Biệt thự cao cấp ‘khát nước’ 10 ngày liền
Hơn 100 hộ dân ở khu biệt thự cao cấp Mỹ Đình – Sông Đà (Hà Nội) hơn chục ngày qua sống cảnh không có nước sinh hoạt, có gia đình phải “sơ tán”. Còn các công ty cung cấp dịch vụ thì giải thích mỗi người một phách.
Khu TT4 khu đô thị Mỹ Đình – Sông Đà bị mất nước gần chục ngày qua. Ảnh: Bá Đô
Chiều 23/8, trong tầng một của căn biệt thự khang trang nằm giữa khu đô thị Mỹ Đình – Sông Đà, bà Bùi Thị Hường loay hoay buộc sợi dây điện nhỏ vào quai chiếc xô thả xuống bể nước ngầm. Lắc giật sợi dây một lúc, bà kéo lên, nước trong xô ước chừng chưa đầy một lít.
Theo bà Hường, mất nước kéo dài gần 10 ngày nay. Hôm nào bà cũng phải dùng xô để múc nước ở dưới bể ngầm, mỗi lần chỉ đủ nấu xoong cơm và luộc rau. “Hai đứa nhỏ phải sang nhà người thân tắm rửa, giặt giũ nhờ. Ở nhà còn hai ông bà già nên cố chịu, tiết kiệm từng tý để rửa mặt, đi vệ sinh. Đúng là cực hình”, bà Hường than.
“Đêm nào cũng thấp thỏm thức dậy vài lần, áp tai nghe sát bể xem nước có chảy không, nhưng cả 10 ngày rồi vẫn chưa thấy gì”, bà nói và cho biết hơn 10 năm sống ở đây chưa bao giờ thấy mất nước lâu như thế này. Lần vỡ đường ống nước Sông Đà trên Đại lộ Thăng Long, nơi đây cũng chỉ bị dừng cấp nước có 2 ngày.
Gần chục ngày qua bà Hường phải múc từng xô nước ở dưới bể. Ảnh: Bá Đô
Video đang HOT
Không chỉ nhà bà Hường, cả trăm hộ dân, phần lớn là những gia đình sống ở khu biệt thự TT4 – TT3 khu đô thị Mỹ Đình – Sông Đà cũng trong tình trạng tương tự. Nhiều nhà đã phải mua nước của Công ty nước sạch với giá 700.000 đồng một xe. Có gia đình đông người phải mua đến vài xe trong 10 ngày qua.
Bác Nguyễn Khải, tổ trưởng tổ dân phố 4 bức xúc nói: “Mất nước không chỉ làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, mà còn khiến nhiều hộ gia đình bị cháy môtơ bơm nước. Cháy nổ, hoả hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến an toàn của cả khu phố”.
Bác Khải cũng cho biết thêm, tổ dân phố nhiều lần đã trao đổi với bên cung cấp nước sạch, chỉ nhận được câu trả lời “do sự cố chập điện 110kv ở Nghĩa Đô” nên không bơm nước phục vụ được. Theo bác Khải, lời giải thích trên là bất hợp lý vì sự cố nổ trạm biến áp đã được khắc phục ngay hôm sau, các khu vực bị ảnh hưởng đã được cấp điện trở lại.
Người dân trong cả trăm căn biệt thự khang trang, đắt tiền nhưng không có nước sinh hoạt suốt 10 ngày qua. Ảnh: Bá Đô
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Công ty Sudico, đơn vị cung cấp dịch vụ cho khu đô thị Mỹ Đình – Sông Đà nói rằng không phải là mất nước mà lượng nước cung cấp không được mạnh như trước. Do sự cố nổ trạm biến áp 110kv ở Nghĩa Đô, máy bơm của đơn vị cung cấp nước cho khu đô thị phải phân tán, chia sẻ cho các đơn vị khác.
Theo vị đại điện công ty này, chưa biết khi nào mới việc cấp nước mới được nối lại, vì nằm ngoài kiểm soát của đơn vị. “Chúng tôi đã gửi văn bản phối hợp, thậm chí sang gặp trực tiếp Công ty cấp nước sạch Viwaco nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được tình trạng trên”.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) khẳng định với VnExpress.net, theo số liệu trên đồng hồ tổng thì việc cấp nước cho các đơn vị vẫn diễn ra bình thường. “Việc Công ty cung cấp dịch vụ Sudico cho rằng do sự cố nổ trạm biến áp 110kv khiến phải cấp nước phân tán cho các đơn vị khác là không đúng sự thật”.
Bá Đô
Theo VNE
Bộ GTVT chuyển công an điều tra vụ chìm tàu Cần Giờ
Khẳng định Công ty Việc Séc phải chịu trách nhiệm đầu tiên trong vụ chìm tàu chở 30 người ở Cần Giờ, nhưng Tổ điều tra đặc biệt của Bộ Giao thông Vận tải không kết luận việc báo tin cứu nạn chậm trễ.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Tổ phó Tổ điều tra đặc biệt của Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã hoàn tất bước đầu việc điều tra vụ chìm tàu chở 30 người ở vùng biển Cần Giờ (TP HCM).
Theo ông Nhật, công ty cổ phần Công nghệ Việt - Séc là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm trong vụ chìm tàu vì đã "tự ý cho mượn tàu H29 BP đi chở khách dù đây là tàu của biên phòng cảng cửa khẩu Bà Rịa - Vũng Tàu".
Theo Tổ điều tra, Công ty Việt - Séc là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm vì đã tự ý cho mượn tàu. Ảnh: Duy Công.
Bên liên quan thứ hai là công ty Vũng Tàu Marina, đơn vị đã mượn tàu từ Công ty Việt - Séc để chở khách. Theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của H29 BP do đăng kiểm Quân chủng hải quân cấp ngày 16/7, tàu này "chỉ được phép chạy tuần tra trên sông, vịnh, không được phép chạy trên biển".
Tuy nhiên, Vũng Tàu Marina vẫn cho tàu chạy trên quãng đường dài hơn 60 km băng qua biển trong điều kiện sóng to, gió lớn. Đồng thời, tàu chỉ có thể chở được 12 người nhưng công ty này vẫn chở đến 30 người là "quá mạo hiểm, coi thường tính mạng của hành khách".
Tổ điều tra cũng nhận định, một số cá nhân công ty sản xuất ống thép dầu khí (PV PIPE) "đã có lỗi trong việc thuê phương tiện không đảm bản an toàn để chở nhân viên, đặc biệt khi thấy tàu chở quá tải vẫn không có biện pháp ngăn chặn".
Liên quan đến công tác cứu hộ trong vụ tai nạn làm 9 người tử vong, người đứng đầu Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, các đơn vị như Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, Cảng vụ hàng hải TP HCM, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 3... được Tổ điều tra đánh giá là đã "xử lý thông tin nhanh, phối hợp với các cơ quan tìm kiếm cứu nạn khác để điều tàu cứu nạn kịp thời và hiệu quả".
Về nghi vấn tin cứu nạn được báo quá trễ vì sự việc xảy ra lúc 19h nhưng đến 21h mới báo cho cơ quan cứu nạn, ông Nhật cho biết, theo quy định của pháp luật, nếu biết tin tai nạn mà không báo là sai, không làm đúng trách nhiệm và sẽ bị xử lý.
"Tuy nhiên, tổ điều tra không thể kết luận vấn đề này vì không đúng chức năng mà sẽ cung cấp toàn bộ dữ liệu, những uẩn khúc trong việc báo tin cứu nạn đến cơ quan công an để làm rõ", ông Nhật nói. Trong hôm nay, toàn bộ kết quả điều tra sẽ được chuyển cho Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (PC 44) phục vụ công tác điều tra và khởi tố như UBND TP HCM đã đề nghị.
Trước đó, tối 2/8, tàu khách H29 BP chở 30 công nhân, chuyên gia của Công ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi qua sông Soài Rạp (Cần Giờ, TP HCM), tàu gặp sóng lớn và bị chìm làm 9 người thiệt mạng.
Theo Hữu Công
Dừng may đồng phục 'giá một tạ thóc' Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chỉ đạo dừng may đồng phục "giá 1 tạ thóc" ở Trường tiểu học Văn Bình vì không phù hợp với kinh tế người dân, đồng thời việc đăng ký theo nhu cầu sẽ làm tăng phân hóa giàu nghèo trong trường học. Trao đổi với VnExpress.net, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho...