Biểu hiện say nắng và đột quỵ vào mùa nắng nóng dễ gây nhầm lẫn
Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa say nắng và đột quỵ mà không biết rằng sự nhầm lẫn này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, say nắng chỉ khiến cơ thể mệt mỏi nhất thời nhưng đột quỵ có thể để lại di chứng suốt đời, thậm chí có thể gây ra tử vong. Do vậy bạn cần phân biệt rõ biểu hiện say nắng và đột quỵ để có những cách xử lý kịp thời.
1. Bản chất của say nắng
Khi hoạt động quá sức, kéo dài dưới trời nắng khiến nhiệt độ cơ thể bị đẩy lên cao. Các bộ phận khác trong cơ thể đình công tạo nên hiện tượng say nắng.
Nắng gắt làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Đối với những người phải lao động hoặc di chuyển nhiều dưới thời tiết nắng nóng việc trang bị những dụng cụ che chắn là điều cần thiết.
Khi nhiệt độ bên ngoài quá cao bắt buộc cơ thể cần nhiều nước hơn cho việc làm hạ thân nhiệt, điều này dẫn đến tình trạng mất nước. Khi chiếc máy điều hòa cơ thể bị làm nóng vượt ngưỡng và không còn đủ nước để làm mát gây ra mất khả năng cân bằng. Lúc này những hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, tay chân kiệt sức, đầu bị choáng, buồn nôn,.. thậm chí có thể lên cơn co giật được gọi tắt là say nắng.
Khi nhiệt độ quá cao dễ khiến bạn bị say nắng – Ảnh Internet
2. Nguyên nhân gây ra đột quỵ phần lớn dẫn đến từ say nắng
Thời tiết nắng nóng mùa hè ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp. Phần lớn mọi người thường bị nhầm lẫn giữa biểu hiện của say nắng và đột quỵ mà không hiểu rõ biểu hiện của từng bệnh.
Đột quỵ là mức độ nghiêm trọng nhất khi bị say nắng. Có đến 80% nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do tình trạng mất nước ở người say nắng. Cụ thể là do lượng dung môi giúp máu lưu thông ít đi, độ kết dính trong máu lúc này tăng cao và mạch máu lồi lõm. Việc này khiến cho cục máu đông cản trở việc tuần hoàn, máu đột ngột không được cung cấp lên não gây ra đột quỵ.
3. Tránh nắng nóng mùa hè để phòng ngừa say nắng và đột quỵ
Với một số trường hợp không thể tránh việc say nắng bằng cách trú trong bóng râm. Bởi công việc đòi hỏi sự di chuyển hoặc công việc yêu cầu cần làm dưới trời nắng. Do vậy để tránh say nắng và đột quỵ chúng ta cần tránh nắng một cách có ý thức.
Luôn đội mũ, nón khi di chuyển dưới trời nắng. Mặc áo dài tay chất liệu thoáng mát, nhẹ. Bạn không nên mặc áo chống nắng quá dày vì nghĩ có thể chống tia UV bởi áo quá dày chỉ gây ra bức bí và tăng nhiệt độ của cơ thể mà thôi.
Hãy nhớ uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để bù nước cho cơ thể. Theo dõi dự báo thời tiết trước khi di chuyển nhiều dưới nắng để chuẩn bị đủ những trang phục cần thiết nhất tránh bị say nắng.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể để bù lượng nước hao hụt vào những ngày nắng nóng – Ảnh Internet
Ngoài ra, để tránh sốc nhiệt bạn cần có khoảng thời gian để thân nhiệt dần chuyển đổi. Nhiệt độ trong phòng không nên quá cách biệt với môi trường bên ngoài, nhiệt độ thích hợp nhất chính là từ 26 đến 28 độ C.
4. Bảo vệ cơ thể từ bên trong
Để tránh say nắng và đột quỵ thì những cách tránh nắng nóng từ bên ngoài thôi là chưa đủ. Bạn cần giữ sức khỏe tốt để có được cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Bổ sung cho cơ thể vitamin C, trái cây tươi. Hạn chế uống cà phê, rượu, bia, ngủ đủ giấc để tránh được nguy cơ mắc say nắng và đột quỵ.
Đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp, tim cần mang thuốc theo mỗi khi đi ra ngoài. Người lớn tuổi nên ở nhà vào buổi trưa để tránh được nguy cơ say nắng.
Có thể tùy theo thể trạng của cơ thể mà bổ sung thực phẩm chức năng để nuôi dưỡng mạch máu, đề phòng hiện tượng máu đông. Nên sử dụng những loại thực phẩm bổ sung cho sức khỏe huyết áp, tim mạch, phòng ngừa đột quỵ một cách tốt nhất.
Nắng Mai
Video đang HOT
Tim đập nhanh là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu
Tình trạng tim đập nhanh xuất hiện khiến cho người bệnh lo lắng và không biết bệnh có nguy hiểm không, cách điều trị ra sao. Hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.
Tim đập nhanh bất thường là tình trạng cơ thể có cảm giác hồi hộp, lo lắng do nhịp tim thay đổi đột ngột. Tùy thuộc vào tình trạng, đôi khi tim đập nhanh không gây ra tác hại gì đối với cơ thể. Tuy nhiên nếu chủ quan, đây có thể là dấu hiệu cho những chứng bệnh nguy hiểm liên quan tới tim.
Tim đập nhanh là gì?
Vì sao tim đập nhanh bất thường?
Người bệnh hoàn toàn có thể cảm nhận rõ ràng nhịp tim đang đập nhanh hơn trong cơ thể. Cảm giác này cũng có thể được cảm nhận ở cổ, họng, hoặc ngực. Những nguyên nhân cơ bản khiến tim đập nhanh bất thường có thể kể đến:
- Sử dụng đồ uống có cafein gây hưng phấn cao cho cơ thể
- Tập thể dục hoặc vận động mạnh
- Sử dụng nicotine từ các sản phẩm liên quan tới thuốc lá
- Cảm thấy bồn chồn, lo lắng
- Bị hoảng loạn, lo sợ khi gặp một sự cố nào đó
- Cơ thể bị thiếu hụt nước và chất điện giải
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, nhất là ở phụ nữ có thai
- Đường huyết trong máu thấp hơn so với bình thường
- Cơ thể bị thiếu máu
- Tuyến giáp hoạt động quá mức
- Nồng độ oxy trong máu thấp, khiến cơ thể cảm thấy khó thở
- Bị sốt cao
- Cơ thể vừa trải qua một cơn sốc
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Bị chứng rối loạn nhịp tim bẩm sinh
- Bị hở van tim khiến tim đập nhanh
- Sử dụng thuốc lá, chất kích thích
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tim đập nhanh
Tim đập nhanh cảnh báo bệnh gì?
Vậy nếu người bệnh bị tim đập nhanh là bệnh gì nguy hiểm cho sức khỏe? Nó có thể là triệu chứng cảnh báo một vài căn bệnh sau:
1. Các bệnh về tim
Tim đập nhanh cảnh báo nguy cơ người bệnh đang mắc phải các chứng bệnh liên quan tới tim mạch. Bệnh tim bẩm sinh, xơ vữa động mạch, hở van tim, nhồi máu cơ tim.... đều khiến cho tim đập nhanh hơn do cơ tim bị tổn thương. Lúc này người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
2. Các bệnh về huyết áp
Bệnh về huyết áp như cao huyết áp, rối loạn đường huyết, đái tháo đường, ... đều có khả năng khiến cho tim đập nhanh hơn. Nếu không điều trị các bệnh về huyết áp, nguy cơ tổn thương tới sức khỏe là rất cao, thậm chí có thể gây đột quỵ, ngất xỉu.
Bệnh về huyết áp có thể khiến tim đập nhanh
3. Các bệnh nội tiết
Một số chứng bệnh về nội tiết như rối loạn tuyến giáp, bệnh cường giáp, rối loạn nội tiết tố cũng đều khiến tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên nếu điều trị khỏi các chứng bệnh trên thì nhịp đập của tim hoàn toàn có thể trở về ban đầu, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Người bệnh lạm dụng các loại thuốc tân dược hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể. Các loại thuốc trị ho, cảm cúm, chữa hen, chữa bệnh thần kinh đều có khả năng khiến nhịp tim tăng lên bất thường. Do đó người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc.
5. Rối loạn hệ thần kinh trung ương
Hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng do tác hại của rượu bia, chất kích thích, ma túy, một số loại thuốc,... sẽ khiến tim đập nhanh hơn, gây hưng phấn và kích thích cao cho người bệnh. Điều này về lâu dài không có lợi cho sức khỏe, nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới hệ thần kinh là rất cao.
Tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Ngoài việc tim đập nhanh có thể cảnh báo một số chứng bệnh nguy hiểm tới sức khỏe. Nhịp tim tăng nhanh bất thường gây ra nhiều hệ lụy có thể nguy hiểm cho cơ thể. Nếu như không được khắc phục sớm, tim đập nhanh có thể gây ra một số biến chứng có hại.
Người bệnh có thể bị ngất xỉu, đột quỵ: Tim đập nhanh sẽ khiến cho huyết áp thay đổi đột ngột, từ đó người bệnh dễ bị ngất xỉu hoặc đột quỵ. Thậm chí rất có thể trái tim đang bị tổn hại do hở van tim, bệnh tim bẩm sinh cũng làm thay đổi huyết áp đột ngột.
Người bệnh bị suy tim cấp: Các chức năng của tim bỗng nhiên bị đình trệ, khiến tim bị suy yếu nhanh chóng. Nguy cơ tử vong là rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
Người bệnh bị giảm chức năng co bóp của tim: Điều này khiến bị rối loạn nhịp tim mất kiểm soát, tim sẽ đập nhanh hơn hoặc chậm đi, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Người bệnh bị ngưng tim: Tim đập nhanh rất hiếm khi gây ngưng tim cho người bệnh, tuy vậy không phải là không có nguy cơ xảy ra. Điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Tim đập nhanh bất thường có thể gây ngất xỉu, đột quỵ
Những cách điều trị tim đập nhanh tại nhà hiệu quả
Những cách này chỉ tham khảo trong trường hợp tim đập nhanh không phải do các bệnh lý về tim mạch gây ra:
- Chế độ ăn uống khoa học: Ăn những thực phẩm giàu vitamin, năng lượng, các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Điều này giúp bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn, ngăn nguy cơ mắc bệnh.
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên: Tập luyện vừa sức, có điều độ sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tim mạch. Từ đó giúp điều chỉnh nhịp tim tốt hơn, ngăn ngừa tim đập nhanh bất thường.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích: Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các chứng bệnh nguy hiểm xảy ra với cơ thể.
- Không sử dụng các đồ ăn, thực phẩm gây hại cho hệ tim mạch
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị tim mạch, huyết áp mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Điều này sẽ giúp người bệnh không bị tim đập nhanh cũng như mắc các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc.
Tập thể thao điều độ có thể cải thiện sức khỏe tim mạch
Cách chẩn đoán và điều trị tim đập nhanh theo chỉ dẫn của bác sĩ
Việc xác định được nguyên nhân khiến tim đập nhanh là hết sức quan trọng. Nhờ đó mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bạn một số câu hỏi sau đây. Bạn có thể chuẩn bị câu trả lời cho phù hợp:
- Mức độ hoạt động thể chất của bạn ra sao?
- Bạn có đang gặp căng thẳng thường xuyên hay không?
- Tình trạng sức khỏe hiện tại như thế nào?
- Bạn có đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gì không?
- Bạn có tiền sử bệnh tim không, đang nghiện thứ gì không?
Từ những câu trả lời cho những câu hỏi trên, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm nhằm chẩn đoán được đúng nhất nguyên nhân tim đập nhanh cho bạn. Một số xét nghiệm quan trọng gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm điện tâm đồ
- Theo dõi, siêu âm tim, kiểm tra nhịp tim
- Chụp cắt lớp động mạch vành nếu bạn có tiền sử bệnh tim
- Nghiên cứu sinh lý của tim
PV
Hành tây chống ung thư, tốt cho tim Hành tây chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và các khoáng chất. Ngoài tinh dầu, lưu huỳnh, củ hành còn có hoạt chất flavonoid và các hợp chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe nhất. Ảnh minh họa Hỏi: Tôi mắc bệnh huyết áp và tim mạch, nghe nói ăn hành tây rất tốt, không biết có đúng không? Nguyễn Thị Hợi...