn
Biểu tình "Áo vàng" tại Anh yêu cầu tổ chức tổng tuyển cử Ngày 12/1, thủ đô London (Anh) chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất của phong trào "Áo vàng" tương tự ở Pháp với hàng trăm người tham gia. Người biểu tình "Áo vàng" tập trung tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 12/1/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN Đám đông biểu tình "Áo vàng" đã tuần hành dọc trên các tuyến phố trung tâm trước khi...