Biểu hiện da cảnh báo bệnh đái tháo đường
Một số triệu chứng da có thể cảnh báo tăng đường máu và bệnh tiểu đường. Theo đó, cần cảnh giác với triệu chứng: Da khô, thô ráp, bong tróc, dễ bị phát ban, ngứa…
Các chuyên gia cho biết, nồng độ đường trong máu tăng cao, khiến cơ thể bị mất nước, do cơ thể phải sử dụng một lượng lớn nước để trung hòa đường và đào thải bớt đường qua nước tiểu.
Điều này làm giảm độ ẩm của da làm gia tăng tình trạng khô da ở chân, khuỷu tay, bàn chân… có thể dẫn đến các tổn thương da như: Nứt nẻ, nhiễm trùng…
Ngoài ra, theo thời gian, bệnh tiểu đường sẽ gây hủy hoại các mạch máu và làm tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể. Nếu hệ thống thần kinh thực vật bị tổn thương, hoạt động của các tuyến tiết sẽ bị rối loạn. Khi mồ hôi bị giảm tiết, sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng khô da ở người bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Thực tế, tình trạng khô da ngày càng gia tăng dễ bị bệnh nhân tiểu đường bỏ qua. Điều này dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
3 bệnh lý có thể gây rối loạn cương ở nam giới
Rối loạn cương không chỉ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà còn báo động tình trạng sức khỏe của nam giới.
Theo bác sĩ nam khoa Vũ Đức Công (TP.HCM), ngoài vấn đề tuổi tác, tâm lý, chấn thương hay lối sống thiếu khoa học, các bệnh lý mạn tính như suy thận, đái tháo đường, huyết áp... cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn cương ở nam giới. Tình trạng này càng trầm trọng ở nhóm người không phát hiện bệnh sớm hoặc điều trị sai cách.
Suy thận mạn tính
Đây là một trong những bệnh lý mạn tính ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ rối loạn cương trên bệnh nhân suy thận mạn khoảng 60%.
Bệnh có thể gây tổn hại thần kinh, suy giảm testosterone do nhiều cơ chế khác nhau như tổn thương tế bào Leydig, tăng prolactine máu hay tổn thương mạch máu do tăng huyết áp kèm theo. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý của bệnh nhân suy thận mạn khiến cho tình trạng rối loạn cương trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị rối loạn cương trên bệnh nhân suy thận mạn là bài toán nan giải. Bác sĩ cần hiểu biết chuyên sâu về cả 2 lĩnh vực nam khoa và thận học. Việc dùng thuốc điều trị rối loạn cương trên bệnh nhân suy thận mạn cần được cân nhắc kỹ do sự tương tác giữa các nhóm dược phẩm.
Các bệnh lý mạn tính thường gặp như suy thận, đáo tháo đường khiến tình trạng rối loạn cương thêm trầm trọng. Ảnh: Getty.
Đái tháo đường
Bệnh nhân mắc đái tháo đường có thể đi kèm rối loạn cương do ảnh hưởng lâu dài từ việc tăng đường huyết khó kiểm soát. Điều này khiến cho mạch máu và thần kinh ở "cậu nhỏ" bị ảnh hưởng.
Một trong những biến chứng đáng sợ nhất của đái tháo đường trên bệnh nhân không điều trị, điều trị không đáp ứng hoặc kiểm soát đường huyết kém là tổn hại mạch máu nhỏ. Trong đó, rối loạn cương là một trong những biến chứng mạch máu hay gặp của bệnh nhân nam bị đái tháo đường, chiếm tỷ lệ khoảng 35-75% (tăng dần theo độ tuổi).
Đái tháo đường ảnh hưởng mạch máu và thần kinh, góp phần trực tiếp vào cơ chế cương. Do đó, việc đáp ứng điều trị thuốc hỗ trợ cương trên bệnh nhân này đạt khoảng 50-80%. Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc hỗ trợ cương, phương pháp bơm hút, đặt thể hang nhân tạo được xem xét. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được ứng dụng điều trị rộng rãi tại Việt Nam.
Trầm cảm, lo âu
Các rối loạn tâm thần là một trong những nhóm bệnh khiến nam giới không cương được. Tình trạng này tác động nặng nề lên tâm lý người bệnh, dẫn đến giảm ham muốn và các rối loạn tình dục khác như xuất tinh sớm, muộn, thậm chí khó xuất tinh.
Khi điều trị các bệnh lý này, bác sĩ cần cân đối giữa các nhóm thuốc loạn thần và trò chuyện để giải quyết các vấn đề tâm lý đi kèm của bệnh nhân.
Sốt xuất huyết: Thận trọng khi truyền dịch Bệnh nhân sốt xuất huyết thường gặp phải tình trạng mất nước, đồng thời sốt cao liên tục khiến cơ thể suy kiệt, không thể ăn uống bù dịch được. Vậy sốt xuất huyết có truyền nước được không? Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có nguy cơ bị thiếu dịch, do đó các bệnh nhân sốt xuất huyết cần được bù...