Biệt thự lấy cảm hứng làng quê với hàng hiên, mái ngói
Biệt thự gợi nhắc ngôi nhà ấu thơ của gia đình với hàng hiên, mái ngói, vườn len lỏi bên trong.
Biệt thự ở Hòa Quý, Đà Nẵng có diện tích 350 m2, được hoàn thiện vào năm nay bởi êkíp của bộ đôi KTS Hoàng Phan Quốc Huy, Thái Hữu Hải.
Biệt thự được đặt tên “HIÊN”, nằm ở khu vực ngoại ô mới phát triển của thành phố. Công trình này là nơi ở mới cho gia đình ba thế hệ cùng tận hưởng cuộc sống ấm cúng. Gia đình này có nghề truyền thống là chế biến gỗ, vì vậy họ đã chọn nó trở thành nguyên liệu chính cho công trình.
Mặt sau của công trình. Thiết kế xoay quanh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Công trình có nhiều khu vực trồng cây, rau xanh: trên mái, phía hướng tây, thông tầng và trước nhà. Các vườn cung cấp rau xanh đồng thời giảm bức xạ nhiệt, lọc bớt bụi và tiếng ồn, nhưng vẫn đảm bảo thoáng gió.
Gỗ tạo sự thoải mái, hoài cổ và tiết kiệm tối đa chi phí khi chủ nhà tham gia vào quá trình chế biến gỗ cho công trình.
Nhóm KTS viết: “Làng quê đã in sâu vào ký ức tuổi thơ của các thế hệ gia đình. Đội ngũ thiết kế không muốn phá vỡ cảnh quan, lối sống, phong tục tập quán quen thuộc của họ khi chuyển sang môi trường đô thị”. Vì vậy, nhóm tạo nên ngôi nhà kết hợp những yếu tố đặc trưng của kiến trúc nông thôn.
Công trình có nhiều không gian mái hiên, hiên trước, hiên sau và hiên giữa, tạo các khoảng đệm giữa môi trường bên ngoài với trong nhà. Đây cũng chính là nét kiến trúc truyền thống phù hợp với khí hậu nhiệt đới miền trung Việt Nam. Một số chức năng được sắp xếp tương tự như cách bố trí ngôi nhà ở nông thôn của gia đình, vì nhóm tin rằng thói quen sinh hoạt là yếu tố quan trọng nhất.
Video đang HOT
Khu vực phòng khách liên thông bếp.
Bếp đối lưu nhờ lỗ thông gió, chừa thêm khoảng đất cho cây xanh.
Công trình điển hình của nhà lô phố, bề ngang hẹp. Do đó, thiết kế bố trí khoảng thông tầng lớn tạo cảm giác không gian được rộng mở theo chiều thẳng đứng. Qua đó tạo không gian kết nối các thành viên trong nhà qua ô thông tầng, đồng thời lấy sáng và đối lưu gió.
Công trình sử dụng đa số gỗ tái chế, hạn chế sử dụng sơn PU hóa chất, hoàn thiện kết cấu mái, cầu thang và nội thất trong dự án này.
Phòng ngủ của gia đình. Cả vật liệu và nhân công đều có nguồn gốc địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo tính bền vững của công trình.
Phía bên trong phòng làm việc có tầm nhìn ra không gian thiên nhiên bên dưới. Nhóm KTS mong muốn “Hiên” không chỉ là một ngôi nhà mà còn là biểu tượng của tình yêu, niềm đam mê với nghề truyền thống, gắn kết tình cảm.
Phòng làm việc chủ yếu sử dụng cửa kính, giúp con người hòa mình với thiên nhiên, sao trời. Bằng cách pha trộn các yếu tố hiện đại và truyền thống hài hòa với thiên nhiên, nhóm mong muốn để lại dấu ấn tinh hoa văn hóa của quê hương trong bối cảnh đô thị ngày càng phát triển.
'Phẫu thuật' nhà cũ 36m2
Do nhà diện tích nhỏ và chủ nhân là gia đình trẻ nên dùng vật liệu mộc và tone vàng tạo cảm giác gần gũi, thân thiện.
Khó khăn lớn nhất khi cải tạo ngôi nhà này là phần thông tầng đục mái, vì thay đổi kết cấu nhà. Tổng chi phí cải tạo là 450 triệu đồng.
Đây là một ngôi nhà cũ 36m2 tại Gò Vấp trước và sau khi được Kiến trúc sư (KTS) cải tạo lại. Điều đặc biệt ở đây là KTS đã biến được các nhược điểm của căn nhà cũ thành những ưu điểm chỉ bằng cách thay đổi vị trí và sử dụng vật liệu hoàn thiện.
Chi tiết ngôi nhà sau khi được KTS "phẫu thuật":
Nhà xe : KTS đã bít lối vào bếp thay vào đó là vách tường thoáng với hệ gạch thông gió sơn xám, vừa tiết kiệm diện tích cho khu bếp bên trong được rộng hơn, thêm được công năng bar cho khu bếp. Đồng thời tạo được không gian ghế ngồi xỏ giày, thư giãn cho gia chủ về chiều. Sàn nhà xe KTS sử dụng gạch thẻ sắp xếp theo chủ ý vừa mộc mạc vừa gần gũi.
Phòng khách : Hiện trạng thì bít bùng do giữa phòng khách và bếp bị ngăn chia bởi bức tường kín làm cho nhà diện tích đã nhỏ còn nhỏ hơn. Giải pháp thông thoáng cho nhà nhỏ chính là phá bỏ bức tường ngăn đó tạo cho không gian khách và bếp thông suốt.
Cầu thang: Thang hiện trạng đã được KTS dùng decan để dán mặt dựng bậc thang làm cho thang có sự chuyển động lên xuống. Gầm cầu thang giờ được sử dụng là nơi để máy giặt,chỉ dùng 1 lớp rèn nhẹ làm cho khu vực này nhẹ nhàng thông thoáng.
W C trệt : Giải pháp cho nhà vệ sinh nhỏ hẹp chính là bộ cửa đi 2 cánh, vừa tiết kiệm không gian vừa tạo cho người sử dụng cảm giác mới lạ hơn các loại cửa đi 1 cánh thông thường. Đồng thời cũng tạo thêm 1 hồ bơi be bé cho con chơi.
Thông tầng: Cầu thang và toàn bộ nhà không có lõi thông tầng, toàn bộ không gian bị bí, đi chạm đầu. Giải pháp khắc phụ là đục sàn tạo lõi thông tầng, nâng mái tạo lõi thông gió cho toàn bộ nhà. Đây cũng chính là chi tiết tốn nhiều tiền nhất cho việc cải tạo ngôi nhà.
Thêm nhược điểm nữa của ngôi nhà là lối vào phòng ngủ chính đối diện cửa nhà vệ sinh, muốn đi vào phòng ngủ chính phải đi qua 2 lần bậc tam cấp. Nguyên nhân xuất hiện 2 lần bậc tam cấp là do trần nhà vệ sinh để bồn nước dùng cho cả nhà nên bắt buộc gia chủ cũ phải hạ nền nhà vệ sinh để đủ không gian chứa bồn nước, nhưng đây cũng là một ưu điểm để KTS cải tạo. KTS đã dời cửa chính sang vị trí khác và tận dụng sàn giật cấp này tạo thành không gian lạ cho ngôi nhà.
Phòng ngủ nhỏ : KTS đã đập bỏ mảng tường chính vào phòng ngủ nhỏ thay vào đó là hệ vách kính cường lực bản lề sàn tạo cho phòng cảm giác lớn và xuyên suốt, ô cửa sổ tạo thành ô cửa vòm kèm thêm giàn cây trồng phía ngoài tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Đây là ngôi nhà của gia chủ sau khi được KTS cải tạo xong nhìn từ ngoài vào. Có thể nói bất cứ ngôi nhà nào cũng có ưu nhược điểm, nên khi cải tạo nếu có kinh nghiệm sẽ tạo ra được những không gian đẹp và tiết kiệm chi phí.
Biệt thự cho người lớn tuổi - xu hướng của tương lai Nhà ở độc lập cho người già ở Huế có thể chưa phổ biến, nhưng vẫn thể hiện được sự lựa chọn tương lai thể hiện những quan niệm sống, tính cách sống tích cực của người lớn tuổi khác với quan niệm truyền thống. Điều này góp phần làm đa dạng trong cách ở, phong cách sống của người dân đô thị....